Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Giáo án cả năm môn Đạo Đức lớp 5

Gửi bởi: 2020-01-03 11:04:50 | Được cập nhật: 2021-02-20 20:11:53 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 1017 | Lượt Download: 14

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TUẦN 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 TIẾT 1:Ngày dạy:5A:22/8/2016 5B:26/8/2016 I.Mục tiêu: -Biết học sinh lớp năm là lớp lớn nhất trường,cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập -Có ý thức học tập, rèn luyện -Vui và tự hào là HS lớp 5 *Tích hợp biển đảo:Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo do lớp, trường, địa phương tổ chức. II. Chuẩn bị: Tranh minh họa tình huống SGK III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động - GV cho lớp ổn định và hát 1. Em tự hào là HS lớp 5(Tình huống) - Treo tranh tình huống và yêu cầu HS quan sát. Thảo luận theo nhóm Việc 1: Quan sát tranh Việc 2: Trả lời các câu hỏi theo gợi ý của GV Việc 3: Thư kí tổng hợp ý kiến vào phiếu học tập Việc 4: Nhóm trưởng báo cáo kết quả Nghe cô giáo kết luận B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Trò chơi “MC và học sinh lớp 5” - GV hướng dẫn cách chơi, luật của trò chơi -Làm việc theo nhóm -Chủ tịch hội đồng tự quản tổ chức cho cả lớp tham gia trò chơi -Khen ngợi các HS có câu trả lời hay,khuyến khích những em còn rụt rè -Đọc ghi nhớ 2. Tích hợp giáo dục biển đảo GV kể cho HS nghe một số câu chuyện về sự ô nhiểm nguồn nước đặc biệt là nguồn nước mặn -GD các em ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của Việt Nam, C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Cùng bố mẹ lập kế hoạch phấn đấu cho năm học này TUẦN 2: TIẾT 2:Ngày dạy:5A:27/8/2016 5B:01/9/2016 A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động - GV cho lớp ổn định và hát B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Lập kế hoạch phấn đấu cho năm học - Nhóm trưởng điều hành Việc 1: Cá nhân đọc bảng kế hoạch(Đã được chuẩn bị ở nhà) Việc 2: HS trong nhóm chất vấn nhận xét bản kế hoạch đó Việc 3: Thư kí tổng hợp ý kiến vào phiếu học tập Việc 4: Một số cá nhân trình bày trước lớp Nghe cô giáo kết luận 2. Triển lãm tranh - GV hướng dẫn cách treo tranh đã vẽ ở nhà lên hai bên tường -Làm việc theo nhóm -Đại diện nhóm giới thiệu về bức tranh mình vẽ -Khen ngợi các HS có tranh vẽ đẹp, đúng chủ đề *Là HS lớp năm, lớp đàn anh , đàn chị trong trường, các em cần phải cố gắng nhận thức, phấn đấu, để các em lớp dưới noi theo.Vì thế các em phải gương mẫu, tự giác... C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: -Nhận xét tiết học -Nhắc nhở các em thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mà các em đã đề ra TUẦN 3: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH TIẾT 1: Ngày dạy:5A:05/9/2016 5B:09/9/2016 I, MỤC TIÊU: -Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình -Khi làm việc gì sai phải biết nhận và sửa chữa -Biết ra quyết định và kiện định bảo vệ ý kiến của mình *Các KNS được giáo dục trong bài: +Kĩ năng đàm nhận trách nhiệm +Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân +Kĩ năng tư duy phê phán II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS: Vở bài tập đạo đức 5. - GV : Phiếu bài tập III, CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: CTHĐTQ điều hành lớp,hát . *Hoạt động 1: Thảo luận truyện Chuyện của bạn Đức - Việc 1:HS cả lớp lắng nghe cô kể lại câu chuyện Chuyện của bạn Đức - Việc 2: 1- 2 HS đọc lại câu chuyện - Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận trả lời các câu hỏi sau: +Bạn Đức đã gây ra chuyện gì? +Đức đã vô tình hay cố ý gây ra chuyện đó? +Sau khi gây ra chuyện Đức và Hợp đã làm gì?Việc làm của hai bạn đó đúng hay sai? +Khi gây ra chuyện đức cảm thấy thế nào? - Việc 4: CTHĐTQ huy động kết quả.Lắng nghe, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt. Tuyên dương. B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: *Hoạt động 1: Thế nào là người sống có trách nhiệm Việc 1: Từng cá nhân tìm hiểu kĩ các tình huống cô giáo đưa ra. Việc 2: Hai bạn cùng trao đổi ý kiến.Xử lý các tình huống Việc 3: NT điều hành các bạn chia sẻ cách xử lý các tình huống. Lắng nghe, nhận xét. CTHĐTQ lên điều hành các nhóm chia sẻ kết quả với nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 2: Tự liên hệ -Việc 1: GV nêu yêu cầu liên hệ -Việc 2: Từng cá nhân tự liên hệ -Việc 3: Cùng bạn trao đổi ý kiến của mình. -Việc 4: CTHĐTQ mời các bạn chia sẻ cách liên hệ của mình. - GV nhận xét, tuyên dương. C HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Sưu tầm các gương biết sống có trách nhiệmcủa bạn bè trong lớp, trong trường TUẦN 4: TIẾT 2: Ngày dạy:5A:12/9/2016 5B:16/9/2016 A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: CTHĐTQ điều hành lớp,hát . B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: *Hoạt động 1: Noi theo gương sáng - Việc 1:HS cả lớp thảo luận kể về một tấm gương của người sống có trách nhiệm mà em biết .Gọi ý: +Bạn nhỏ đã gây ra chuyện gì +Bạn đã làm gì sau đó +Thế nào là người có trách nhiệm với việc làm của mình? - Việc 2: 1- 2 nhóm kể lại câu chuyện - Việc 3: Gv kể cho HS nghe câu chuyện về một người có trách nhiệm với việc làm của mình GV kết luận. *Hoạt động 2: Em sẽ làm gì? Việc 1: Từng cá nhân tìm hiểu kĩ các tình huống cô giáo đưa ra. Việc 2: Hai bạn cùng trao đổi ý kiến.Xử lý các tình huống Việc 3: NT điều hành các bạn chia sẻ cách xử lý các tình huống. Lắng nghe, nhận xét. CTHĐTQ lên điều hành các nhóm chia sẻ kết quả với nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 3: Đóng vai xử lí tình huống -Việc 1: GV đưa ra tình huống -Việc 2: Từng nhóm xử lí đóng vai tình huống -Việc 3: Đại diện các nhóm lên đóng vai -Việc 4: CTHĐTQ nhận xét cùng lớp - GV nhận xét, tuyên dương. C HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Tuyện dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài TUẦN 5: CÓ CHÍ THÌ NÊN TIẾT 1: Ngày dạy:5A:19/9/2016 5B:23/9/2016 I, MỤC TIÊU: -Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí -Biết được người có ý chí có thể vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống -Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội *Các KNS được giáo dục trong bài: +Kĩ năng tư duy phê phán +Kĩ năng đặt mục tiêu vượt lên khó khăn trong cuộc sống và trong học tập *THBM: HS biết được hậu quả của tai nạn bom mình II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS: Vở bài tập đạo đức 5. - GV : Phiếu bài tập III, CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: CTHĐTQ điều hành lớp,hát . *Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin - Việc 1:HS cả lớp đọc thông tin tr 9SGK - Việc 2:Các nhóm thảo luận +Trần Bảo Đồng đã gặp khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập +Trần Bảo Đồng vượt qua khó khăn và vươn lên như thế nào +Em học được điều gì từ tấm gương Trần Bảo Đồng? - Việc 3: Đại diện nhóm trình bày- Các nhóm nhận xét bổ sung GV kết luận. B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: *Hoạt động 1: Thế nào là cố gắng vượt qua khó khăn? Việc 1: Từng cá nhân tìm hiểu kĩ các tình huống cô giáo đưa ra. Việc 2: Hai bạn cùng trao đổi ý kiến.Xử lý các tình huống Việc 3: NT điều hành các bạn chia sẻ cách xử lý các tình huống. Lắng nghe, nhận xét. CTHĐTQ lên điều hành các nhóm chia sẻ kết quả với nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 2: Liên hệ bản thân -Việc 1: HS từng đôi một kể những khó khăn trong cuộc sống và trong học tập mà các em gặp phải -Việc 2: Đại diện 1-2 nhóm lên nêu khó khăn mà nhóm mình có -Việc 3: Thảo luận nhóm 4 nêu cách giải quyết khó khăn -Việc 4: Đại diện nhóm trình bày-nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương. *THBM: Tài liệu bài :Hậu quả của tai nạn bom mìn: +GD các em biết được hậu quả của tai nạn bom mìn, vật liệu chưa nổ là vô cùng to lớn, vì vậy các em cần tránh xa những vật liệu nguy hiểm này C HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Tìm hiểu những tấm gương vượt khó xung quanh các em TUẦN 6: TIẾT 2: Ngày dạy:5A:26/9/2016 5B:30/9/2016 A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: CTHĐTQ điều hành lớp,hát . B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: *Hoạt động 1: Noi theo gương sáng Việc 1:HS kể một tấm gương vượt khó trong cuộc sống và học tập xung quanh hoặc HS biết qua sách,báo, ti vi Việc 2:Các nhóm thảo luận +Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì? +Thê nào là vượt khó trong học tập và trong cuộc sống? +Vượt khó trong học tập và trong cuộc sống giúp ta điều gì? - Việc 3: Đại diện nhóm trình bày- Các nhóm nhận xét bổ sung GV kể cho HS nghe một câu chuyện về tấm gương vượt khó *Hoạt động 2: Lá lành đùm lá rách Việc 1: Yêu cầu HS thảo luận đưa ra những thuận lợi và khó khăn của mình Việc 2: Các bạn trong nhóm trao đổi những việc có thể giúp bạn Việc 3: Yêu cầu đại diện nhóm lên báo cáo kết quả CTHĐTQ lên điều hành các nhóm chia sẻ kết quả với nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 3: Trò chơi đúng sai -Việc 1: HS từng đôi một kể những khó khăn trong cuộc sống và trong học tập mà các em gặp phải -Việc 2: Đại diện 1-2 nhóm lên nêu khó khăn mà nhóm mình có -Việc 3: Thảo luận nhóm 4 nêu cách giải quyết khó khăn -Việc 4: Đại diện nhóm trình bày-nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương. C HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Tìm hiểu những tấm gương vượt khó xung quanh các em TUẦN 7: NHỚ ƠN TỔ TIÊN TIẾT 1: Ngày dạy:5A:03/10/2016 5B:07/10/2016 I, MỤC TIÊU: -Biết được con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên -Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên -Biết làm những việc cụ thể để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS: Vở bài tập đạo đức 5. - GV : Phiếu bài tập III, CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: CTHĐTQ điều hành lớp,hát . *Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Thăm mộ” - Việc 1:HS cả lớp đọc truyện thăm mộ - Việc 2:Các nhóm thảo luận +Nhân dịp tết cổ truyền bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên +Theo em bố của việt muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên +Vì sao việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ +Qua câu chuyện trên em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu với tổ tiên ông bà? - Việc 3: Đại diện nhóm trình bày- Các nhóm nhận xét bổ sung GV kết luận. -Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: *Hoạt động 1: Thế nào là biết ơn tổ tiên? Việc 1: Từng cá nhân tìm hiểu kĩ các tình huống cô giáo đưa ra. Việc 2: Hai bạn cùng trao đổi ý kiến. trả lời vào phiếu học tập Việc 3: NT điều hành các bạn chia sẻ cách xử lý các tình huống. Lắng nghe, nhận xét. CTHĐTQ lên điều hành các nhóm chia sẻ kết quả với nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 3: Liên hệ bản thân -Việc 1: HS từng đôi một kể về những việc mình đã làm và những việc mình sẽ là để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên Việc đã làm Việc sẽ làm -Việc 2: Đại diện 1-2 nhóm trình bày -Việc 3: Thảo luận nhóm 4 nêu cách giải quyết khó khăn -Việc 4: Đại diện nhóm trình bày-nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương. C HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Sưu tầm các bài báo,tranh ảnh về ngày giổ tổ hùng vương và các câu ca dao tục ngữ về chủ đề nhớ ơn tổ tiên TUẦN 8 TIẾT 2: Ngày dạy:5A:10/10/2016 5B:14/10/2016 A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: CTHĐTQ điều hành lớp,hát . B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: *Hoạt động 1: Tìm hiểu ngày giổ tổ Hùng Vương - Việc :Các nhóm chọn khu vực để treo tranh ảnh và những bài báo về ngày giổ tổ Hùng Vương - Việc 2: Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên giới thiệu tranh ảnh, thông tin các em tìm hiểu được .Gợi ý: +Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào? +Đền thờ Hùng Vương ở đâu? +Các vua Hùng có công lao gì với đất nước ta? - Việc 3: Thảo luận nhóm đôi : +Sau khi xem tranh và nghe giới thiệu về các thông tin của ngày giổ tổ Hùng Vương, em có những cảm nghĩ gì? +Việc nhân dân ta tiến hành giổ tổ Hùng Vương vào ngày 10-3 hằng năm thể hiện điều gì? GV kết luận:Chúng ta phải nhớ đến ngày giổ tổ Hùng Vương vì các vua hùng đã có công dựng nước -Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ *Hoạt động 2: Thi kể chuyện? Việc 1: Thảo luận nhóm chon một câu chuyện về phong tục truyền thống của người Việt Nam để kể(Bánh chưng bánh giày) -Việc 2: Cử đại diện nhóm thi kể trước lớp - GV nhận xét, tuyên dương những nhóm học sinh kể hay * Hoạt động 3: Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ -Việc 1: HS từng đôi một kể cho nhau nghe về truyền thống tốt đẹp của gia đình mình với bạn -Việc 2: GV nêu ra một số câu hỏi : +Em có tự hào về truyền thống đó không? Vì sao? +Em cần làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó? -Việc 3: Đại diện 1-2 nhóm trình bày - GV nhận xét, tuyên dương. C HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: