Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Biên Hòa - Hà Nam, đề đề xuất)

Gửi bởi: 2020-10-25 18:37:51 | Được cập nhật: 2021-02-20 16:14:36 Kiểu file: 4 | Lượt xem: 349 | Lượt Download: 1

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI, ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HOÀ, HÀ NAM
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII
MÔN THI: SINH HỌC – KHỐI 10
Ngày thi 21/04/2019
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề này có 10 câu; gồm 04 trang)

Câu 1. (2.00 điểm): Thành phần hóa học tế bào

(A)

(B)

(C)

1) Hãy gọi tên các loại hợp chất A, B, C ở hình bên, mỗi loại có nhiều ở đâu trong
tự nhiên?
2) Trong 3 chất trên loại nào có tính khử, vì sao?
Câu 2 (2.00 điểm): Cấu trúc tế bào
1. Bạn hình dung 1 protein hoạt động chức năng ở lưới nội chất hạt (ER) nhưng
cần được thực hiện sửa đổi ở bộ máy golgi trước khi nó có thể thực hiện được chức
năng. Hãy mô tả con đường mà protein đó đi qua tế bào, bắt đầu từ phân tử mARN
quy định protein đó.
2. Oxy hóa chất béo khi cơ thể cạn kiện nguồn năng lượng glucose là một giải
pháp tuyệt vời ở một số loài kể cả con người. Việc oxy hóa chất béo ngoài ty thể còn
do 1 bào quan nữa phụ trách. Hãy cho biết bào quan đó là gì ? Quá trình oxy hóa diễn
ra như thế nào ?
Câu 3 (2.00 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
1) Quan sát hình vẽ sau

- Em hãy cho biết hình vẽ này mô tả quá trình gì?
- Quá trình này xảy ra ở các bào quan nào trong tế
bào thực vật?
- Em hãy chú thích các thành phần (A), (B), (C).

2) “Mặc dù quá trình vận chuyển electron vòng có thể là một đồ thừa tiến hóa
để lại” nhưng nó cũng đóng một vai trò có lợi cho thực vật bậc cao. Bạn hãy chứng
minh điểm kém tiến hóa và ưu điểm của nó.
Câu 4 (2.00 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
Khi một enzim có mặt ở một loài vi khuẩn, thì con đường chuyển hoá mà
enzim đó tham gia thường tồn tại trong loài vi khuẩn này. Bảng 4.1 là tên enzim và
phản ứng mà enzim xúc tác được sử dụng làm chỉ thị cho sự xuất hiện của các con
đường chuyển hóa mà nó tham gia. Bảng 4.2 thể hiện sự có mặt hay vắng mặt của một
số enzim ở bốn loài vi khuẩn khác nhau 1,2, 3 và 4.
Bảng 4.1 Enzim và phản ứng xúc tác tương ứng
Tên enzim
Lactat đêhiđrôgenaza (LDH)
Alcohol đêhiđrôgenaza (ADH)
Xitôcrôm C oxidaza
ATP sintetaza

Phản ứng xúc tác
Axit piruvic + NADH → axit lactic 4- NAD+
Axêtanđêhit 4- NADH → Êtanol + NAD+
Vận chuyển electron từ xitôcrôm C tới xitôcrôm a
Vận chuyển H+ qua màng tạo ATP từ ADP và Pi
Xúc tác gắn CoASH với Axit pyruvic để tạo
Phức hợp Pyruvate dehydrogenase
acetyl-CoA
Bảng 4.2 Sự có mặt (+) và vắng mặt (-) của mỗi loại enzim trong từng loài vi khuẩn
Loài vi
khuẩn

LDH

Loài 1
Loài 2
+
Loài 3
+
Loài 4
Hãy cho biết:

ADH
+
-

Tên enzim
Xitôcrôm c
ATP
oxidaza
sintetaza
+
+
+
+
+
+

Phức hợp Pyruvate
dehydrogenase
+

a) Loài vi khuẩn nào KHÔNG thể thực hiện được hô hấp hiếu khí? Giải thích.
b) Các sản phẩm chính mỗi loài vi khuẩn tạo ra sau quá trình chuyển hóa glucozo.

c) Các loài trên sẽ phát triển như nào nếu như bổ sung oxi phân tử vào môi trường.
Câu 5 (2.00 điểm): Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
1) Một trong những nguyên nhân gây vô sinh là do trên màng nhân tinh trùng
thiếu enzim phospholypase C. Enzim này tham gia vào một con đường truyền
tin quan trọng trong tế bào, nó được kích hoạt bởi một thụ thể G-protein đồng
thời kích hoạt một con đường với chất truyền tin thứ hai.
a. Tại sao thiếu enzim phospholypase C có thể dẫn đến vô sinh?
b. Để khắc phục vấn đề này, người ta tiến hành thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm
và kích thích trứng vừa thụ tinh bằng một dòng điện nhỏ. Hãy giải thích cơ chế của
việc làm đó?
2) Hãy trình bày thí nghiệm để chứng minh axit pyruvic chứ không phải glucozơ
đi vào ti thể để thực hiện hô hấp hiếu khí ?
Câu 6 (2.00 điểm): Phân bào
1) Cho ba kiểu chu kì tế bào được mình họa theo sơ đồ sau:

Cho biết kiểu phân bào nào là của tế bào biểu bì ở người, tế bào phôi sớm của
nhím, hợp bào của một loài nấm nhày? Giảithích?
2) Vai trò của tubulin và actin trong phân bào ở tế bào tế bào động vật có gì khác
với với vai trò của prôtêin giống tubulin và prôtêin giống actin trong phân đôi ở
vikhuẩn.
Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
Ở đáy các ao, hồ có các nhóm vi sinh vật phổ biến sau:
a. Nhóm biến đổi SO4

2−


thành H2S

b. Nhóm biến đổi NO3
thành N2
c. Nhóm biến đổi CO2 thành CH4
d. Nhóm biến đổi cacbohidrat thành axit hữu cơ và biến đổi protein thành axit
amin, NH3
Hãy nêu tên theo con đường chuyển hóa vật chất và kiểu dinh dưỡng tương ứng của

mỗi nhóm vi sinh vật nêu trên?
Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật
Các nhà khoa học đã phân lập bốn chủng vi khuẩn khác nhau (P 1-P4) từ ruột
tôm để nghiên cứu tiềm năng ứng dụng làm men vi sinh (probiotic) thông qua
hoạt tính làm giảm khả năng gây bệnh của vi khuẩn Vibrio harveyi (là một loài
vi khuẩn thường gây bệnh khi nuôi tôm).
Trong thí nghiệm thứ nhất, bốn chủng vi khuẩn mới phân lập được kiểm tra khả
năng ức chế bốn chủng vi khuẩn khác bằng cách cấy giao thoa lên đĩa thạch.
Nếu ức chế thì không có vi khuẩn kiểm định mọc ở điểm giao thoa gọi là vùng
ức chế (Hình A).

Trong thí nghiệm thứ hai, tiến hành nuôi tôm ở môi trường sạch (đối chứng) và
các môi trường bị nhiễm Vibrio harveyi đồng thời với từng chủng vi khuẩn trên, tỷ
lệ tôm chết khi trên sau 5 ngày gây nhiễm được ghi lại (Hình B).

Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Chủng vi khuẩn nào có tiềm năng probiotic? Giải thích?

b. Hãy giải thích cơ chế làm giảm khả năng gây bệnh của vi khuẩn Vibrio harveyi
trên tôm của các chủng vi khuẩn được đánh giá là có tiềm năng probiotic ở
trên?
Câu 9 (2,0 điểm).Virus
Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phage T4 và virus HIV về cấu tạo và đặc điểm lây
nhiễm?
Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
1/Có năm chất kháng sinh (A-E) được kiểm tra về hiệu lực chống vi khuẩn gây bệnh
Staphylococcus aureus. Với từng chất kháng sinh, người ta tẩm ướt một khoang giấy
thấm tròn với dịch chứa 2mg chất kháng sinh tương ứng rồi lần lượt đặt chúng lên môi
trường thạch nuôi cấy Staphylococcus aureus. Kết quả thu được như hình 1. Được
biết các chất kháng sinh này gây độc với người ở các liều lượng khác nhau như số liệu
được trình bày trong hình 2.

