Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đáp án đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa, đề đề xuất)

Gửi bởi: 2020-10-25 17:55:21 | Được cập nhật: 2021-02-20 17:12:11 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 329 | Lượt Download: 1

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊNVÙNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII

Trường THPT chuyên Lam Sơn

MÔN SINH HỌC - KHỐI 10
Ngày thi: 20/04/2019

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ XUẤT

Câu

Hướng dẫn này có 10 câu; gồm 08 trang)

Nội dung

Điểm

Câu 1 a. - Khi cấu trúc bậc 1 của prôtêin nào đó bị thay đổi thì chức năng của prôtêin đó 0,25
2,0
điểm

có thể bị thay đổi và cũng có thể không bị thay đổi.
- Giải thích: Cấu trúc hình thù không gian ba chiều (cấu trúc bậc 3) quyết định
hoạt tính chức năng của prôtêin. Vì vậy:
+ Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 không làm thay đổi cấu hình không gian -> chức 0,25
năng prôtêin không bị thay đổi.
+ Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 làm thay đổi cấu hình không gian -> chức năng 0,25
prôtêin bị thay đổi.
- Ví dụ: Nếu thay đổi cấu trúc bậc 1 làm thay đổi trung tâm hoạt động của enzim 0,25
thì chức năng của enzim bị ảnh hưởng. Nếu sự thay đổi này nằm ngoài vùng trung
tâm hoạt động thì chức năng của enzim không bị ảnh hưởng.
b. *Giải thích:
- Prôtêin được giải phóng vào trong môi trường nuôi cấy chứng tỏ đó là loại
prôtêin ngoại tiết.
- Nhà khoa học quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng và các cấu 0,25
trúc hình ống chính là cấu trúc của mạng lưới nội chất hạt,và trong các cụm cấu
trúc hình túi dẹt phẳng chính là cấu trúc của phức hệ gôngi.

0,25

- Sau khi hoocmôn được thêm vào, các chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất
và xuất hiện bên ngoài môi trường chứng tỏ sự bài xuất loại prôtêin này ra ngoài
tế bào theo con đường xuất bào và con đường này chịu sự chi phối của hoocmôn
được thêm vào.

1

*Cơ chế:
- Prôtêin được tổng hợp bởi mạng lưới nội chất hạt.
- Sau đó tới phức hệ Gôngi. Ở đây prôtêin được hoàn thiện cấu trúc, bao gói và 0,25
phân phối vào các túi (bóng).
- Khi chưa có tín hiệu của môi trường, prôtêin này được dự trữ trong các túi, bóng 0,25
trong tế bào.
- Khi có tín hiệu (các hoocmôn), các túi chứa prôtêin tập hợp dọc theo màng sinh
chất, hợp với màng và bài xuất prôtêin theo con đường xuất bào.
Câu 2 a) - Quá trình biểu hiện gen ở tế bào nhân thực phức tạp hơn ở tế bào vi khuẩn. Ở
2,0
điểm

0,5

sinh vật nhân thực hầu hết các phân thử mARN phải được cắt intron, nối exon
trước khi chúng được dịch mã. Do vậy, màng nhân sẽ phân tách hoàn toàn hai quá
trình phiên mã và dịch mã cả về không gian và thời gian. Phân tử tiền mARN sẽ
được giữ ở trong nhân cho đến khi nó được cắt nối hoàn chỉnh để tạo thành phân
tử mARN trưởng thành. Sau đó, phân tử mARN mới được phép rời khỏi nhân để
tới vị trí của ribôxôm ngoài tế bào chất và được dịch mã.
- Gen của tế bào vi khuẩn không có vùng intron, do vậy các phân tử mARN được

0,5

dịch mã ngay khi nó đang được phiên mã mà không cần phải có quá trình cải biến
=> việc không có màng nhân giúp quá trình phiên mã và dịch mã xảy ra đồng thời
ở tế bào vi khuẩn.
b) Vì màng sinh học tạo nên một khoang kín, một mặt của lớp màng kép này
hướng vào phía trong khoang, trong khi mặt kia hướng ra phía bên ngoài khoang.

