Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi khảo sát đội tuyển HSG Sinh 12 cụm THPT Nam Đàn - Nghệ An, năm học 2020-2021

Gửi bởi: 2020-12-03 14:48:10 | Được cập nhật: 2021-02-20 19:29:30 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 287 | Lượt Download: 4

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN

CỤM TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN

Đề chính thức



( Đề thi gồm 02 trang)

ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 12

NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: SINH HỌC

(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề)


Câu 1: ( 2,0 điểm)

a. Vào những ngày nắng nóng, tế bào lỗ khí kiểm soát tốc độ mất nước của cây như thế nào? Tại sao hiện tượng đó lại vừa có lợi, vừa có hại cho cây trồng?

b. Vì sao ở những vùng đất tơi xốp, nhiều mùn thì cây trồng lại xanh tốt?

Câu 2: (3,0 điểm):

a. Tại sao đều không có hô hấp sáng, nhưng thực vật C4 có năng suất cao còn thực vật CAM có năng suất thấp hơn?

b. Trình bày thí nghiệm để chứng minh pha tối của quang hợp tạo ra nước?

c. Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Có cơ chế nào để thực vật tồn tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời không?

Câu 3: (3,0 điểm)

a. Người ta làm một thí nghiệm như sau: Đặt 1 cây thực vật C3 và 1 cây thực vật C4 (kí hiệu A, B) vào một nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO2 và có thể điều chỉnh nồng độ O2 từ 0 đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Hàm lượng O2

Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2/giờ)

Cây A

Cây B

21%

25

40

0%

40

40

Em hãy cho biết cây A, B thuộc thực vật C3 hay thực vật C4? Giải thích.

b. Dư lượng nitrat cao trong các loại rau xanh ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ con người?

c. Nêu các điều kiện cơ bản để xảy ra quá trình cố định nitơ khí quyển (N2).

d. Có ý kiến cho rằng: Khi làm tăng độ thoáng của đất có thể dẫn đến làm giảm lượng nitơ trong đất. Hãy cho biết quan điểm của em.

Câu 4: (1,0 điểm)

a. Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì?

b. Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào?

Câu 5: ( 3,0 điểm )

a. Nhịp tim của ếch trung bình 60 lần/ phút. Trong 1 chu kỳ tim, tỉ lệ của các pha tương ứng là 1: 3: 4. Xác định thời gian tâm nhĩ và tâm thất được nghỉ ngơi.

b. Bề mặt trao đổi khí ở động vật có đặc điểm gì giúp quá trình trao đổi khí đạt hiệu quả cao?

c. Nhịp thở và độ sâu hô hấp thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau đây? Giải thích.

1. Người đang hoạt động thể lực (ví dụ lao động nặng).

2. Phụ nữ đang mang thai.

3. Người hít phải khí CO.

Câu 6: (3,0 điểm)

a. Một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBbDdXY. Trong quá trình phân bào, một hợp tử của loài này bị rối loạn phân li ở cặp nhiễm sắc thể Dd, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Hãy viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của 2 tế bào con.

b. Vì sao phân tử ADN cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào nhưng vẫn xếp gọn trong nhân?

c. Người ta tiến hành tổng hợp nhân tạo một phân tử mARN từ 4 loại nuclêôtit có tỉ lệ A: U: G: X = 1: 2: 3: 4. Theo lí thuyết, tỉ lệ bộ ba có chứa 1 nuclêôtit loại A và 2 nuclêôtit loại X là bao nhiêu?

Câu 7: (3,0 điểm)

a. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền phân tử?

b. Một loài thú có bộ nhiễm sắc thể 2n = 38. Người ta phát hiện ở loài này có loại thể lệch bội chứa 39 nhiễm sắc thể. Trình bày cơ chế hình thành dạng lệch bội trên?

c. Nêu ý nghĩa của đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng.

Câu 8: (2,0 điểm)

a. Ở loài sinh sản hữu tính, alen đột biến không được di truyền cho đời sau trong những trường hợp nào?

b. Người ta sử dụng tác nhân hóa học gây đột biến alen A thành alen a. Khi cặp alen Aa nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số nuclêôtit môi trường cung cấp cho alen a ít hơn alen A là 30 nuclêôtit. Hãy xác định:

1. Dạng đột biến xảy ra với alen A?

2. Hậu quả của dạng đột biến này đối với sản phẩm prôtêin do alen a mã hóa?

Biết đột biến trên xảy ra ở vùng mã hóa của gen không phân mảnh và đột biến không xảy ra ở bộ ba mở đầu, bộ ba kết thúc.


……………………Hết……………………..






ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT – MÔN SINH

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

(2đ)

1


* Vào những ngày nắng nóng, tế bào lỗ khí kiểm soát tốc độ mất nước của cây:

- Khi trời nóng, khô cây mất nhiều nước, tế bào thực vật sản sinh hoocmon thực vật là axit abxixic, hoocmon này truyền tín hiệu cho tế bào bảo vệ, K+ bị bơm ra khỏi các tế bào, nước bị thoát ra khỏi tế bào bảo vệ khí khổng đóng lại.

- Khi trời nóng, khô cây mất nhiều nước, cây bị héo, K+ bị bơm ra khỏi tế bào hình hạt đậu. Nước đi ra theo sự thẩm thấu, tế bào hạt đậu trở nên mềm, duỗi ra và khí khổng đóng lại.

* Hiện tượng trên có lợi ở chỗ: Hạn chế sự mất nước của cây, làm cây không bị heo, chết

* Hiện tượng có hại: Hạn chế sự xâm nhập của CO2 do vậy làm giảm hiệu quả quang hợp. Ngoài ra oxi còn bị giữ lại trong khoảng gian bào gây nên hô hấp sáng ở thực vật C3.




0,25



0,25



0,25


0,25

2

Những vùng đất tơi xốp, nhiều mùn cây trồng xanh tốt vì:

- Trong mùn có nhiều chất hữu cơ, là nguồn dự trữ các chất khoáng và có nhiều nitơ.

- Đất tơi xốp sẽ thoáng khí, có nhiều oxy, ít khí độc, độ ẩm thích hợp là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ, đặc biệt là các vi sinh vật phân giải prôtêin và chuyển hóa nitơ tạo NO3- và NH4+ để cung cấp cho cây.

- Đất tơi xốp, thoáng khí là điều kiện để cho bộ rễ phát triển, hô hấp tốt, từ đó lấy được nhiều nước và khoáng đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt


0,25


0,5




0,25

2

(3đ)

1






2









3




a. Vì:

Thực vật CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích lũy dưới dạng tinh bột làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 của chu trình CAM, do vậy làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây năng suất thấp


b. -Sử dụng nguyên tử H đánh dấu phóng xạ để làm thí nghiệm.

-Sử dụng chất khử NADPH có H được đánh dấu phóng xạ.

-Trong pha tối của quang hợp có giai đoạn khử APG thành AlPG nhờ NADPH và tạo ra H2O → Phân tử H2O này được hình thành bằng cách lấy H của NADPH; trong quang hợp chỉ có pha tối mới sử dụng NADPH. Vậy pha tối tạo ra nước.

c. - Khi rễ cây bị ngập úng, hạt ngâm trong nước hay cây trong điều kiện thiếu oxi.

- Có, lúc đó thực vật thực hiện hô hấp kị khí.

Giai đoạn đường phân xảy ra ở tế bào chất:

Glucozo ->axit piruvic+ATP+NADH.

Lên men rượu tạo axit lactic hoặc etanol

Axit piruvic ->etanol+CO2+NL

Axit piruvic ->axit lactic+NL.

. Một số thực vật:

- Hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí.

- Trong thân và rễ có hệ thống gian bào thông với nhau dẫn oxi từ thân xuống rễ.

- Rễ mọc ngược lên để hấp thụ oxi không khí như rễ thở ở sú, vẹt, mắm...

0,5






0,5


0,5




0,25


0,5







0,25

0,25


0,25

3

(3đ)




1







a. Cây A thuộc thực vật C3, cây B thuộc thực vật C4.

Giải thích:

  • Thí nghiệm liên quan đến nồng độ O2 và cường độ quang hợp nên có liên quan đến hiện tượng hô hấp sáng.

  • Cây C3 có hô hấp sáng nên khi nồng độ O2 tăng lên thì xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp. Cây C4 không có hô hấp sáng nên khi thay đổi nồng độ O2 thì không ảnh hưởng đến quang hợp.

  • Cây A ở 2 lần thí nghiệm có cường độ quang hợp khác nhau là do khi giảm nồng độ O2 xuống 0% đã làm giảm hô hấp sáng xuống thấp nhất do đó cường độ quang hợp tăng lên (từ 25 lên đến 40 mg CO2/dm2/giờ). 


0,25


0,25


0,25




0,25


2













3









4

b.

- Dư lượng nitrat tích luỹ quá giới hạn cho phép sẽ gây độc cho sức khoẻ con người.

- Nitrat sẽ chuyển hoá thành nitrit (NO2).

