Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đấu tranh về văn học của Lỗ Tấn

Gửi bởi: 2019-11-21 20:54:00 | Được cập nhật: 2021-02-20 21:27:50 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 313 | Lượt Download: 0

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đấu tranh về văn học của Lỗ Tấn Sau vận động "Ngũ tứ", trên văn đàn Trung Quốc, Lỗ Tấn thật giống như một vị tướng quân, thanh gươm yên ngựa, tả đột hữu xung, hễ có một đám giặc c ỏ nào là một mình ra trận, bách chiến bách thắng. Trước tiên là sự tranh luận giữa bạch thoại và văn ngôn. Bên phe ch ủ tr ương bạch thoại có nhiều người, không phải một mình Lỗ Tấn, nhưng tranh đến cùng là Lỗ Tấn. Đáng kể là mấy lần tranh luận với Chương Sĩ Chiêu. Trong Giáp dần tạp chí, Chương Sĩ Chiêu cho rằng văn ngôn gọn, bạch thoại phải dùng nhiều chữ, lòng thòng. Như câu "nhị đào sát tam sĩ", nói bằng bạch thoại phải nói là "lưỡng cá đào tử sát liễu tam cá độc thư nhân". Lỗ Tấn căn cứ sách Yến tử xuân thu, nói chữ sĩ đó là dũng sĩ, võ sĩ, dịch ra độc thư nhân là ng ười đ ọc sách, ng ười học trò, sai nghĩa. Một người đã dốt sách xưa, không thể bênh vực cho văn ngôn được. Lần khác, Chương Sĩ Chiêu dùng cái thành ngữ "m ỗi h ạ d ủ hu ống" trong sách Trang Tử lầm ra là "mỗi huống dủ hạ". Lỗ Tấn chụp lấy, nói câu ấy xưa nay có nhiều người lầm lắm rồi, không ngờ người chủ trương văn ngôn nh ư Chương Sĩ Chiêu mà cũng lầm. "Mỗi hạ dủ huống" nghĩa là hễ xuống chừng nào càng lắm chừng nấy, mà nói "mỗi huống dủ hạ" thì thành ra không có nghĩa gì hết; bất thông đến thế, sao dám đứng ra duy trì văn ngôn? V ả, Ch ương Sĩ Chiêu là tổng trưởng Bộ Giáo dục bấy giờ, bị mấy vố nặng ấy làm cho phe văn ngôn nhụt mất. Một bọn khác cho ra tạp chí học hoành, chủ trương văn ngôn, chống bạch tho ại. Mới ra số đầu, Lỗ Tấn viết một bài chỉ ra bảy chỗ dùng chữ bất thông hay là sai ngữ pháp, bọn ấy làm thinh không cãi được. Ấy là những việc ở năm 1925 về trước. Đến năm 1934, bạch thoại đã thông hành lâu rồi, mà b ọn th ống tr ị T ưởng Giới Thạch còn đề xướng văn ngôn. Một người ký tên là Uông Mậu Tổ l ắp l ại cái thuyết gọn và lòng thòng của Chương Sĩ Chiêu, c ử l ệ r ằng: Nh ư b ạch tho ại nói "giá nhất cá học sinh hoặc thị ná nhất cá học sinh" thì văn ngôn ch ỉ nói "th ử sinh hoặc bỉ sinh" là đủ rồi. Nhưng, theo Lỗ Tấn, "giá nhất cá h ọc sinh ho ặc th ị ná nhất cá học sinh" chỉ nghĩa rành mạch là người học sinh này ho ặc ng ười h ọc sinh kia; còn "thử sinh hoặc bỉ sinh", ít nữa có thể có hai nghĩa: 1, sinh viên này hoặc sinh viên kia; 2, đời sống này hoặc đời sống kia, là đ ời s ống hi ện t ại ho ặc đời sống tương lai. Nắm lấy đó, Lỗ Tấn phản công lại, nói rằng: "Cứ theo câu lệ của Uông Mậu Tổ đưa ra đủ chứng minh rằng văn ngôn hàm hồ không rõ nghĩa, không còn xài được nữa". Đến sự tranh luận về phiên dịch. Cuộc tranh luận này cãi nhau nhiều và dai dẳng lắm, cuối cùng Lỗ Tấn vẫn cứ đánh vào chỗ yếu của bên đ ịch mà th ủ thắng. Lỗ Tấn thì chủ trương "trực địch", nguyên văn thế nào thì thông ngôn ra thế ấy, không thêm không bớt, không vụ lấy xuôi lời mà làm sai ý