a. Hãy xác định hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus của các loại chất
kháng sinh trên theo chiều giảm dần?
b.Ở liều dùng 2mg, kháng sinh nào vừa có hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus
aureuscao vừa an toàn cho người?
2/ Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng dị ứng đều có sự xâm nhập của
kháng nguyên, hình thành tương bào và tạo ra kháng thể. Nêu những khác biệt trong
hai loại đáp ứng này?
==== Hết ====
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: .........................................................Số báo danh: ......................
Họ và tên giám thị số 1: ................................................ Chữ ký: .............................
Họ và tên giám thị số 2: .................................................Chữ ký: .............................
Họ tên người ra đề: Nguyễn Thị Cúc
Phạm Thanh Xuân

Điện thoại: 0984846967
Điện thoại: 0989605636

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI, ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII
MÔN THI: SINH HỌC – KHỐI 10
Ngày thi 21/04/2019
(Hướng dẫn chấm này gồm có 08 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Câu 1 (2,0 điểm)
Ý
1

Nội dung
Loại đường: A: Saccarozo

B: Lactozo C: Mantozo

Điể
m
0,5

Trong tự nhiên:
0,5
A: Đường mía
B: Đường sữa
C: Ít tồn tại trong tự nhiên, thường là sản phẩm thủy phân polysaccarit
2
Tính khử (Do nhóm OH-glycozit quyết định)
0,5
A: Không. (Do cả 2 nhóm OH glycozit đã liên kết với nhau)
B: Có. (Vẫn còn 1 nhóm OH glycozit)
0,5
C: Có (Vẫn còn 1 nhóm OH glycozit)
Chỉ nêu được có- không có tính khử cho 0,5đ
Câu 2 (2,0 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
- Bào quan đó là peroxisome
0,25

1.

2

- Trái với sự oxy hóa acid béo trong ty thể có khả năng sản xuất ATP,
oxy hóa chất béo ở peroxisome không kết hợp với việc hình thành
ATP.
- Con đường phân giải acid béo thành acetyl CoA trong peroxisome
cũng tương tự như ty thể. Tuy vậy, peroxisome không có chuỗi vận
chuyển electron và FADH2 sinh ra khi acid bị oxy hóa và được
chuyển ngay lập tức đến O2, nhờ các enzim oxidase sẽ sinh ra
hydrogen peroxide (H2O2). Bên cạnh các enzim oxidase, trong peroxisome chứa rất nhiều catalase
để nhanh chóng phân hủy H2O2 (một chất chuyển hóa rất độc). NADH
sinh ra bởi oxy hóa chất béo được chuyển ra và oxy hóa tại bào tương.
Các phân tử acetyl – CoA sau đó sẽ di chuyển vào ti thể hoặc ra bào
tương để sản xuất cholesteron.
- mARN được tổng hợp trong nhân tế bào, rồi sau đó đi qua lỗ màng
nhân để thực hiện dịch mã ở riboxom trên lưới nội chất hạt
- quá trình tổng hợp protein ở xoang lưới nội chất hạt và được biến đổi

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25

Ý

Nội dung

Điểm

ở đó
- Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, chuyển sang bộ 0,25
máy Golgi nhờ túi tiết ( túi vận chuyển ).
- Tại đây, protein tiếp tục được được biến đổi sau khi hoàn thiện, 0,25
chúng lại nhờ 1 túi vận chuyển khác mang nó trở lại ER, nơi nó thực
hiện chức năng.
Câu 3 (2,0 điểm)
Ý

1

2

Điể
m
- Quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm: khi dòng ion H + khuếch 0,25
tán qua kênh ATP synthase sẽ làm quay các tuabin rất nhỏ của kênh từ đó
tạo ra động lực để Pi liên kết với ADP tạo thành ATP.
0,25
- Trong tế bào thực vật, quá trình trên có thể xảy ra ở ty thể và lục lạp.
- Ở ty thể: (A) khoảng gian màng; (B) màng trong ty thể; (C) chất nền ty 0,25
thể
0,25
- Ở lục lạp: (A) xoang tilacoit; (B) màng tilacoit; (C) chất nền lục lạp.
Nội dung

- Ở thực vật bậc cao có sự tồn tại của cả hai quá trình photphoryl hóa
vòng và không vòng
+ Dòng electron không vòng tạo NADPH, ATP và O 2 do có quá trình
quang phân li nước
+ Dòng electron vòng luôn đi cùng quá trình photphoryl hóa vòng. Nó
chỉ tạo ATP mà không tạo ra NADPH và O2.
- Khi cây bị thiếu nước, trong cây chỉ xảy ra quá trình photphoryl hóa
vòng để tạo ATP cho quá trình quang hợp.
+ Quá trình electron vòng có chức năng bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương
do ánh sáng mạnh. Bằng thực nghiệm, người ta thấy rằng các cây bị đột
biến không thể thực hiện được dòng electron vòng có khả năng sinh
trưởng tốt trong ánh sáng yếu, nhưng không sinh trưởng tốt nơi có ánh
sáng mạnh  chức năng quang bảo vệ.
+ Ở thực vật C4, tại tế bào bao bó mạch, khi axit malic (C4) bị tách CO2
để tạo thành axit pyruvic (C3) và axit pyruvic được chuyển về lại tế bào
thịt lá để tái tạo PEP (C4) cần sử dụng ATP. ATP này được tạo ra từ
dòng electron vòng xảy ra trong tế bào bao bó mạch và do không tạo ra
oxi nên ở thực vật C4 không xảy ra hô hấp sáng như ở thực vật C3.
Câu 4 (2,0 điểm)

0,25

0,25

0,25

0,25

Ý

1.

Điể
m
a)
0,25
- Các vi khuẩn không thể thực hiện được hô hấp hiếu khí gồm: loài 1, loài 0,25
2, loài 3 (ghi đủ 3 loài được 0,25 điểm)
0,25
- Giải thích: Loài 1 và loài 2 thiếu xitocrom c oxidaza là enzim chính
trong thành phần của quá trình hô hấp hiếu khí (enzym trong chuỗi truyền
điện tử); loài 3 thiếu Phức hợp Pyruvate dehydrogenase của giai đoạn
trung gian hình thành Acetyl- coA (trước chu trình Crep) (0,25 điểm)
b)
- Loài 1 tạo rượu etanol, CO2 và ATP. (0,25 điểm)
- Loài 2 tạo axit lactic, ATP. (0,25 điểm)
- Loài 3 tạo axit lactic, ATP. (0,25 điểm)
- Loài 4 khi có mặt oxi tạo CO 2, H2O và ATP; khi không có mặt oxi tạo
rượu etanol, CO2 và ATP. (0,25 điểm)
c)
- Khi bổ sung vào môi trường oxi phân tử thì loài 2 và loài 3 sẽ bị chết
nhanh nhất, khả năng chúng là vi khuẩn lactic
- Trong điểu kiện có oxi, vi khuẩn lactic bị ức chế sinh trưởng vì nó là vi
khuẩn kị khí bắt buộc, tế bào thiếu enzim catalaza, SOD giúp chúng tồn
tại trong điều kiện có oxi.
- Loài 1 là nấm men rượu – kị khí không bắt buộc
Khi có oxi nấm men chuyển sang hô hấp hiếu khí. Glucôzơ bị phân hủy
hoàn toàn; Năng lượng tạo ra nhiều (38 ATP); khi đó chất nhận e là khí
oxi
Loài 4 có khả năng sống được trong cả khi có oxi hoặc không nên
STPT Bình thường.

Câu 5 (2,0 điểm)