+ Ở trẻ em, NO2 vào máu sẽ làm hemoglobin sẽ chuyển thành methemoglobin suy giảm hoặc mất chức năng vận chuyển O2---->Các bệnh về hồng cầu, như bệnh xanh da ở trẻ con. Ở người lớn thì methemoglobin có thể chuyển ngược thành hemoglobin

+ Nitrit (NO2)là chất có khả năng gây ung thư cho người.

+ Nitrit (NO2) là tác nhân gây đột biến gen.

Vì vậy hàm lượng nitrat trong rau là một trong những tiêu chí để đánh giá rau sạch.


c. Các điều kiện cơ bản để xảy ra quá trình cố định nitơ khí quyển (N2).

- Có lực khử mạnh với thế năng khử cao (feredoxin, plavodoxin, NAD+ hoặc NADP+).

- Có năng lượng đủ (ATP) và có sự tham gia của nguyên tố vi lượng (Mg).

- Có sự tham gia của enzim nitrogenaza.

- Phải tiến hành trong điều kiện yếm khí (nồng độ O2 = 0 hoặc gần bằng 0)

d .

- Nhận định đó là sai. Khi làm tăng độ thoáng của đất sẽ hạn chế tình trạng mất nitơ trong đất vì:

+ Các vi sinh vật hiếu khí hoạt động thực hiện các phản ứng nitrat hóa, các gốc nitrat được giữ lại trong đất.

+ Đất thoáng, giầu O2 có tác dụng ức chế quá trình phản ứng nitrat hóa (phản ứng xảy ra trong điều kiện yếm khí lúc đó tạo nitơ tự do bay mất).



0,25



0,25






0,25





0,25



0,25





0,5


0,25


0,25

4

(1đ)

1













2

a.

- Chủ yếu là biến đổi prôtêin thành các chuỗi pôlipeptit ngắn dưới tác dụng của enzim pepsin với sự có mặt của HCl.............. .............

- Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ:

+ Dễ dàng trung hoà lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một, tạo môi trường cần thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì có NaHCO3 từ tụy và ruột tiết ra với nồng độ cao).............................................................................................................................................

+ Để các enzim từ tụy và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hoá lượng thức ăn đó............................

+ Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng...............................................................................

b. Khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào

- Tiêu hóa nội bào: quá trình biến đổi thức ăn diễn ra bên trong tế bào nhờ hệ thống enzim.....

- Tiêu hóa ngoại bào: quá trình biến đổi thức ăn diễn ra bên ngoài tế bào, thức ăn được các enzim phân giải bên ngoài tế bào sau đó mới hấp thụ vào tế bào...............................................



0,25


0,25










0,25



0,25

5

(3đ)

1











2








3


a.

- Thời gian của 1 chu kì tim = 60 giây: 60 lần = 1 giây

- Tỉ lệ các pha trong 1 chu kì tim là:

pha co tâm nhĩ : pha co tâm thất : pha dãn chung = 1: 3: 4

pha co tâm nhĩ là 1/8 giây

pha co tâm thất là 3/8 giây

pha dãn chung là 4/8 giây

Vậy thời gian nghỉ ngơi của tâm nhĩ là : 1 - 1/8 = 7/8 giây

thời gian nghỉ ngơi của tâm thất là : 1 - 3/8 = 5/8 giây

b. Bề mặt trao đổi khí ở động vật:

- Diện tích bề mặt lớn → Trao đổi được nhiều khí.

- Bề mặt mỏng và ẩm ướt → Giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

- Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp→Tăng hiệu quả vận chuyển và trao đổi khí.

- Có sự lưu thông khí → tạo sự chênh lệch nồng độ O2, CO2 để các khí này dễ dàng khuếch tán qua.)

c.

1. Khi hoạt động thể lực, các tế bào tiêu thụ nhiều O2, đào thải nhiều CO2 → kích thích tăng nhịp thở và độ sâu hô hấp để đáp ứng nhu cầu của tế bào cơ thể.

2. Phụ nữ đang mang thai có cường độ trao đổi chất mạnh, nồng độ O2 trong máu thấp, nồng độ CO2 cao do phải cung cấp O2 cho cả thai nhi và nhận CO2 từ thai nhi→ kích thích tăng nhịp thở và độ sâu hô hấp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

3. Người hít phải khí CO, khí này kết hợp chặt với Hb, làm giảm khả năng vận chuyển O2 của hồng cầu, dẫn đến nồng độ O2 trong máu giảm → gây tăng nhịp thở và độ sâu hô hấp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể



0,25



0,25



0,25

0,25



0,25



0,25





0,5




0,5




0,5

6

(3đ)

1









2

a) Một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBbDdXY. Trong quá trình phân bào, một hợp tử của loài này bị rối loạn phân li một cặp nhiễm sắc thể Dd, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Hãy viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của 2 tế bào con.

