Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2018-2019 (Chuyên Nguyễn Tất Thành - Yên Bái, đề đề xuất)

Gửi bởi: 2020-10-25 18:59:35 | Được cập nhật: 2021-02-20 15:14:00 Kiểu file: 4 | Lượt xem: 691 | Lượt Download: 4

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

TRƯỜNG THPT
CHUYÊN NGUYỄN
TẤT THÀNH
– YÊN BÁI

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU
VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ X, NĂM HỌC 2018 – 2019
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 11
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 điểm). Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
a. Một potometer lý thú thường được sử dụng để đo tốc độ thoát hơi nước từ lá hay
cành. Thiết bị này được dùng để so sánh tốc độ mất nước từ 4 lá trên cùng 1 cây (cùng
độ tuổi) có diện tích tương tự nhau (A, B, C, D) lá cây này được xử lý bằng cách:
Lá A: phủ mặt trên lá bằng 1 lớp vaselin dày, đặc.
Lá B: phủ mặt dưới lá bằng 1 lớp vaselin dày, đặc.
Lá C: phủ vaselin dày, đặc cả 2 mặt lá.
Lá D: không phủ vaselin lên mặt nào cả.
Kết quả thu được như sau:
Thời gian/phút
Thoát hơi
Thoát hơi
Thoát hơi
Thoát hơi
nước
nước
nước
nước
lá A (ml)
Lá B (ml)
Lá C (ml)
Lá D (ml)
1
10
2
0
13
2
29
5
1
36
3
51
8
1
60
4
68
10
2
79
5
84
12
2
95
6
95
14
2
108
Hãy tính tốc độ thoát hơi nước ở mỗi lá? Giải thích tại sao khác nhau.
b. Vì sao quá trình khử nitrate (NO3-) ở thực vật có thể làm giảm năng suất sinh học?
Quá trình này có gây hại cho cây trồng không? Giải thích?
Câu 2. (2 điểm) Quang hợp ở thực vật
a. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, với các hợp chất ATP; NADPH; O 2 hay AlPG
tạo ra trong quá trình quang hợp, thì chất nào được đánh dấu phóng xạ đầu tiên ở các
trường hợp sau đây:
- Các phân tử nước tham gia quang hợp được đánh dấu phóng xạ bằng 18O.
- Các phân tử nước tham gia quang hợp được đánh dấu phóng xạ bằng 3H.
- Các phân tử CO2 tham gia quang hợp được đánh dấu phóng xạ bằng 14C.
b. Giải thích vì sao thực vật C4 có điểm bão hòa nhiệt độ, điểm bão hòa ánh sáng và
hiệu suất quang hợp cao hơn so với thực vật C3?
Câu 3. (1 điểm) Hô hấp ở thực vật
Thực vật có cơ chế nào để tồn tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời? Vì sao một số thực
vật sống ở vùng đầm lầy có khả năng sống trong điều kiện thường xuyên thiếu oxi?

Câu 4. (2 điểm) Sinh trưởng , phát triển và sinh sản ở thực vật
Một nhà khoa học đã sử dụng hai chất điều hòa sinh trưởng (ĐHST) A và B để xử lý
cho hạt cây rau cải ở giai đoạn trước và sau khi nảy mầm. Ông đã bố trí 3 lô thí nghiệm,
mỗi lô 50 hạt đồng đều nhau về chất lượng. Mỗi chất ĐHST A và B đểu được sử dụng
riêng rẽ ở nồng độ thích hợp.
- Lô I: không được xử lý (lô đối chứng).
- Lô II: được xử lý với chất A.
- Lô III: được xử lý với chất B.
Kết quả về tỉ lệ nảy mầm (sau 24h xử lý hạt) và đặc điểm thân mầm (4 ngày tuổi) được
trình bày ở bảng dưới đây.
Lô thí
Chất ĐHST Tỉ lệ hạt nảy
Đặc điểm sinh trưởng của thân mầm
nghiệm
mầm (%)
Lô I
Không có
51,3
Mảnh, thẳng và kích thước trung bình
Lô II
A
96,0
Mảnh, thẳng và dài
Lô III
B
59,8
Mập, cong và ngắn
a. Mỗi chất điều hòa sinh trưởng A và B thuộc nhóm nào? Giải thích.
b. Bằng phương pháp tế bào học, nhà khoa học đã phát hiện hai chất ĐHST này đều có
tác dụng đến thành phần cấu trúc Y trong tế bào chất dẫn đến thay đổi cấu trúc thành
của tế bào đang tăng trưởng ở cây lô II và lô III như hình dưới. Y là gì? Nêu tác dụng
của chất A hoặc B lên Y trong mỗi lô này.