0,5

Do vậy, mỗi mặt tương tác với một loại môi trường khác nhau và thực hiện các
chức năng khác nhau. Chính các chức năng khác nhau này quyết định trực tiếp
đến thành phần phân tử đặc trưng của mỗi mặt.
c. Sau một thời gian nuôi cấy trong môi trường thích hợp, nhận thấy tế bào thứ
nhất vẫn sống còn tế bào thứ hai bị chọc thủng màng nhân bị chết. - Giải thích: Do 0,5
tính không hàn gắn của màng nhân.
+ Màng nhân tích điện dương nên khi một phần màng nhân bị hủy hoại, nó không
có khả năng thấm Ca2+ nên màng không được hàn gắn lại => nhân chết =>tế bào

2

chết.
+ Màng sinh chất tích điện âm nên khi một phần màng bị hủy hoại, nó có khả
năng thấm Ca2+ nên màng được hàn gắn lại => tế bào sống
Câu 3 a. - Ở lục lạp, khi các photon tác động, các electron ở lớp ngoài cùng bị bật ra và 0,5
2,0
điểm

được chất nhận e sơ cấp trong quang hệ bắt giữ khiến cho chúng không rơi lại
trạng thái nền.
- Ở dung dịch chlorophyll tách rời, khi các photon tác động, các electron ở lớp 0,5
ngoài cùng bị bật ra và không được chất nhận e sơ cấp trong quang hệ bắt giữ,
khiến cho chúng rơi lại trạng thái nền → tỏa nhiệt và phát sáng
b. Nếu phân tử nước được tham gia đánh dấu phóng xạ bằng 18O, thì phân tử O2 sẽ
được đánh dấu phóng xạ đầu tiên ngay sau quá trình quang phân ly nước.
- Nếu H2O trong đó H thường được thay thế bằng 3H tham gia quang hợp thì chưa

0,25

rõ chất nào sẽ được đánh dấu phóng xạ đầu tiên bởi 3H, tuy nhiên nếu lựa chọn từ
các chất đã cho ở mục trên, nhiều khả năng nhất là NADPH+H+ sẽ được đánh dấu
phóng xạ.
- Nếu ta thêm CO2 trong đó C thường được thay thế bằng 14C thì chất đầu tiên

0,25

được đánh dấu phóng xạ là 3PG, còn nếu là các chất trong 4 chất kể trên thì G3P
là chất đầu tiên.
- Cơ chế của Quang photphorin không vòng
+ PSII nhận photon, phân tử diệp lục 680 chuyển thành trạng thái kích động, nó

0,25

truyền e qua chuỗi truyền điện tử: Plastoquinone, phức hệ cytochrome b6/f,
Plastocyanine, PSI. Ở PSI, nhận thêm photon và electron lại được đẩy đến
Feredoxine và NADP reductase, ở đây e, H+ sẽ được kết hợp với NADP+ tạo thành
NADPH+H+.
+ Trên con đường đi của điện tử, trong giai đoạn e đi qua Plastoquinone, nó kích
hoạt bơm proton đẩy H+ từ stroma vào xoang thylacoid làm tăng gradient H+ so
với stroma, hệ quả là kích hoạt ATPsynthetase để tổng hợp ATP. Diệp lục trung
tâm P680 của PSII bị mất e sẽ được bù từ e của phản ứng quang phân ly nước.

3

0,25

Câu 4 a. - Chu trình axit xitric sử dụng NAD+ và FAD+ để tạo ra NADH và FADH2. Quá
2,0

trình photphorin hóa oxy hóa sẽ chuyển hóa NADH và FADH2 ngược lại thành

điểm

NAD+ và FAD+. Việc tái sử dụng và tuần hoàn những nhân tố này giữa chu trình

0,5

axit xitric và photphorin hóa oxi hóa là rất quan trọng vì chúng chỉ tồn tại với một
lượng rất nhỏ.
- Oxi là chất nhận điện tử cuối cùng của chuỗi vận chuyển điện tử xảy ra trên

0,5

màng trong ty thể => khi không có oxi, chuỗi truyền điện tử không hoạt động và
quá trình tổng hợp ATP bị dừng lại. Do vậy, NADH và FADH2 không được
chuyển hóa lại thành NAD+ và FAD+. Kết quả là chu trình axit xitric nhanh chóng
sử dụng hết NAD+, FAD+ và chuyển chúng thành dạng NADH, FADH2. Khi hết
NAD+ và FAD+ thì chu trình axit xitric sẽ bị dừng lại.
b) Lý do có sự khác biệt về lượng ATP được tạo thành từ một phân tử FADH2 và
NADH là vì: các electron mang bởi FADH2 có năng lượng (43.4 kcal/mol) ít hơn