tác giả. Nhưng bên địch, bọn Lương Thực thu, Triệu Cảnh Thâm thì chủ tr ương "thu ận dịch", miễn cho xuôi lời dễ hiểu, dù có sai nguyên văn chút đỉnh cũng không sao. Do đó mà có câu chuyện buồn cười dưới đây làm cho "ông th ầy phiên d ịch" Triệu Cảnh Thâm cay cú đến khó chịu. Trong một bài văn của Triệu Cảnh Thâm dịch chữ Voie lactée là "Ngưu nhũ lộ" (đường sữa bò). Lỗ Tấn vớ ngay lấy, cười tủm tỉm: "Đó giống như là tr ực dịch, mà thực ra thì không phải!" Rồi kể một chuyện thần thoại Hy L ạp: V ị đ ại th ần Zéus là thần ưa ve gái. Một lần ngự xuống trần gian tròng trẹo với một cô nào đó sinh được một đứa con trai. Bà Zéus là một nữ thần tổ ghen, biết được chuyện ấy, liền bắt đứa bé ấy về trên trời, chờ dịp giết chết. Nh ưng đ ứa bé ngây thơ, không biết cái mưu độc ác ấy, có một lần hắn chạm phải cái đầu vú bà nữ thần, bèn ngậm lấy mà bú. Bà Zéus giật mình, xô h ắn m ột cái, r ơi xu ống trần gian, chẳng những không chết mà về sau lại thành anh hùng. Nhưng, nh ững tia sữa ở vú bà Zéus vì đó phun ra túa lụa đầy tr ời, thành ra sông Ngân Hà, t ức là "đường sữa bò", à, không phải - Lỗ Tấn nói - thực ra là "đường sữa th ần". R ồi nói thêm: "Có điều, ở người Tây, bất kỳ sữa gì cũng gọi là lait(2) c ả, chúng ta thường thấy chữ ấy trên hộp sữa bò, có khi không khỏi dịch lầm là sữa bò, sự ấy cũng chẳng lấy gì làm lạ. Ác là lại còn thêm một câu này: "Tôi kể câu chuyện trên đó ch ẳng qua đ ể góp thêm chút ít tài liệu nhàn đàm cho mọi người và nhân đó biết thêm chút ít th ần thoại Hy Lạp mà thôi, chứ đối với cái chủ trương "thà xuôi mà không đúng, không tha đúng mà không xuôi" của Triệu tiên sinh không có tổn hại mảy may nào cả". Những văn dịch ở Trung Quốc gần nay, về văn nghệ, tôi thấy đều theo lối tr ực dịch của Lỗ Tấn cả. Đem đối chiếu một bổn dịch tiểu thuyết của Gorki bằng tiếng Trung Quốc với tiếng Pháp, in hệt như nhau từng chữ, từng câu, ch ỉ có trực dịch thì mới được như vậy, thì ra chẳng những Trung Quốc mà ng ười Pháp cũng trực dịch. Hai điều trên đó chỉ là đấu tranh về hình thức văn h ọc; d ưới đây m ới là đ ấu tranh về nội dung. Sau khi Tả Dực tác gia liên minh thành lập, đề xướng văn h ọc vô s ản ở năm 1930, các thứ văn học phản động ở Trung Quốc mọc ra như nấm, tàn lớp này, lên lớp khác, đều bị Lỗ Tấn quét dọn sạch cả. Điều ấy có thể kể là một công trạng rất lớn của Lỗ Tấn. Trước tiên, nhân phê bình mấy bản dịch lý luận văn nghệ vô sản của Lỗ Tấn, giáo thụ đại học Lương Thực Thu đưa ra cái thuyết văn học không có giai cấp tánh. Lương Thực Thu vẫn nhìn nhận rằng trong xã hội có giai cấp t ư b ản và giai cấp vô sản, nhưng lại quả quyết rằng văn học thì chỉ có một, đem sự phân chia giai cấp buộc cho văn học là sai lầm. Bởi vì m ột nhà t ư b ản v ới m ột ng ười lao động tuy có chỗ khác nhau nhưng có chỗ giống nhau: Hai đ ằng cùng có m ột "tánh người" là như yêu, thương, mừng, giận, ghét, mà văn học là đ ể bi ểu hi ện cái "tánh người" ấy. Lỗ Tấn bác cái thuyết ấy, đại khái nói rằng văn học muốn biểu hiện "tánh người" thì phải thông qua "người", nếu không thông qua "người" thì không sao biểu hiện "tánh" được. Đã thông qua người mà người còn ở trong xã h ội có giai cấp, thì tất nhiên không vứt bỏ đi đâu được cái giai cấp tánh mà người thuộc về. Đó là cái lẽ tất nhiên như thế, không cần phải đem giai cấp tánh "bu ộc" cho văn học. Cố nhiên là ai cũng có yêu, thương, mừng, giận, ghét, nhưng những cái đó của mỗi giai cấp khác nhau: Lão Tiêu Đại không yêu cô Lâm ti ểu th ư(3), ng ười ăn mày không có cái buồn rầu của nhà buôn to vỡ nợ, ông triệu phú nước Mỹ không thấy cái khổ của mụ già vạch tìm mẩu bánh vụn trong đ ống rác ở đ ường phố Bắc Kinh, anh cố nông không có hứng thú thưởng hoa thủy tiên ngày tết... Cho nên, để được biểu hiện cái tánh người của giai cấp vô s ản, giai c ấp vô s ản phải có văn học vô sản của họ. Cái thuyết của Lương Thực Thu còn có nhiều điểm nữa, bài bác luận của L ỗ Tấn khá dài, cứ đánh đổ từng điểm một, trên đây chỉ lược thuật một đi ểm tr ọng yếu nhất mà thôi. Trong khi đàn áp văn học vô sản, cấm sách báo, giết hại các nhà văn t ả dực, b ọn thống trị tập hợp với một bọn bồi bút, rồi có kẻ đ ề x ướng th ứ văn h ọc dân t ộc. ý nghĩa bốn chữ ấy theo Lỗ Tấn giải thích là: Họ nghiên cứu màu da mặt c ủa các giống người, rồi quyết định rằng hễ giống người cùng chung một màu da mặt thì phải đi rập với nhau một đường hành vi, cho nên giai cấp vô sản da vàng không nên đấu tranh với giai cấp hữu sản da vàng mà phải đấu tranh v ới giai cấp vô sản da trắng. Gọi hằng "dân tộc" là vậy đó, văn học của họ nhằm theo con đường ấy mà phát triển. Có một người trong phái văn học dân tộc ký tên là Thanh Cồ, viết một bài trên báo, đầu đề là "Một trang chiến sử chinh Nga của nước ta", đại khái nói rằng: "Thành Cát Tư Hàn đời Nguyên, dấy từ Mông Cổ, vào làm ch ủ Trung Qu ốc. Đến triều vua Thái Tôn năm thứ bảy, lại khiến Tốc Bất Đài theo các Vương Bạt Đô, hoàng tử Quý Do đánh Tây vực. Năm thứ mười bèn cử đại binh đánh Nga, hãm thành Mạc Tư Khoa. Con trưởng vua Thái Tổ là Truật Xích lên ngôi kh ắc hàn(4) tại đó. Thật là một việc mà lịch sử từ xưa chưa hề có. Vả, các vị anh chủ sáng nghiệp đời xưa, dù có mở rộng bờ cõi đến đâu đi nữa cũng chưa hề có ai xâm nhập đến đất châu Âu, rắp hỗn nhất cả châu á châu Âu như vậy. Vậy mà chẳng cho là một trang chiến sử vẻ vang của nước ta được ư?...". Nói gọn, cái điều dại dột của bài luận ấy là ở hai chữ "n ước ta". Một dịp cho Lỗ Tấn đập nát cái mặt nạ văn học dân tộc. Ông viết r ằng: "Ch ỉ có ông Thanh Cồ là người Mông Cổ thì mới nói như vậy được. N ếu không thì, Thành Cát Tư Hàn vào làm chủ Trung Quốc, Truật Xích lên ngôi khắc hàn tại Mạc Tư Khoa, bấy giờ cái cảnh ngộ hai nước Trung Nga chúng ta giống nhau, đều là bị người Mông Cổ chinh phục. Tại sao người Trung Quốc đời nay l ại nhận bướng người Mông Cổ là ông cha mình, vênh mặt lên kiêu ng ạo v ới giống người Slavơ là kẻ đồng chịu áp bách với mình?". Lúc bấy giờ, năm 1931, Nhật Bản bắt đầu đánh Đông B ắc, toan dùng Trung Quốc làm bàn đạp để đánh Liên Xô, mà Tưởng Giới Thạch ra lệnh "bất đề kháng", bị nghi là đồng mưu với Nhật, toan theo Nhật để cùng tiêu di ệt C ộng sản, cho nên Lỗ Tấn viết nốt: "Hỡi ôi! Nga