Câu 5. (2 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật
a. Một người bị bệnh viêm loét dạ dày được bác sĩ chỉ định dùng thuốc omeprazol. Cho
biết thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của bơm proton H +. Hãy cho biết nguyên
nhân gây viêm loét dạ dày, tác dụng của thuốc omeprazol và liệu thuốc này có khả năng
chữa khỏi bệnh viêm loét dạ dày hay không?
b. Đường cong phân li oxi của hemoglobin ở các động vật là khác nhau, giải thích ảnh
hưởng của những yếu tố sau đến sự dịch chuyển của đường cong phân li HbO2:
- Kích thước cơ thể.
- Mức độ hoạt động.

- Khả năng điều hòa thân nhiệt.
- Đặc điểm của môi trường sống.
Câu 6. (2 điểm) Tuần hoàn
Một thanh niên khỏe mạnh bình thường có 1 chu kì tim lúc nghỉ ngơi là 0,8 giây. Hình A mô
tả một số bước trong chu kì tim bình thường (chiều mũi tên mô tả chiều dòng máu lưu
thông). Hình B mô tả những thay đổi về thể tích máu và áp lực trong ngăn (buồng) tim của
thanh niên này ở trạng thái nghỉ ngơi

a. Hình B mô tả sự thay đổi thể tích máu và áp lực ở ngăn nào trong 4 ngăn của tim? Giải
thích.
b. Ở trạng thái nghỉ ngơi, cung (lưu) lượng tim của thanh niên này là bao nhiêu? Nêu cách
tính.
c. Mỗi bước trong chu kì tim được mô tả ở (i), (ii), (iii) ở hình A là tương ứng với giai đoạn
nào trong các giai đoạn RS, SP, PQ, QR ở hình B? giải thích.
d. Nếu bị bệnh hở van nhĩ thất thì đồ thị thể hiện áp lực và thể tích máu trong ngăn tim sẽ
tương ứng với hình nào dưới đây? Giải thích

Câu 7. (2 điểm) Bài tiết và cân bằng nội môi
Một bệnh nhân được bác sĩ điều trị cho uống thuốc aspirin (thuốc có tính axit) với liều
lượng cao trong thời gian 3 ngày, mỗi ngày uống 2 lần. Trong thời gian bệnh nhân điều
trị bằng thuốc aspirin, có sự thay đổi về một số chỉ số sinh lí máu, nước tiểu, hoạt động
của một số cơ quan. Hãy cho biết:
−¿ ¿
−¿ ¿
a) pH máu, nồng độ HCO3 và CO2 trong máu, lượng HCO3 bài tiết theo nước tiểu thay
đổi như thế nào ? Giải thích.
b) Hoạt động của tim thay đổi như thế nào ? Giải thích.
Câu 8. (2 điểm) cảm ứng ở động vật
a. Một bệnh nhân bị khối u trong thận. Khối u này tiết nhiều rênin vào máu thì độ lớn
(biên độ) điện thế nghỉ của nơron sẽ thế nào? Giải thích.
b. Một em bé bị dị tật tim do xuất hiện lỗ thông giữa hai tâm nhĩ dẫn đến tăng áp
lực trong tâm nhĩ. Điện thế hoạt động của nơron sẽ thế nào? Giải thích.
Câu 9. (2 điểm) Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật
Chu kì kinh nguyệt có sự tham gia của một số hormone. Một trong các hormone đó có
những biến động về nồng độ được thể hiện như sau:

a. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ của loại hormone sinh dục nào (FSH, LH,
progesterol, estrogen) ? Giải thích tại sao có sự thay đổi nồng độ hormone ở 2 đỉnh của
đồ thị.
b. Đỉnh thứ nhất nồng độ hormone trên có gây rụng trứng không? Vì sao?
Câu 10. (2 điểm) Nội tiết
Ba bệnh nhân I, II, III có triệu chứng của thyroxin thấp. Khiếm khuyết được tìm thấy ở
vùng dưới đồi ở bệnh nhân I, ở thùy trước tuyến yên bệnh nhân II, và ở tuyến giáp bệnh
nhân III. Sau khi hormone giải phóng hướng tuyến giáp TRH được điều trị cho các
bệnh nhân, nồng độ hormone kích thích tuyến giáp TSH trước và sau 30 phút của thời
điểm điều trị được đo đạc ở mỗi bệnh nhân.
Trước khi tiêm TRH
Sau khi tiêm TRH
Người khỏe mạnh
Thấp hơn 10
Từ 10 đến 40
A
Thấp hơn 10
Từ 10 đến 40
B
Từ 10 đến 40
Cao hơn 40
C
Thấp hơn 10
Thấp hơn 10
Hãy cho biết bệnh nhân I, II, II là phù hợp với trường hợp nào trong A, B, C ở trên?
Giải
thích?
b) Tiêm hormone H1 và H2 cho chuột thí nghiệm 3 tuần liên tục và xác đinh sự
thay đổi khối lượng của một số tuyến nội tiết. Kết quả được thể hiện ở bảng dưới:

Khối lượng (mg)
Đối chứng
H1
H2
Tuyến yên
13,1
8,1
7,9
Tuyến giáp
250
120
249
Tuyến trên thận
40
38
20
Xác định H1, H2 là hormone gì? Giải thích
Câu 11. (1 điểm) Phương án thực hành
Khi tiến hành giải phẫu lá của hai loài thực vật, người ta thu được hình ảnh dưới đây.

- Cho biết cấu trúc được đánh dấu bằng số 1 có tên là gì?
- Trong hai hình: A (phía trên) và B (phía dưới), hình nào thể hiện cấu trúc lá cây C3,
hình nào thể hiện cấu trúc lá cây C4, giải thích?
- Hết -

ĐÁP ÁN
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

TRƯỜNG THPT
CHUYÊN NGUYỄN
TẤT THÀNH
– YÊN BÁI

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU
VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ X, NĂM HỌC 2018 – 2019
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 11
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 điểm). Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
a. Một potometer lý thú thường được sử dụng để đo tốc độ thoát hơi nước từ lá hay
cành. Thiết bị này được dùng để so sánh tốc độ mất nước từ 4 lá trên cùng 1 cây (cùng
độ tuổi) có diện tích tương tự nhau (A, B, C, D) lá cây này được xử lý bằng cách:
Lá A: phủ mặt trên lá bằng 1 lớp vaselin dày, đặc.
Lá B: phủ mặt dưới lá bằng 1 lớp vaselin dày, đặc.
Lá C: phủ vaselin dày, đặc cả 2 mặt lá.
Lá D: không phủ vaselin lên mặt nào cả.
Kết quả thu được như sau:
Thời gian/phút
Thoát hơi
Thoát hơi
Thoát hơi
Thoát hơi
nước
nước
nước
nước
lá A (ml)
Lá B (ml)
Lá C (ml)
Lá D (ml)
1
10
2
0
13
2
29
5
1
36
3
51
8
1
60
4
68
10
2
79
5
84
12
2
95
6
95
14
2
108
Hãy tính tốc độ thoát hơi nước ở mỗi lá? Giải thích tại sao khác nhau.
b. Vì sao quá trình khử nitrate (NO3-) ở thực vật có thể làm giảm năng suất sinh học?
Quá trình này có gây hại cho cây trồng không? Giải thích?
Ý
Nội dung
Điểm
a Tốc độ thoát hơi nước:
Lá A: 95 : 6 = 15,8333
Lá B: 14 : 6 = 2,3333
Lá C: 2 : 6 = 0,3333
Lá D: 108 : 6 = 18 (ml)
0,5
Giải thích:
Lá A: Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá có nhiều KK nên thoát
ra nhiều.
Lá B: Thoát hơi nước qua mặt trên của lá có ít KK nên thoát ra ít.
Lá C: Thoát hơi nước qua hầu như không xảy ra.
Lá D: Thoát hơi nước qua cả 2 mặt của lá nên thoát nhiều nhất.
0,5
+
b - Quá trình khử NO3 thành NH3 phải sử dụng H từ NADPH hoặc
0,5

