Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Đội Cấn - Vĩnh Phúc lần 1
Nội dung tài liệu
Tải xuống
Link tài liệu:
Có thể bạn quan tâm
Thông tin tài liệu
ĐỀ KSCLTHI THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 12
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
( Đề gồm 02 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Một lần, trên đường đi làm tôi ghé vào một cửa hàng nhỏ để mua tờ báo và mấy thanh
kẹo cao su. Cô gái trẻ ở quầy thu ngân đưa cho tôi hoá đơn với số tiền phải trả là năm đô-la.
Trong khi mở ví lấy tiền, tôi nhẩm tính một tờ báo và mấy thanh kẹo không thể đến năm đô-la
được nên có ý muốn hỏi lại. Nhưng tôi chưa kịp hỏi thì cô đã nở một nụ cười thật tươi và dí
dỏm:
- Cháu tính thêm tiền công vì đã làm cho bác vui đấy!
Tôi bật cười khi biết mình bị “lừa”. Cô gái nhìn qua tờ báo tôi vừa mới mua và nói:
- Cháu thật không hiểu sao người ta chỉ đưa những tin không hay lên trang đầu. Cháu
thích đọc những tin tốt lành hơn.
Rồi cô nói tiếp:
- Cháu nghĩ chắc phải có thêm một tờ báo đăng toàn những câu chuyện viết về những
người tốt và những việc hay lẽ phải để khơi dậy niềm tin và mang điều tốt lành đến cho mọi
người. Nếu có tờ báo ấy, cháu sẽ mua hàng ngày.
Cô gái cảm ơn tôi và nói với vẻ đầy lạc quan:
- Hy vọng là ngày mai sẽ có tin tức gì đó tốt lành, bác nhỉ!
Và cô lại cười. Cả ngày hôm ấy tôi cảm thấy phấn chấn và trong lòng tràn ngập niềm vui.
Ngày hôm sau, tôi ghé lại cửa hàng sau khi vừa giải quyết xong công việc với khách
hàng. Nhưng lần này tiếp tôi ở quầy thu ngân là một cô gái khác. Lúc thanh toán tiền cho mấy
thứ vừa mua, tôi chào cô nhưng cô chẳng buồn đáp lại, không một nụ cười, cũng không một
lời nói. Gương mặt không có vẻ gì là thân thiện và vui vẻ, cô ta chỉ thối lại tôi mấy đồng tiền
thừa, rồi uể oải nói: “mời người tiếp theo!”.
Hai cô gái, cùng một độ tuổi, cùng làm một công việc như nhau, nhưng lại gây cho tôi
những ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Một người mang đến cho tôi niềm vui, sự gần gũi, còn
một người lại khiến tôi có cảm giác như thể sự xuất hiện của mình chỉ làm cho cô ấy khó chịu.
(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm,
Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 07)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật trong câu: “Hai cô gái, cùng một độ tuổi,
cùng làm một công việc như nhau, nhưng lại gây cho tôi những ấn tượng hoàn toàn khác biệt.
Một người mang đến cho tôi niềm vui, sự gần gũi, còn một người lại khiến tôi có cảm giác
như thể sự xuất hiện của mình chỉ làm cho cô ấy khó chịu”.
Câu 3. Tại sao nhân vật “tôi cảm thấy phấn chấn và trong lòng tràn ngập niềm vui”?
Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với câu trả lời: “Cháu thích đọc những tin tốt lành hơn”của cô
gái thứ nhất trong văn bản không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ văn bản phần đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của anh/chị về ý nghĩa câu nói: “Thái độ tích cực chính là bí quyết nhỏ để làm nên sự khác
biệt lớn.”(Mac Anderson)
Câu 2 (5 điểm)
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
(Trích Tây Tiến- Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, NXBGD 2010,T1, Tr88,89)
Cảm nhận vẻ đẹp đoạn thơ trên trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó, liên
hệ với đoạn thơ:
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử,SGK Ngữ văn 11, NXBGD 2010,T2, Tr39)
để nhận xét cái nhìn về thiên nhiên của mỗi nhà thơ.
---------------------------------Hết-------------------------------------Học sinh không được sử dụng tài liệu
Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KSCLTHI THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 12
( gồm 04 trang)
Phần Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự
0,5
2
- Biện pháp nghệ thuật: đối lập(niềm vui, sự gần gũi>Đoạn thơ là một bức tranh hòa hợp giữa thiên nhiên và con người Tây
Bắc. Đồng thời, ta cũng có thể cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế
của tác giả và những người lính Tây Tiến, dù chiến đấu trong hoàn cảnh
khó khăn, khắc nghiệt nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời, tâm hồn lãng mạn,
hào hoa.
- Về nghệ thuật:
+ Bút pháp lãng mạn, trữ tình
+ Nghệ thuật miêu tả hết sức độc đáo,biện pháp nhân hóa.
+ Đoạn thơ có sự kết hợp giữa chất thơ, chất họa, chất nhạc.
1,0
* Liên hệ đến đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạcủa Hàn Mạc Tử
- Nội dung:
+ Hai câu đầu là một bức tranh phong cảnh có gió mây, sông nước với
không gian hoang vắng, chia lìa trong một thời gian như ngưng trệ, cảnh
vật hờ hững, lạnh lẽo với con người. Bức tranh phong cảnh trở thành bức
tranh tâm cảnh, thiên nhiên như đã không còn là đối tượng miêu tả mà trở
thành phương tiện biểu hiện cõi lòng buồn sầu khi con người trở về với cõi
thực của bi kịch riêng mình trong hiện tại.
+ Hai câu sau: cảnh tràn ngập ánh trăng làm cảnh sắc mờ ảo, nhạt nhoà,
lạnh lẽo, như thực, như mơ... Trong thế giới của cõi mộng, trong cảm giác
mông lung của thi nhân, sông trở thành sông trăng, bến trở thành bến trăng,
thuyền thành thuyền chở trăng và cả bóng người cũng trở thành hình ai thấp
thoáng, nhoà mờ trong trăng... Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn,
khắc khoải, vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ.
- Nghê ̣̣
thuậ̣
t:
+ Trí tưởng tượng phong phú
+ Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu
hỏi tu từ…
+ Hình ảnh sáng tạo có sự hòa quyện giữa thật và ảo.
0,5
*Nhận xét cái nhìn về thiên nhiên của mỗi nhà thơ:
- Tương đồng: cả 2 đoạn thơ là đều nói về những nét đẹp của thiên nhiên.
Phong cảnh thiên nhiên được chính tâm hồn lãng mạn của các nhà thơ rất
sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm, thể hiện tình yêu thiên nhiên yêu
cuộc sống.
- Khác biệt:
+Nhưng với mỗi cảm xúc riêng, hoàn cảnh riêng của mỗi tác giả, nét
đẹp thiên nhiên khác nhau
++ Đối với Hàn Mặc Tử, cái nhìn thiên nhiên gợi cảm giác man mác
buồn; cảnh vật tuy đẹp nhưng vẫn gợi sự u sầu, đau đớn. Bởi lẽ, tâm trạng
lúc này của Hàn Mạc Tửkhi đang phải chịu đựng những cơn đau của căn
bệnh quái ác, phải đối diện với cái chết. Cho nên, nhà thơ đa sầu trước mọi
cái nhìn cảnh vật và đau đáu niềm yêu đời, khát sống.
++ Đối với nhà thơ Quang Dũng, cái nhìn thiên nhiên được thể hiện
một cách đầy thơ mộng, trữ tình với một hồn thơ đầy tinh tế, nhạy cảm; tạo
cho người đọc một cảm giác bâng khuâng, nao lòng trước cảnh đẹp của
thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Bằng chính cái tôi lãng mạn hào hoa của
mình, nhà thơ muốn thể hiện sự quyến luyến, nhớ nhung khi phải chia tay
thiên nhiên và con người Tây Bắc.
0,25
Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+ II= 10,00 ĐIỂM
MA TRẬNĐỀ KSCLTHI THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 12
Nội dung
Phần I.
Đọc hiểu
- Ngữ liệu: sử
dụng một
vănbản tự sự
để hiểu về
cách ứng xử.
-Tiêu chí lựa
chọn ngữ liệu:
+ 01 đoạn trích
+Độdài
khoảng 250
chữ
Vận
dụng
cao
Tổng số
Nhận biết
được
phương
thức biểu
đạt trong
đoạn trích.
Nhận biết
được nội
dung của
câu
văn
đoạn trích,
những vấn
đề mà tác
giả đề cập.
02
-Chỉ và và
nêu
tác
dụng của
biện pháp
nghệ thuật
trong đoạn
trích.
- Trình bày
quan điểm
của cá
nhân về
một quan
niệm trong
đời sống
được rút ra
từ bài đọc.
01
01
04
Số điểm
1,0
1,0
1,0
3,0
Tỉ lệ
10%
10%
10%
30%
Số câu
Tổng
Nhận biết
Mức độ cần đạt
Thông
Vận dụng
hiểu
Phần II.
Làm văn
Câu 1: Nghị
luận xã hội
Khoảng 200
chữ nghị luận
bànvề một vấn
đề tư tưởng,
đạo lí được gợi
ý từ phần đọc
hiểu.
Câu 2: Nghị
luận văn học
-Cảm nhận về
một đoạn thơ
có trong
chương trình
Ngữ văn 12
-Liên hệ với
trích đoạn thơ
trong tác phẩm
Ngữ văn 11 để
nhận xét về cái
nhìn thiên
nhiên của mỗi
nhà thơ.
Viết
01
đoạn văn
Viết 01
bài văn
Tổng
Tổng cộng
Số câu
01
01
02
Số điểm
2,0
5,0
7,0
Tỉ lệ
20%
50%
70%
Số câu
02
01
02
01
06
Số điểm
2,0
1,0
3,0
5,0
10,0
T ỉ lệ
20%
10%
30%
50%
100%