1,0

năng lượng mang bởi các electron của NADH (52.6kcal/mol). Do vậy, FADH2 sẽ
chuyển điện tử vào chuỗi hô hấp ở vị trí có năng lượng thấp hơn so với NADH và
quá trình vận chuyển electron FADH2 tới ôxy sẽ vận chuyển được ít proton H+
hơn => sự thay đổi pH là thấp hơn => ATP được tạo ra ít hơn.
Câu 5 a. Adrênalin (epinephrin) tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với
2,0
điểm

thụ thể màng, phức hệ [adrênalin/thụ thể] hoạt hóa prôtêin G, prôtêin G hoạt hóa 1,0
enzym adênylat – cyclaza, enzym này phân giải ATP → AMP vòng (cAMP),
cAMP hoạt hóa các enzym kinaza, các enzym này chuyển nhóm phosphat và hoạt
hoá enzym glicôgen phosphorylaza là enzym xúc tác phân giải glicôgen thành
glucôzơ. Tiêm adrênalin trực tiếp vào trong tế bào không gây đáp ứng do thiếu thụ
thể màng.

0,5

b. cAMP có vai trò là chất thông tin thứ hai có chức năng hoạt hóa enzym
photphorilaza phân giải glycogen → glucôzơ, đồng thời có vai trò khuếch đại
thông tin: 1 phân tử adrênalin → 104 phân tử cAMP → 108 phân tử glucôzơ.

0,5

c. Adrênalin → thụ thể màng → Prôtêin G → enzym adênylat cyclaza → cAMP

4

→ các kinaza → glicôgen phosphorylaza → (glicôgen → glucôzơ).
Câu 6 a. - Hai trường hợp trên giống nhau là mỗi NST đều gồm hai nhiễm sắc tử chị em 0,5
2,0

và đều xếp thành một hàng trên mặt phẳng phân bào. Tuy vậy, nhiễm sắc thể đang

điểm

phân chia nguyên phân có 2 nhiễm sắc tử giống hệt nhau; trong khi đó, nhiễm sắc
thể đang phân chia giảm phân II thường chứa 2 nhiễm sắc tử khác biệt nhau về
mặt di truyền do trao đổi chéo xảy ra ở giảm phân I.
- Tại vị trí tâm động của nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên thì protein thể động

0,5

(kinetochor) liên kết cả ở hai phía của tâm động, do vậy thoi phân bào liên kết với
tâm động ở cả hai phía của nhiễm sắc thể thông qua kinetochor.
b. Nếu tiếp hợp không xuất hiện và các thể vắt chéo không hình thành giữa hai

1,0

nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì chúng sẽ sắp xếp sai
(không thành 2 hàng) trên mặt phẳng phân bào, dẫn đến sự phân li ngẫu nhiên
(thường không đúng) về các tế bào con trong giảm phân I. Kết quả của hiện tượng
này là các giao tử hình thành thường mang số lượng nhiễm sắc thể bất thường.
Câu 7

a. Vẽ và chú thích đầy đủ đồ thị biểu diễn tốc độ hấp thụ ban đầu các chất theo

2,0

nồng độ.

điểm
0,5

b. Sự hấp thụ chất B qua đồ thị cho thấy tốc độ vận chuyển các chất vào trong tế
bào lúc đầu tăng cùng với việc tăng nồng độ các chất. Nhưng đến một giai đoạn
nhất định thì tốc độ phản ứng gần như không tăng ngay kể cả khi nồng độ chất tan
tiếp tục tăng lên. Chất B được vận chuyển qua kênh prôtêin và việc tốc độ vận

5

0,5

chuyển của chất B không tăng ở giai đoạn sau là hiện tượng bão hòa kênh
Sự hấp thụ chất A qua đồ thị cho thấy tốc độ vận chuyển chất tan phụ thuộc
tuyến tính vào nồng độ chất tan. Điều này chỉ ra rằng chất A được khuếch tán

0,5

trực tiếp qua lớp lipit kép của màng tế bào và mà không cần phải qua kênh
prôtein xuyên màng.
Từ đồ thị cho thấy:
- Chất

A là ethanol vì ethanol là chất phân tử nhỏ, không tích điện nên có

thể khuyếch tán trực tiếp qua lớp lipid kép của màng tế bào dễ dàng hơn rất

0,25

nhiều so với axêtat.
- Chất

B là axêtat vì là chất tích điện nên sẽ khó khuyếch tán trực tiếp qua

lớp lipid kép của màng tế bào vì lớp phospholipid kép có chứa các đuôi

0,25

hydrocarbon kị nước (không phân cực).
Câu 8

- Phương

pháp 1. Làm tiêu bản và quan sát tế bào dưới kính hiển vi, S.cerevisiae

2,0

là sinh vật nhân thực có hình bầu dục, kích thước lớn có thể quan sát dưới kính

điểm

hiển vi với độ phóng đại 400 lần. Trong khi đó E. coli là vi khuẩn sinh vật nhân

0,25

sơ, hình que, kích thước của E. coli nhỏ hơn nhiều so với S.cerevisiae nên phải
phóng to ít nhất 1000 lần mới nhìn thấy rõ hình thái tế bào.
- Phương