NADH của quang hợp hoặc hô hấp. Trong đó NADPH cũng được
sử dụng để khử CO2 trong pha tối quang hợp để tạo chất hữu cơ,
hình thành nên năng suất, việc sử dụng nguồn lực khử này sẽ ảnh
hưởng đến quá trình cố định CO2.
- Sự khử NO3- cũng có thể gây hại cho cây trồng, trong trường
0,5
hợp dư thừa làm tích tụ nhiều NH 3, đây là chất gây độc cho tế
bào.
Câu 2. (2 điểm) Quang hợp ở thực vật
a. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, với các hợp chất ATP; NADPH; O 2 hay AlPG
tạo ra trong quá trình quang hợp, thì chất nào được đánh dấu phóng xạ đầu tiên ở các
trường hợp sau đây:
- Các phân tử nước tham gia quang hợp được đánh dấu phóng xạ bằng 18O.
- Các phân tử nước tham gia quang hợp được đánh dấu phóng xạ bằng 3H.
- Các phân tử CO2 tham gia quang hợp được đánh dấu phóng xạ bằng 14C.
b. Giải thích vì sao thực vật C4 có điểm bão hòa nhiệt độ, điểm bão hòa ánh sáng và
hiệu suất quang hợp cao hơn so với thực vật C3?
Ý
Nội dung
Điểm
18
a - Nếu phân tử nước được tham gia đánh dấu phóng xạ bằng O,
0.25
thì phân tử O2 sẽ được đánh dấu phóng xạ đầu tiên ngay sau quá
trình quang phân ly nước.
- Nếu các phân tử nước tham gia quang hợp được đánh dấu phóng
0. 5
3
xạ bằng H thì NADPH sẽ được đánh dấu phóng xạ.
- Nếu phân tử CO2 tham gia quang hợp được đánh dấu phóng xạ
0.25
14
bằng C thì chất được đánh dấu phóng xạ là AlPG.
b - Thực vật C4 có điểm bão hòa nhiệt độ cao hơn thực vật C 3 vì chu
0.25
trình Canvin của cây C4 diễn ra ở tế bào bao bó mạch nằm trong
phần thịt lá nên ít chịu tác động bởi nhiệt độ. Do vậy khi nhiệt độ
môi trường tăng ít ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim trong chu
trình, còn thực vật C3 chu trình Canvin diễn ra ở tế bào thịt lá (mô
giậu, mô xốp) nên chịu tác động bởi ánh sáng và nhiệt độ nhiều
hơn so với thực vật C4.
- Thực vật C4 có điểm bão hòa ánh sáng cao hơn thực vật C 3 vì
0.5
thực vật C4 có cơ chế dự trữ CO2 ở dạng axit malic nên khi cường
độ ánh sáng mạnh làm đóng khí khổng thì tế bào bao bó mạch vẫn
có CO2 cung cấp cho quang hợp. Thực vật C 3 do không có dự trữ
CO2 nên khi ánh sáng mạnh làm đóng khí khổng, xảy ra hô hấp
sáng làm giảm năng suất quang hợp.
- Thực vật C4 có hiệu suất quang hợp cao hơn thực vật C3 vì
0.25
không có hô hấp sáng, ái lực của enzim PEP-cacboxilaza với CO2
rất cao, điểm bù CO2 thấp, điểm bão hòa nhiệt độ cao, tiết kiệm
nước.

Câu 3. (1 điểm) Hô hấp ở thực vật
Thực vật có cơ chế nào để tồn tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời? Vì sao một số thực
vật sống ở vùng đầm lầy có khả năng sống trong điều kiện thường xuyên thiếu oxi?
Ý
Nội dung
Điểm
- Trong điều kiện thiếu oxi tạm thời thực vật sẽ thực hiện hô hấp
0.25
yếm khí
Cơ chế:
+ Giai đoạn đường phân: Xảy ra trong tế bào chất
Glucozo  axit piruvic + 2ATP + NADH
+ Lên men: Tạo rượu êtylic hoặc axit lactic
0.25
Axit piruvic  Rượu êtylic + CO2
Axit piruvic  Axit lactic
- Một số thực vật vùng đầm lầy có khả năng sống trong điều kiện
thường xuyên thiếu oxy
+ Có hệ rễ ít mẫn cảm với các điều kiện yếm khí không bị độc
do các chất sản sinh ra trong điều kiện yếm khí
+ Trong thân, rễ có hệ thống gian bào lớn thông với nhau thành
hệ thống dẫn oxy từ mặt đất xuống cung cấp cho rẽ hô hấp
+ Có rễ khí sinh
0.5
Câu 4. (2 điểm) Sinh trưởng , phát triển và sinh sản ở thực vật
Một nhà khoa học đã sử dụng hai chất điều hòa sinh trưởng (ĐHST) A và B để xử lý
cho hạt cây rau cải ở giai đoạn trước và sau khi nảy mầm. Ông đã bố trí 3 lô thí nghiệm,
mỗi lô 50 hạt đồng đều nhau về chất lượng. Mỗi chất ĐHST A và B đểu được sử dụng
riêng rẽ ở nồng độ thích hợp.
- Lô I: không được xử lý (lô đối chứng).
- Lô II: được xử lý với chất A.
- Lô III: được xử lý với chất B.
Kết quả về tỉ lệ nảy mầm (sau 24h xử lý hạt) và đặc điểm thân mầm (4 ngày tuổi) được
trình bày ở bảng dưới đây.
Lô thí
Chất ĐHST Tỉ lệ hạt nảy
Đặc điểm sinh trưởng của thân mầm
nghiệm
mầm (%)
Lô I
Không có
51,3
Mảnh, thẳng và kích thước trung bình
Lô II
A
96,0
Mảnh, thẳng và dài
Lô III
B
59,8
Mập, cong và ngắn
a. Mỗi chất điều hòa sinh trưởng A và B thuộc nhóm nào? Giải thích.
b. Bằng phương pháp tế bào học, nhà khoa học đã phát hiện hai chất ĐHST này đều có
tác dụng đến thành phần cấu trúc Y trong tế bào chất dẫn đến thay đổi cấu trúc thành
của tế bào đang tăng trưởng ở cây lô II và lô III như hình dưới. Y là gì? Nêu tác dụng
của chất A hoặc B lên Y trong mỗi lô này.