Nội dung

Ý

Nội dung

a. - Con đường truyền tin với phospholipase C:
+ Thụ thể hoạt hóa G-protein.
+ G-protein hoạt hóa phospholipase C.
+ Phospholipase C tiến hành phân giải PIP 2 trên màng tế bào thành DAG
và IP3.
+ IP3 liên kết làm mở kênh Ca2+ trên màng nội bào giải phóng Ca2+ vào
bào tương như một chất truyền tin thứ hai.
- Quá trình dung hợp tinh trùng và trứng xảy ra tương tự như vậy, chỉ
1. khác là phospholipase C được đưa vào trực tiếp từ tinh trùng.
- Sự giải phóng Ca2+ vào bào tương có liên quan đến một quá trình quan
trọng là hoạt hóa trứng (kích hoạt các mARN hoạt động để trứng phát
triển, phân chia) khi thiếu phospholipase C ở tinh trùng thì Ca 2+ không
được giải phóng trứng không được hoạt hóa trứng không phát triển dẫn
đến vô sinh.
b. Việc kích thích trứng vừa thụ tinh bằng một dòng điện nhỏ là tạo ra
các lỗ màng tạm thời trên hệ thống mạng lưới nội chất hạt (ER) giúp giải
phóng Ca2+ vào bào tương.
- Chuẩn bị hai ống nghiệm có chứa các chất đệm phù hợp với môi trường
nội bào:
+ Ống 1 bổ sung glucozơ + ti thể
2
+ Ống 2 bổ sung axit pyruvic + ti thể
- Để hai ống nghiệm trong cùng một điều kiện nhiệt độ 30 0C cho thấy
ống 1 không thấy CO2 bay ra (không sủi bọt), ống 2 có CO 2 bay ra (sủi
bọt) thể hiện hô hấp hiếu khí.
Câu 6 (2,0 điểm)
Ý

Nội dung

1.

- Kiểu phân bào của hợp bào nấm nhày:I
=> Tế bào có phân chia nhân nhưng không phân chia tế bào chất tạo
nên hợp bào
Kiểu phân bào của tế bào biểu bì của người:III
Vì: Tế bào phân bào một cách bình thường, có đủ các pha trong phân
bào
Kiểu phân bào của tế bào phôi sớm của nhím:II
Vì: tế bào phôi sớm có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá
trình phân bào, bỏ qua pha G1, G2
Chỉ nêu tên 3 loài đúng mà ko giải thích cho 0,5 đ

Điể
m
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,5

Điể
m
1,0

Ý

Nội dung

- Trong phân bào ở sinh vật nhân thực: tubulin tham gia hình
2

thành thoi phân bào di chuyển nhiễm sắc thể; actin có chức năng
liên kết với prôtêin myosin trong quá trình phân chia tế bàochất.
- Trong sự phân đôi của vi khuẩn: prôtêin giống actin của tế bào
nhân thực tham gia vào quá trình di chuyển của NST trong phân
bào; prôtêin giống tubulin giúp tách riêng hai tế bào vi khuẩn con.

Câu 7 (2,0 điểm)
ý
Nội dung
7
Nhóm VK
Tên VK
Kiểu dinh dưỡng
(2
1
Vi khuẩn khử sunfat
Hóa tự dưỡng
điểm) 2
VI khuẩn phản nitrat hóa
Hóa tự dưỡng
3
VK và VSV cổ sinh metan
Hóa tự dưỡng
4
VK lên men và VK amon hóa
Hóa dị dưỡngVK
Câu 8 (2,0 điểm)
Ý
Nội dung
a. Các chủng P2, P3, P4 có tiềm năng probiotic
Vì: P3 + P4 có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Vibrio harveyi
P2 không tiêu diệt nhưng có khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio harveyi
b.
- Chủng số 2 (P2) có khả năng làm giảm khả năng gây bệnh của
Vibrio harveyi bằng cách tổng hợp các chất ức chế cạnh tranh,
mà không tiêu diệtchúng.
- Chủng số 3 (P3) có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn Gram dương
và vi khuẩn Gram âm  có thể tổng hợp được hợp chất kháng vi
sinh vật không chọn lọc
- Chủng số 4 (P4) có thể tổng hợp được hợp chất kháng vi sinh vật có
tính chọn lọc, chỉ tiêu diệt vi khuẩn Vibrio harveyi mà không diệt các
vi khuẩn Gram âm khác
b. Các chủng P2, P3, P4 có tiềm năng probiotic
Vì: P3 + P4 có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Vibrio harveyi
P2 không tiêu diệt nhưng có khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio harveyi
b.
- Chủng số 2 (P2) có khả năng làm giảm khả năng gây bệnh của
Vibrio harveyi bằng cách tổng hợp các chất ức chế cạnh tranh,
mà không tiêu diệtchúng.
- Chủng số 3 (P3) có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn Gram dương