đỏ chưa đi đánh mà cái m ặt ng ốc đã lòi ra, thật không phải là một trang chiến sử vẻ vang của nước ta vậy". "Cái mặt ngốc" đó chẳng những chỉ người viết bài là Thanh Cồ mà cũng chỉ cả phe văn học dân tộc hay là chỉ đến cả Tưởng Giới Thạch nữa. Thế rồi cái lớp tuồng văn học dân tộc hạ màn. Nhưng mà chưa hết đâu. Tiếp đó còn xuất hiện cái gọi bằng "lo ại ng ười th ứ ba", đề xướng thứ văn học của loại người thứ ba. Loại thứ ba nghĩa là: h ọ nh ận rằng giới văn học hiện có hai loại người, một là loại người tả dực, m ột là lo ại người hữu dực, nhưng họ không phải tả mà cũng không phải hữu, cho nên h ọ là người thuộc về loại thứ ba, vượt ra bên ngoài tả hay hữu. Thứ văn h ọc này, cũng theo Lỗ Tấn giải thích: "Họ cho rằng văn học là vĩnh cửu, hiện tượng chính trị là tạm thời, cho nên văn học không thể dính dấp với chính trị, hễ dính dấp thì mất cái vĩnh cửu tánh của nó, Trung Quốc từ đó sẽ không có tác ph ẩm vĩ đại". Nhưng mà đã lâu, "loại người thứ ba vẫn không có tác phẩm ra hồn, chứ đừng nói vĩ đại. Họ đổ tại nhà phê bình tả dực không hi ểu văn h ọc, phê bình c ộc c ằn mà không đúng, đụng ai cũng mắng là "chó săn của nhà tư bản", nên h ọ ph ải "gác bút". Lỗ Tấn nói: "Thực ra, cái nguyên nhân "loại người thứ ba" gác bút, không phải tại tả dực phê bình cộc cằn, mà tại họ không làm nên "loại ng ười th ứ ba" đ ược. Hễ không làm nên "loại người thứ ba" được thì cũng không có được ngọn bút thứ ba, chứ chưa nói đến gác với chẳng gác. "Sống ở trong xã hội có giai cấp mà muốn làm nhà văn siêu giai cấp, sống ở thời đại chiến đấu mà muốn lìa khỏi chiến đấu, sống ở hiện tại mà muốn vi ết tác phẩm dành cho tương lai, người như thế là một cái huyễn ảo do tâm tạo, chứ không có thể có trong thế giới hiện thực này được". Cuối cùng Lỗ Tấn tỏ ý rằng tuy họ xưng mình là "loại ng ười th ứ ba" nh ưng h ọ không thể vượt khỏi giai cấp, không thể lìa khỏi chiến đấu, không thể nhảy ra khỏi hiện tại, thì tác phẩm của họ cũng phải thế. Nếu họ không tự dối mình, không treo lên cái chiêu bài giả mạo thì họ hãy ráng sức mà sáng tác đi". Đối với thứ văn học này, hình như Lỗ Tấn không công kích kịch liệt lắm như đối với thứ văn học dân tộc, hình như muốn khuyên họ quay đầu lại với hiện thực, nhưng rốt lại, "loại người thứ ba" vẫn tiêu diệt, văn h ọc c ủa h ọ cũng tiêu diệt theo. Còn một thứ văn học nữa gọi là văn học nhàn thích, cũng xuất hiện cùng m ột thời đó. Người chủ trương thứ văn học này là Lâm Ngữ Đường, b ạn v ới L ỗ Tấn, nhưng nhiều lần chỉ trích cái chủ trương ấy, Lỗ Tấn không hề nể mếch lòng bạn. Lâm Ngữ Đường ra hai cái tạp chí vào khoảng 1933 - 1936, tr ước là Lu ận ng ữ, sau là Nhân gian thế, đề xướng lối văn "u-mua"(5) và l ối văn "ti ểu ph ẩm"(6) của người Minh - Thanh, lấy "nhàn thích" làm tôn chỉ - nhà thích có ý là di dưỡng tánh tình, tánh tình của tác giả cũng của độc giả nữa. Lỗ Tấn nói: "Những cái gì của ông Ngữ Đường đề xướng ra, tôi thường hay phản đối... Bây giờ đây là lối văn u-mua chỉ có thứ dân ưa m ở h ội nghị bàn tròn(5) mới chơi được, chứ ở Trung Quốc không có, cả đến cái chữ để dịch nó cũng không