Ý
a

b

Nội dung
Do các hạt của lô II có tỉ lệ nảy mầm cao so với đối chứng, thân
mầm dài và thẳng chứng tỏ các hạt trong lô này chịu tác động của
chất ĐHST vừa có tác dụng kích thích nảy mầm, vừa có tác dụng
kéo dài chồi -> A là chất thuộc nhóm GA.
- Các thân mầm ở lô III có kích thước ngắn, mập lại uốn cong là
biểu hiện của cây mầm trong điều kiện có etilen -> B là etilen.
Ở 2 lô II và III, các bó vi vợi xenlulo đều sắp xếp theo 1 hướng
nhất định chứ không ngẫu nhiên như lô đối chứng. Sự sắp xếp
định hướng của xenlulo trong thành tế bào được quy định bởi sự
sắp xếp của các vi ống nằm trong tế bào chất, chứng tỏ vi ống là
thành phần cấu trúc chịu tác động của 2 chất ĐHST này.
- Lô II: hình ảnh tế bào cho thấy các bó vi sợi xenlulo trong thành
TB xếp thành từng bó nằm ngang so với trục của thân -> trong
quá trình giãn của tế bào, các vi ống trong tế bào chất cũng đã xếp
theo chiều nằm ngang. Từ đó, có thể kết luận rằng chất A đã tác
động đến sự sắp xếp các vi ống theo trật tự nằm ngang làm cho
TB giãn theo chiều dọc của thân mầm (vuông góc với vi ống).
- Lô III: hình ảnh cho thấy các bó vi sợi xenlulo trong thành TB
xếp thành từng bó song song so với trục của thân -> trong quá
trình giãn của tế bào, các vi ống trong tế bào chất cũng đã xếp
theo chiều song song so với trục của thân mầm. Từ đó, có thể kết
luận rằng chất B đã tác động đến sự sắp xếp các vi ống theo chiều
dọc làm cho TB giãn theo chiều ngang của thân mầm (vuông góc
với vi ống).

Câu 5. (2 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật

Điểm
0.5

0.5
0.5

0.25

0.25

a. Một người bị bệnh viêm loét dạ dày được bác sĩ chỉ định dùng thuốc omeprazol. Cho
biết thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của bơm proton H +. Hãy cho biết nguyên
nhân gây viêm loét dạ dày, tác dụng của thuốc omeprazol và liệu thuốc này có khả năng
chữa khỏi bệnh viêm loét dạ dày hay không?
b. Đường cong phân li oxi của hemoglobin ở các động vật là khác nhau, giải thích ảnh
hưởng của những yếu tố sau đến sự dịch chuyển của đường cong phân li HbO2:
- Kích thước cơ thể
- Mức độ hoạt động
- Khả năng điều hòa thân nhiệt
- Đặc điểm của môi trường sống
Ý
Nội dung
Điểm
- Nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày: Khi sự bài tiết
0.25
acid HCl tăng lên hoặc trong trường hợp sức đề kháng của niêm
mạc dạ dày giảm (ví dụ: do sự có mặt của VK helicobacter
pylory) thì acid HCl sẽ phối hợp với pepsin phá hủy niêm mạc dạ
dày gây ra loét dạ dày.
- Tác dụng của thuốc omeprazol
Acid HCl được bài tiết bởi tế bào viền theo cơ chế sau: Tế bào
0.25
viền bài tiết acid HCl dưới dạng H+ và Cl-. H+ được vận chuyển
tích cực từ trong tế bào viền đi vào dịch vị nhờ hoạt động của các
bơn proton trên màng tế bào
+ Thuốc omeprazole một loại thuốc ức hoạt động của các bơm
0.25
proton trên màng tế bào để làm giảm sự bài tiết acid HCl của tế
bào viền có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa tình trạng viêm loét
tăng cường.
- Thuốc này không có tác dụng chữa khỏi bệnh, chỉ có tác dụng
0.25
ức chế tạm thời, sau đó hoạt động của các bơm proton lại được
phục hồi để đảm nhận các chúc năng tiêu hóa.
a. Những yếu tố ảnh hưởng đến đường cong phân ly oxi của
hemoglobin:
- Kích thước cơ thể: Động vật càng bé thì tỉ lệ S/V càng lớn →
0.25
Tốc độ chuyển hóa cao → Mức độ phân li của hemoglobin với
oxi cao → đường cong phân li dịch chuyển sang phải.
- Mức độ hoạt động: Động vật hoạt động càng mạnh → Tốc độ
0.25