Trường hợp 1: AaBbDDddXY và AaBbXY

- Trường hợp 2: AaBbDDXY và AaBbddXY

Hoặc AaBbDDdXY và AaBbdXY

Hoặc AaBbDXY và AaBbDddXY

(Ở trường hợp 2, nếu HS trả lời được 1 trường hợp thì cho 0.25 điểm)

b) Vì sao phân tử ADN cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào nhưng vẫn xếp gọn trong nhân?

- Do NST được đóng xoắn ở nhiều cấp độ.

c) Người ta tổng hợp nhân tạo một phân tử mARN từ 4 loại nuclêôtit có tỉ lệ A: U: G: X = 1: 2: 3: 4. Theo lí thuyết, tỉ lệ bộ ba có chứa 1 nuclêôtit loại A và 2 nuclêôtit loại X là bao nhiêu?

Tỉ lệ bộ ba chứa 1 nucleotit loại A và 2 nuclêôtit loại X là:

= 3*1/10*(4/10)2 = 48/1000





0,5

0,5

0,25

0,25





0,5




1,0


7

(3đ)

1















2








3

a) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền phân tử?

- Trong cơ chế tự nhân đôi ADN: Enzim ADN polimeraza trượt trên mạch khuôn theo chiều 3 → 5, lắp ráp các nucleotit theo nguyên tắc: A mạch gốc liên kết bổ sung với T môi trường, G mạch gốc liên kết bổ sung X môi trường và ngược lại.

- Trong cơ chế phiên mã: Enzim ARN polimeraza trượt dọc trên mạch gốc của gen theo chiều 3 → 5, lắp ráp các nucleotit theo nguyên tắc A mạch gốc liên kết bổ sung liên kết bổ sung U môi trường, T mạch gốc liên kết bổ sung A môi trường, G mạch gốc liên kết bổ sung X môi trường và ngược lại.

- Trong cơ chế dịch mã: Các tARN mang axit amin tới riboxom, bộ ba đối mã của tARN khớp bổ sung tạm thời với bộ ba trên mARN theo nguyên tắc: A liên kết bổ sung U, G liên kết bổ sung X và ngược lại.

b) Một loài thú có bộ nhiễm sắc thể 2n = 38. Người ta phát hiện ở loài này có loại thể lệch bội chứa 39 nhiễm sắc thể. Trình bày cơ chế hình thành dạng lệch bội trên?

- Trong quá trình giảm phân ở 1 bên bố (hoặc mẹ) có một cặp NST không phân ly tạo giao tử đột biến (n + 1) = 20 NST.

- Trong thụ tinh: Giao tử đột biến (20 NST) thụ tinh với giao tử bình thường (n = 19 NST) tạo hợp tử (2n + 1 = 39), từ đó hình thành thể ba.

c) Nêu ý nghĩa của đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng.

Ý nghĩa: Đột biến chuyển đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. Do đột biến mang chuyển đoạn bị giảm khả năng sinh sản nên người ta có thể sử các dòng côn trùng mang chuyển đoạn( giảm khả năng sinh sản) cho cạnh tranh với dòng bình thường

-> làm giảm số lượng cá thể -> phòng trừ được sâu hại




0,5



0,5





0,5







0,5



0,5





0,5


8

(3đ)

1







2



a) Ở loài sinh sản hữu tính, alen đột biến không được di truyền cho đời sau trong những trường hợp nào?

- Đột biến ở tế bào sinh dưỡng

- Đột biến giao tử nhưng giao tử không tham gia quá trình thụ tinh.

- Đột biến giao tử nhưng giao tử không có khả năng thụ tinh hoặc sức sống kém.

- Đột biến gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.

b* Dạng đột biến:

- Gọi số nuclêôtit của gen A là NA, của gen a là Na.

- Số nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen A nhân đôi 4 lần là: (24 - 1). NA = 15NA

- Số nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen a nhân đôi 4 lần là: (24 - 1). Na = 15Na

- Theo bài ra ta có: 15NA - 15Na = 30 → NA - Na = 2

Gen a ít hơn gen A là 1 cặp nuclêôtit. Đây là dạng đột biến mất 1 cặp nucleotit.

(HS làm cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa)

* Hậu quả

- Khi mất 1 cặp nuclêôtit trong gen sẽ dẫn đến mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến dẫn đến làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit và làm thay đổi chức năng của prôtêin.

- Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit có thể làm xuất hiện sớm mã kết thúc thì làm cho chuỗi polipeptit do alen tổng hợp ngắn lại.



0,25


0,25


0,25


0,5










0,5




0,25