Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

[Thầy Đỗ Ngọc Hà] Ôn tập lý thuyết 11 - chủ đề dòng điện không đổi.

ab20d144a593dd2a8e0f64355598c7ef
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 1 2021 lúc 22:57:11 | Được cập nhật: 24 tháng 3 lúc 12:56:33 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 415 | Lượt Download: 5 | File size: 0.475161 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Vật Lý TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA 2019 ÔN TẬP LÝ THUYẾT LỚP 11 CHỦ ĐỀ: DÕNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI Thầy Đỗ Ngọc Hà TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Dòng điện không đổi – Nguồn điện + Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) dịch chuyển có hướng. Chiều qui ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương (ngược chiều dịch chuyển của electron). + Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t và khoảng thời gian đó: I = q . t + Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Cường độ của dòng điện không đổi được tính bằng công thức: I = q . t + Các lực lạ bên trong nguồn điện có tác dụng làm cho hai cực của nguồn điện được tích điện khác nhau và do đó duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó. + Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công của lực lạ khi làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện: E = A . q + Điện trở của nguồn điện được gọi là điện trở trong của nó. 2. Điện năng. Công suất điện + Điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó: A = UIt. + Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. P = UI. + Công suất tỏa nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn đó trong một đơn vị thời gian. U2 P = RI = . R 2 + Công của nguồn điện bằng điện năng tiêu thụ trong toàn mạch. Ang = E It. + Công suất của nguồn điện bằng công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch. Png = E I. 3. Định luật Ôm đối với toàn mạch + Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Vật Lý điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó: I = E RN  r . + Tích của cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch và điện trở của nó được gọi là độ giảm thế trên đoạn mạch đó. Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong: E = IRN + Ir. + Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nối hai cực của một nguồn điện chỉ bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ. Khi đoản mạch, dòng điện chạy qua mạch có cường độ lớn và có hại. + Định luật Ôm đối với toàn mạch hoàn toàn phù hợp với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. 4. Ghép các nguồn điện thành bộ + Đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện (nguồn phát), dòng điện có chiều đi ra từ cực dương và đi tới cực âm. Hiệu điện thế UAB giữa hai đầu A và B của đoạn mạch, trong đó đầu A nối với cực dương của nguồn điện: UAB = E – I(r + R). + Suất điện động của bộ nguồn mắc nối tiếp bằng tổng các suất điện động của các nguồn điện có trong bộ: E b = E 1 + E 2 + ... + E n. Điện trở trong rb của bộ nguồn nối tiếp bằng tổng các điện trở trong của các nguồn có trong bộ: rb = r1 + r2 +... + rn. + Ghép song song n nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r tạo thành bộ nguồn song song có suất điện động E b = E và điện trở trong rb = r . n