chuyển hóa càng cao
Mức độ phân li của hemoglobin với oxi

cao
đường cong phân li dịch chuyển sang phải.
- Khả năng điều hòa thân nhiệt: Động vật hằng nhiệt mất nhiều
0.25

năng lượng hơn động vật biến nhiệt để điều hòa thân nhiệt
Tốc độ chuyển hóa cao → Mức độ phân li của hemoglobin với
oxi cao → đường cong phân li dịch chuyển sang phải.
- Đặc điểm của môi trường sống (dưới nước hay trên cạn, độ cao
0.25

khác nhau…): Động vật sống ở nơi có phân áp oxi thấp
Mức

độ phân li của hemoglobin với oxi thấp → đường cong phân li
dịch chuyển sang trái.
Câu 6. (2 điểm) Tuần hoàn
Một thanh niên khỏe mạnh bình thường có 1 chu kì tim lúc nghỉ ngơi là 0,8 giây. Hình A mô
tả một số bước trong chu kì tim bình thường (chiều mũi tên mô tả chiều dòng máu lưu
thông). Hình B mô tả những thay đổi về thể tích máu và áp lực trong ngăn (buồng) tim của
thanh niên này ở trạng thái nghỉ ngơi

a. Hình B mô tả sự thay đổi thể tích máu và áp lực ở ngăn nào trong 4 ngăn của tim? Giải
thích.
b. Ở trạng thái nghỉ ngơi, cung (lưu) lượng tim của thanh niên này là bao nhiêu? Nêu cách
tính.
c. Mỗi bước trong chu kì tim được mô tả ở (i), (ii), (iii) ở hình A là tương ứng với giai đoạn
nào trong các giai đoạn RS, SP, PQ, QR ở hình B? giải thích.
d. Nếu bị bệnh hở van nhĩ thất thì đồ thị thể hiện áp lực và thể tích máu trong ngăn tim sẽ
tương ứng với hình nào dưới đây? Giải thích

Ý

Nội dung

Điểm

a. Hình B mô tả sự thay đổi thể tích máu và áp lực của tâm thất trái.
Vì sự thay đổi áp lực tối thiểu từ dưới 20 mmHg và áp lực tối đa
khoảng 120 mmHg là đặc trưng của tâm thất trái.
b. Lưu lượng tim = V tâm thu x nhịp tim = (110 – 40) x (60/0,8) =
5250 (ml/ phút)
c. (i) tương ứng với PQ: là giai đoạn tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ
xuống tâm thất, làm V máu tâm thất tăng. Áp lực tâm thất tăng không
đáng kể.
(ii) tương ứng với RS: là giai đoạn tâm thất co tống máu. Tâm thất co
tăng áp lực làm mở van tổ chim và tống máu vào động mạch, V máu
tâm thất giảm.
(iii) tương ứng với PQ: là giai đoạn giãn chung, trong đó cả tâm nhĩ
và tâm thất đều giãn máu từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ và xuống tâm
thất, làm V máu tâm thất tăng lên. Áp lực tâm thất ở giá trị thấp.
d. tương ứng hình 4, vì V máu trong tâm thất nhỏ hơn 40, do 1 phần
máu bị tống ngược trở lại tâm nhĩ.