pháp 2. Dùng phương pháp lên men dịch ép hoa quả để phân biệt hai

0,25

loài: sử dụng dịch chiết hoa quả vô trùng chia đều ra hai bình như nhau rồi cấy
vi sinh vật vào. Sau đó bịt kính bình và giữ ở nhiệt độ, thời gian thích hợp. Nếu
bình nào sinh ra nhiều CO2, tạo ra nhiều bọt khí có mùi rượu thì bình đó chứa
nấm men, bình còn lại là chứa E. coli (do E. coli không có khả năng lên men
rượu)
- Phương

pháp 3. Bổ sung vào hai ống nghiệm chất kháng sinh có khả năng ức

0,25

chế sự phát triển của E.coli. Ở ống nghiệm chứa E.coli thì E. coli sẽ không sinh
trưởng và không phát triển được.
- Phương

pháp 4. Có thể kiểm tra bằng hình thức quan sát khuẩn lạc trên môi

trường nuôi cấy vi khuẩn (MPA) và môi trường nuôi cấy nấm men (Hansen). E.
coli mọc kém hoặc không mọc trên môi trường nấm men, còn nấm men mọc

6

0,25

tốt ở cả hai môi trường.
Câu 9

a. - Virut cúm sử dụng ARN polymerase của nó và nguyên liệu của tế bào chủ để 0,25

2,0

(phiên mã) tổng hợp mARN (ARN+) trên khuôn ARN của nó (ARN -)

điểm

- Các mARN (ARN +) mới được tổng hợp được dùng làm khuôn để tổng hợp các 0,25
ARN hệ gen mới (ARN -) của virut, đồng thời được dùng làm khuôn để tổng hợp
(dịch mã) protein vỏ capsit và vỏ ngoài để lắp ráp thành virut mới.
b. Sự khác biệt trong cấu trúc của 2 loại tế bào giữ vai trò quan trọng trong các
quá trình này:
- Vi khuẩn có thành tế bào còn động vật không có thành tế bào.

0,25

- Vi rút kí sinh vi khuẩn xâm nhập khi có mặt nguyên liệu nhân của vật chủ trong 0,25
khi vi rút động vật tìm được 1 cách vận hành ở đó nguyên liệu nhân được bao bọc
bởi 1 màng.
c. Bệnh do virut gây ra thường nguy hiểm vì:
- Vi rút kí sinh bên trong tế bào nên hệ thống miễn dịch của tế bào không thể phát 0,25
huy tác động. Muốn tiêu diệt vi rút phải phá hủy cả tế bào chủ.
- Khi xâm phập được vào tế bào chủ, vi rút điều khiển toàn bộ hệ thống sinh tổng 0,25
hợp của tế bào chủ chuyển sang tổng hợp các thành phần của vi rút làm rối loạn
hoạt động của tế bào, có thể dẫn đến phá hủy tế bào.
- Vi rút có phương thức sinh sản đặc biệt nên nhân lên rất nhanh chóng và lây lan 0,25
nhanh.
- Vi rút rất dễ phát sinh biến dị (đặc biệt là các virut có ARN và các Retrovirus)

0,25

làm xuất hiện các chủng vi rút mới. Do đó việc sản xuất vacxin luôn theo sau sự
xuất hiện các chủng vi rút mới.
Câu

a. + Tương tác giữa virus với tế bào vật chủ là tương tác đặc hiệu giữa gai vỏ vi

10

rút với thụ quan màng tế bào.

2,0

+ Chỉ có limpho T-CD4 mới có thụ quan CD4 màng tương thích HIV.

0,25

điểm

+ Vỏ trong: do vật chất di truyền của HIV qui định tổng hợp từ nguyên liệu và bộ

0,25

7

0,25

máy sinh tổng hợp protein của tế bào chủ.
+ Vỏ ngoài: có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào limpho T và các gai

0,25

protein do vi rút qui định tổng hợp.
b. Virut chỉ xâm nhập vào tế bào nếu chúng tìm được thụ thể phù hợp. Trong quá
trình biệt hoá từ tế bào gốc, tế bào hồng cầu bị mất nhân, tức là không có ADN.
Nếu virut xâm nhập vào tế bào hồng cầu thì không nhân lên được. Đây có thể là
một giải pháp chống HIV trong tương lai.
---------Hết------

8

1,0