có". Theo Lỗ Tấn, người Trung Quốc không sở trường lối văn umua, nếu miễn cưỡng bắt chước, rốt lại chỉ biến thành "bông phèng". Ông có dẫn lời Ngữ Đường: "Làm người phải đứng đắn, không nên đi vào con đường bất chính... Nhưng làm văn không giống làm người, phải u-mua, phải đùa đùa cười cười, phải khoái hoạt...". Đùa đùa cười cười là bông phèng ch ứ gì? Mà bông phèng là làm hề, chứ đâu có phải làm văn! Huống chi, trong khi Lâm Ngữ Đường đề xướng u-mua đó, Nhật Bản đánh chiếm Đông Tam tỉnh, Du Quan thất thủ, Nhiệt Hà nguy ngập, lại thêm Hoàng Hà vỡ đê, nhân dân nheo nhóc, nỡ lòng nào ngồi yên mà đùa đùa c ười c ười? L ỗ Tấn kéo Ngữ Đường trở về với hiện thực: "Hiện lúc này là lúc không có th ể umua được. Chính tạp chí Luận ngữ có tiền mà cũng không u-mua được, còn mong gì những người ở mấy miền đạn trái phá đầy trời, nước lụt tràn đất mà lại u-mua được?". Trong một bài tạp văn viết tháng tư năm 1934, Lỗ Tấn có nói: "Năm ngoái là năm u-mua gặp vận đỏ... không ngờ năm nay nó đảo vận, hết thảy tội ác đều đổ về nó...". Đó là cái tin cáo phó cho lối văn u-mua. Nói đến lối văn tiểu phẩm. Lâm Ngữ Đường cho rằng văn tiểu phẩm có cái đ ặc sắc là "tả tính linh". Theo ý Lỗ Tấn, có một số người tả được tính linh th ật, nhưng cái đó không có gì là đặc sắc. Bởi hoàn cảnh đương thời và sinh ho ạt c ủa tác giả, họ chỉ có ý tứ như thế thì họ viết ra như thế. Nhưng không phải h ết thảy văn tiểu phẩm đều "nhàn thích", có những tác giả khi gặp nguy nan cũng pha giọng cảm thương phản khích. Nhưng những sách về tiểu phẩm ấy tr ải qua nhiều lần "Văn tự ngục"(6) đời Mãn Thanh, đều đã bị đốt, bị hủy bản, cho nên những văn tiểu phẩm còn lại đến ngày nay mà chúng ta thấy ch ỉ là th ứ tính linh siêu hiện thực, "đi nửa lừng trời". Những tác gia ti ểu ph ẩm ấy, L ỗ T ấn nói, lúc còn có nước là cao nhân, lúc nước mất rồi cũng không mất chi làm dật sĩ. "Sĩ" thì trổi hơn thường dân, "dật" thì trốn khỏi trách nhiệm: Hiện giờ người ta đ ặc biệt đề cao tiểu phẩm Minh - Thanh, thực ra là có lý lắm, không lấy gì làm lạ. Câu nói của Lỗ Tấn vừa mới thuật lại đó nghe như lơ lửng mà sâu sắc l ắm. Sống ở một nước đang nguy khốn như thế, một thời đại c ạnh tranh kịch li ệt như thế, mà chỉ "tả tính linh", chuộng "nhàn thích", đặt mình ra khỏi cuộc đời, chẳng phải trốn trách nhiệm là gì? Ba chữ "có lý lắm", ý muốn nói Lâm Ng ữ Đường vì trốn trách nhiệm nên đề xướng tiểu phẩm Minh - Thanh. Tiếp đó, Lỗ Tấn nói tiên tri một câu: "Nhưng cái mộng làm cao nhân dật sĩ không được lâu dài đâu!". Quả nhiên trong năm 1936 thì "Nhân gian th ế" đình bản, Lâm Ngữ Đường đi sang Mỹ làm giảng sư ở một trường đại học. Ngoài sự đấu tranh về văn học, Lỗ Tấn còn đấu tranh về nghệ thuật n ữa. Trong những tập tạp văn của ông có nhiều bài nói về hội họa, v ề kh ắc g ỗ. Nh ất là v ề khắc gỗ, ông chú ý đặc biệt, săn sóc đặc biệt. Trong L ỗ T ấn th ư gi ản có m ột s ố đông nghệ sĩ khắc gỗ thư từ đi lại với ông. Có thể nói, Lỗ Tấn là người phục hưng cái bộ môn nghệ thuật này ở Trung Quốc về cận đại. Chỉ vì tôi dốt nghệ thuật, cho nên trong bài này tôi không dám bình luận đến.