0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5

Câu 7. (2 điểm) Bài tiết và cân bằng nội môi
Một bệnh nhân được bác sĩ điều trị cho uống thuốc aspirin (thuốc có tính axit) với liều
lượng cao trong thời gian 3 ngày, mỗi ngày uống 2 lần. Trong thời gian bệnh nhân điều
trị bằng thuốc aspirin, có sự thay đổi về một số chỉ số sinh lí máu, nước tiểu, hoạt động
của một số cơ quan. Hãy cho biết:
−¿ ¿
−¿ ¿
a) Ph máu, nồng độ HCO3 và CO2 trong máu, lượng HCO3 bài tiết theo nước tiểu thay
đổi như thế nào ? Giải thích.
b) Hoạt động của tim thay đổi như thế nào ? Giải thích.
Ý
Nội dung
Điểm
−¿ ¿
−¿ ¿
HCO
HCO
a Ph máu, nồng độ
và CO2 trong máu, lượng
bài tiết
3
3
theo nước tiểu thay đổi như sau:
- Thuốc aspirin có tính axit làm Ph máu giảm.
0.25
−¿ ¿
- Khi Ph máu giảm, HCO3 thuộc hệ đệm của máu sẽ kết hợp với
0.25
+
H tạo thành H2CO3, sau đó tạo thành CO2 và H2O. Điều này dẫn
−¿ ¿
đến nồng độ HCO3 trong máu giảm.
- Khi Ph máu giảm, thụ thể hóa học gửi thông tin về trung khu hô
0.25
hấp làm tăng cường hoạt động hô hấp, dẫn đến nồng độ CO2 trong
máu giảm.
−¿ ¿
- Ph máu giảm gây tăng tái hấp thu HCO3 qua ống thận, dẫn
0.25
−¿ ¿
đếngiảm lượng HCO3 thải theo nước tiểu.
b Hoạt động của tim thay đổi như sau:
- Ph máu giảm làm giảm ái lực của Hb với ôxi, lượng Hb bão hòa
0.5
ôxi giảm, nồng độ ôxi trong máu giảm.
- Khi nồng độ ôxi trong máu giảm, trung khu điều hòa tim mạch
0.5
(dựa trên thông tin báo về từ thụ thể hóa học ở xoang động mạch

cảnh và cung động mạch chủ) tăng cường xung thần kinh đến tim,
đồng thời làm tuyến trên thận tăng tiết adrenelin → tim đập nhanh
và mạnh lên.
Câu 8. (2 điểm) cảm ứng ở động vật
a. Một bệnh nhân bị khối u trong thận. Khối u này tiết nhiều rênin vào máu thì độ lớn
(biên độ) điện thế nghỉ của nơron sẽ thế nào? Giải thích.
b. Một em bé bị dị tật tim do xuất hiện lỗ thông giữa hai tâm nhĩ dẫn đến tăng áp
lực trong tâm nhĩ. Điện thế hoạt động của nơron sẽ thế nào? Giải thích.
Ý
Nội dung
Điểm
a - Điện thế nghỉ của nơron tăng.
0.5
- Giải thích: Renin tăng
tăng angiôtensin II
tăng aldosteron
0.25
+
+
thận tăng hấp thu Na vào máu đồng thời tăng tiết K vào nước
tiểu làm K+ trong máu giảm
- K+ ngoại bào giảm
K+ từ trong đi ra ngoài nhiều hơn
tăng
0.25
chênh lệch điện thế trong và ngoài màng.
b - Điện thế hoạt động của nơron giảm.
0.5
- Giải thích: Tăng áp lực trong tâm nhĩ
TB thành tâm nhĩ tăng
0.5
tiết ANF (ANP). ANF gây giảm tiết aldosteron
thận giảm hấp
+
+
thu Na vào máu và giảm thải K vào nước tiểu
giảm Na+ và
tăng K+ dịch ngoại bào.
Câu 9. (2 điểm) Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật
Chu kì kinh nguyệt có sự tham gia của một số hormone. Một trong các hormone đó có
những biến động về nồng độ được thể hiện như sau:

a. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ của loại hormone sinh dục nào (FSH, LH,
progesterol, estrogen) ? Giải thích tại sao có sự thay đổi nồng độ hormone ở 2 đỉnh của
đồ thị.
b. Đỉnh thứ nhất nồng độ hormone trên có gây rụng trứng không? Vì sao?
Ý

Nội dung
Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ của Estrogen.
- Đỉnh thứ 1
+ Thùy trước tuyến yên tiết FSH tác động dương tính làm noãn
bào phát triển, trứng lớn dần. Bao noãn phát triển nhanh bao
quanh trứng, các tế bào bao noãn tiết estrogen.

