Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Ngô Quyền - Hải Phòng lần 1
Nội dung tài liệu
Tải xuống
Link tài liệu:
Có thể bạn quan tâm
Thông tin tài liệu
SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT NGÔ
QUYỀN
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
Bài thi: NGỮ VĂN 11 (Ngày thi 27/12/2018)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ THI THỬ LẦN I
(Đề thi gồm 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
“… với những thằng con trai mười tám tuổi
đất nước là nhịp tim có thể khác thường
là một làn mây mỏng đến bâng khuâng
là mùi mồ hôi thật thà của lính
đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội
hay một bữa cơm rau rừng
chúng tôi không muốn chết vì hư danh
không thể chết vì tiền bạc
chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng
những liều thân vô ích
đất nước đẹp mênh mang
đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt
chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết...”
(Thử nói về hạnh phúc - Thanh Thảo, Từ một đến một trăm, NXB Tác phẩm mới, 1984)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
Câu 3 (0,5 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về 3 dòng thơ cuối:
đất nước đẹp mênh mang
đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt
chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết
Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản. Nêu rõ lí do tại sao chọn
thông điệp đó.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ
suy nghĩ về vấn đề hư danh của một bộ phận giới trẻ ngày nay.
Câu 2 (5,0 điểm)
Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay thị Nở, Chí Phèo bảo với thị: “- Hay là mình sang đây ở
với tớ một nhà cho vui”
(Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục, 2014, tr.151)
Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của câu nói trên.
Đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn
Câu
Điểm
Ý
Đọc hiểu
I
1
Thể thơ: Tự do.
3.0
0.5
Biện pháp tu từ:
2
Liệt kê “đất nước là nhịp tim... là một làn mây mỏng... là một giọng
nữ cao...”
1.0
Tác dụng: tạo âm hưởng, cảm xúc về tình yêu đất nước; thể hiện rõ
hình ảnh đất nước vô cùng gần gũi.
3
Học sinh có thể trả lời theo cách hiểu của mình, sau đây là gợi ý:
- Đất nước gắn bó mật thiết, không thể tách rời khỏi mỗi con người.
- Thể hiện tinh thần hi sinh vì đất nước của thế hệ trẻ.
0.5
Học sinh có thể trả lời theo suy nghĩ, quan điểm của mình, sau đây là
gợi ý:
- Thông điệp tâm đắc nhất: Ai cũng một lần chết nhưng đừng chết vì
hư danh, vật chất hay những ảo mộng tầm thường...
4
- Lý giải:
1.0
+ Thông điệp khẳng định một lý tưởng sống cao đẹp, có ý nghĩa.
+ Thể hiện tinh thần dũng cảm; quan điểm sống tốt đẹp của người
trẻ.
II
Làm văn
1
Viết đoạn văn (200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về hư danh đối với một b ộ
2.0
phận giới trẻ được gợi ra từ phần Đọc hiểu
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
0.25
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu
được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết
luận được vấn đề. (Nếu học sinh viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho
điểm cấu trúc).
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một hiện tượng đời sống:
vấn đề hư danh đối với một bộ phận giới trẻ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các
thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và
hành động. Cụ thể:
c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy cảm hứng từ đoạn
trích thơ trong phần Đọc hiểu) để nêu vấn đề cần nghị luận.
c.2. Các câu phát triển đoạn:
- Giải thích: Hư danh là ham muốn tầm thường của con người khi
muốn đặt cái tôi cá nhân lên trên/nổi bật trước cộng đồng bằng những
việc làm vô nghĩa lý, không đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời.
Những người chạy theo hư danh chỉ nhằm mục đích đánh bóng tên
tuổi; muốn dành được sự ngưỡng mộ mà không phải trải qua những
con đường rèn luyện, phấn đấu vì những mục đích tốt đẹp (VD: trào
1.00
lưu rich-kid; anh hùng bàn phím; ca sĩ thị trường...).
- Bàn luận
+ Nêu tác hại của việc chạy theo hư danh: Hủy hoại đạo đức, nhân
cách và nhất là tàn phá lý tưởng sống của giới trẻ; tạo ra những giá trị
ảo khiến con người chạy theo một cách điên cuồng; làm dấy lên một
làn sóng nguy hại đến cả một thế hệ.
+ Chỉ ra nguyên nhân: do sự háo thắng, bồng bột, thích chứng tỏ bản
thân; do nhận thức kém, thiếu đi lý tưởng sống cao đẹp; do tác đ ộng
của mạng xã hội; do sự thất bại của giáo dục...
c.3. Câu kết đoạn: Nêu những bài học thiết thực cho bản thân (xác
định lý tưởng, mục đích sống tốt đẹp; nhận ra đâu là giá trị thật của
cuộc sống; học hỏi 1.00 đức tính khiêm tốn...).
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn
đề nghị luận.
0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt
0.25
câu. (Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)
2
Sau khi nhận được ăn bát cháo hành từ tay thị Nở, Chí Phèo b ảo v ới
thị: “- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”
(Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục, 2014, tr.151)
5.0
Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của câu nói trên.
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề,
thân
bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0.25
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Chi tiết “Hay là mình sang 0.25
đây
ở với tớ một nhà cho vui” là một chi tiết đặc sắc thể hiện giá tr ị nhân
đạo của tác phẩm.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm
nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1. Mở bài: 0.25 đ
- Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo.
3.2. Thân bài: 3.5 đ
a. Khái quát sơ lược về tác phẩm và chi tiết cần cảm nhận: 0.25 đ
b. Nội dung: 1.5 đ
- Cuộc gặp gỡ đầy tình cờ với thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỷ
dữ Chí Phèo có sự thay đổi hẳn về tâm sinh lý.
- Bát cháo hành của thị Nở đã đánh thức ở Chí khát vọng được s ống
cuộc sống của một con người bình thường “Hắn thèm lương thiện”.
Hành động của thị Nở đã gieo vào lòng Chí niềm hy vọng khiến hắn
“thèm lương thiện”, hắn muốn “làm hòa” với mọi người biết bao: thị
sẽ mở đường và đưa Chí trở về với
“cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”.
- Câu nói “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” khẳng định
khát vọng hạnh phúc, khát vọng được yêu thương vẫn ẩn sâu trong
con quỷ dữ Chí Phèo. Và Nam Cao đã nhận ra phần người không bao
giờ mất trong hình hài con quỷ dữ ấy.
- Chí Phèo chọn cách nói lấp lửng “Hay là...” thể hiện sự âu lo, phấp
phỏng của một thân phận bị chối bỏ nhưng vẫn mong manh hy
vọng...
4.00
- Trước đây ngôn ngữ của Chí Phèo chỉ có “ tao – mày” nhưng bây giờ
là “mình - tớ”. Ngôn ngữ thay đổi là tâm tính, nhận thức đã thay đổi.
c. Nghệ thuật: 1.0 đ
- Đây là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt
chuyện, khắc họa sâu sắc sự thay đổi trong tính cách và cảnh ngộ của
nhân vật.
- Chi tiết này đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ của nhà
văn Nam Cao.
d. Đánh giá, mở rộng: 0.75 đ
- Câu nói đặc biệt trong cảnh ngộ đặc biệt có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong cuộc đời Chí Phèo. Câu nói tạo nên những khoảnh khắc
hạnh phúc hiếm hoi trong cuộc đời vốn dằng dặc những khổ đau của
Chí.
- Chi tiết này đã góp phần khẳng định giá trị nhân đạo sâu s ắc mới
4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn
đề
nghị luận.
0.25
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ
không tính điểm này).
0.25