Điể
m
0,5

0.5

Điểm
Mỗi ý
đúng
được
0,25đ

Điểm
0.5
0.25
0.25
0.25

0.25
0.5

8
(2
điểm)

Ý

Nội dung
và vi khuẩn Gram âm  có thể tổng hợp được hợp chất kháng vi
sinh vật không chọn lọc
- Chủng số 4 (P4) có thể tổng hợp được hợp chất kháng vi sinh vật có
tính chọn lọc, chỉ tiêu diệt vi khuẩn Vibrio harveyi mà không diệt các
vi khuẩn Gram âm khác
c. Các chủng P2, P3, P4 có tiềm năng probiotic
Vì: P3 + P4 có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Vibrio harveyi
P2 không tiêu diệt nhưng có khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio harveyi
Câu 9 (2,0 điểm)
Ý
Nội dung
Phagơ T4
HIV
Cấu tạo gồm vỏ protein bao bọc Cấu tạo gồm vỏ protein bao bọc vật
vật chất di truyền là ADN
chất di truyền là ARN
Cấu trúc phức tạp gồm 3 phần: Cấu trúc đơn giản hơn (không chia
đầu (dạng 20 mặt), đĩa nền và đuôi làm 3 phần đầu, đĩa nền và đuôi),
(gồm bao đuôi và các sợi đuôi)
chỉ gồm protein vỏ bao bọc vật chất
di truyền
Nhận ra tế bào chủ lây nhiễm Nhận ra tế bào chủ lây nhiễm bằng
bằng sử dụng sợi đuôi liên kết với sử dụng các glycoprotein đặc hiệu
các thụ thể trên màng tế bào chủ thuộc lớp vỏ protein của virut để
(tế bào E. coli)
liên kết với các thụ thể trên màng tế
bào chủ (trợ bào T mang thụ thể
CD4+)
Khi lây nhiễm tế bào chủ, bao Khi lây nhiễm tế bào chủ, vỏ protein
đuôi co rút, bơm vật chất di truyền của virut dung hợp với màng tế bào
(ADN) của virut vào tế bào chủ chủ và chuyển vật chất di truyền
(vỏ protein của virut nằm lại bên (ARN) của virut vào tế bào chủ (vỏ
ngoài tế bào chủ)
protein của virut dung hợp với màng
tế bào chủ)
Câu 10 (2,0 điểm)
Ý
1

Nội dung
1.a. hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureuscủa các loại chất
kháng sinh trên theo chiều giảm dần
E>B>C=D>A
b. Ở liều dùng 2mg, kháng sinh B vừa có hiệu lực diệt vi khuẩn
Staphylococcus aureuscao vừa an toàn cho người

Điểm

8
(2
điểm)
Điểm
Mỗi ý
đúng
được
0.25đ

Điể
m
0.5

0.5

Ý

Nội dung

Điể
m

2.
 Trong đápứng dịch thể:
- Kháng nguyên gây ra hoạt hóa tế bào B tạo ra tương bào và tế bào
nhớ. Tương bào sản xuất ra kháng thể IgG.
- Kháng thể IgG lưu hành trong máu và gắn với kháng nguyên làm
bất hoạt kháng nguyên qua phản ứng trung hòa, opsonin hóa, hoạt
hóa bổ thể. Tế bào nhớ tạo ra trí nhớ miễn dịch.
 Trong đápứng dị ứng:
- Dị ứng nguyên (kháng nguyên) gây ra hoạt hóa tế bào B tạo ra
tương bào. Tương bào sản xuất ra kháng thể IgE
- Kháng thể IgE gắn vào thụ thể trên các dưỡng bào (tế bào phì).
Nếu gặp lại dị ứng nguyên đó, kháng thể IgE trên dưỡng bào nhận
diện và gắn với dị ứng nguyên, từ đó kích hoạt dưỡng bào giải
phóng ra histamin và các chất khác gây ra các triệu chứng dị ứng

0.25

0.25

0,25

0,25

==== Hết ====

Ghi chú:
Điểm toàn bài là điểm tổng cộng của điểm thành phần thuộc mỗi câu, không làm
tròn số