Điểm
0.5
0.25

+ Ngày 7 đến 14, trứng càng lớn, estrogen được tiết ra càng nhiều
0.25
khi gần thời điểm rụng trứng (ngày 14).
- Đỉnh thứ 2
+ Sau rụng trứng, estrogen giảm nhẹ do sự điều hòa ngược âm
0.25
tính lên vùng dưới đồi.
+ Tế bào bao noãn phát triển thành thể vàng, dưới tác dụng của
0.25
LH, thể vàng tiết một số hormone trong đó có một lượng nhỏ
estrogen -> nồng độ estrogen tăng.
Không. Estrogen không trực tiếp gây rụng trứng.
0.25
Estrogen tác động dương tính lên tuyến yên gây tiết hormone LH,
0.25
kích thích gây rụng trứng.
Câu 10. (2 điểm) Nội tiết
Ba bệnh nhân I, II, III có triệu chứng của thyroxin thấp. Khiếm khuyết được tìm thấy ở
vùng dưới đồi ở bệnh nhân I, ở thùy trước tuyến yên bệnh nhân II, và ở tuyến giáp bệnh
nhân III. Sau khi hormone giải phóng hướng tuyến giáp TRH được điều trị cho các
bệnh nhân, nồng độ hormone kích thích tuyến giáp TSH trước và sau 30 phút của thời
điểm điều trị được đo đạc ở mỗi bệnh nhân.
Trước khi tiêm TRH
Sau khi tiêm TRH
Người khỏe mạnh
Thấp hơn 10
Từ 10 đến 40
A
Thấp hơn 10
Từ 10 đến 40
B
Từ 10 đến 40
Cao hơn 40
C
Thấp hơn 10
Thấp hơn 10
Hãy cho biết bệnh nhân I, II, II là phù hợp với trường hợp nào trong A, B, C ở trên?
Giải
thích?
b) Tiêm hormone H1 và H2 cho chuột thí nghiệm 3 tuần liên tục và xác đinh sự
thay đổi khối lượng của một số tuyến nội tiết. Kết quả được thể hiện ở bảng dưới:
Khối lượng (mg)
Đối chứng
H1
H2
Tuyến yên
13,1
8,1
7,9
Tuyến giáp
250
120
249
Tuyến trên thận
40
38
20
Xác định H1, H2 là hormone gì? Giải thích
Ý
Nội dung
Điểm
a -A: vùng dưới đồi bất thường: bình thường vùng dưới đồi giảm
0.5
tiết TRH, khi tiêm vào tín hiệu bình thường và tiết chất bình
thường trở lại. => phù hợp bệnh nhân I
-B: bình thường TSH cao hơn người khỏe mạnh nhưng TH luôn
0.25
thấp -> chứng tỏ tuyến giáp không tiết đủ TH -> giảm điều hòa
âm tính -> tăng tiết TSH ở tuyến yên. => phù hợp bệnh nhân III
-C: tiêm TRH nhưng nồng độ TSH không đổi -> tuyến yên không
0.25
Sx đủ TSH -> hỏng thụ thể TRH ở tuyến yên (nhược năng tuyến
yên) (hỏng tuyến yên làm giảm tiết TSH -> TSH luôn thấp ->

giảm kích thích tuyến giáp -> TH giảm).=> phù hợp bệnh nhân II
b H1 là thyroxin và H2 là cortisol vì:
0.5
- Khi tiêm H1 vào thì ta thấy khối lượng 2 tuyến yên và tuyến
0.25
giáp đều giảm do thyroxin điều hòa ngược âm tính làm ức chế
tuyến yên tiết TSH và ức chế tuyến giáp tiết thyroxin.
- Khi tiêm H2, ta thấy khối lượng 2 tuyến yên và tuyến trên thận
0.25
đều giảm do coritsol cũng điều hòa ngược âm tính làm ức chế
tuyến yên tiết ACTH và ức chế tuyến trên thận tiết cortisol.
Câu 11. (1 điểm) Phương án thực hành
Khi tiến hành giải phẫu lá của hai loài thực vật, người ta thu được hình ảnh dưới đây.

- Cho biết cấu trúc được đánh dấu bằng số 1 có tên là gì?
- Trong hai hình: A (phía trên) và B (phía dưới), hình nào thể hiện cấu trúc lá cây C3,
hình nào thể hiện cấu trúc lá cây C4, giải thích?
Ý
Đáp án
Điểm
- Cấu trúc 1 là tế bào bao bó mạch
0.5
- Hình A thể hiện lá cây C3, hình B thể hiện lá cây C4. Do thực vật C4 có 0.5
lục lạp ở tế bào bao bó mạch với số lượng lớn, thể hiện màu đậm trên hình,
còn thực vật C3 không có đặc điểm này
- HếtNgười ra đề: Ngô Phương Thanh (0843460678)