17 ĐỀ THI GIỮA HK 2 VĂN 6
Nội dung tài liệu
Tải xuống
Link tài liệu:
Có thể bạn quan tâm
Thông tin tài liệu
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ 1
Câu 1: (0,5 điểm)
Văn bản “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi trích chương mấy ở truyện nào?
Câu 2: (1,5 điểm)
Văn bản “Cây tre Việt Nam” đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì?
Câu 3: (0,5 điểm)
Thế nào là ẩn dụ?
Câu 4:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Phát hiện biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ở hai
câu trên? (1,5 điểm)
Câu 5:(6 điểm)
Miêu tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi?
-----------------Hết------------------
1
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ 2
I. Trắc nghiệm (3đ – Mỗi câu đúng được 0,25đ - Riêng câu 11 0,5đ)
Câu 1: Nhân vật Dượng Hương Thư xuất hiện trong văn bản nào?
A. Buổi học cuối cùng
B. Bức tranh của em gái tôi
C. Vượt thác
D. Sông nước Cà Mau
Câu 2: Văn bản”Bài học đường đời đầu tiên”được kể bằng lời của nhân
vật nào?
A. Tác giả
B. Chị Cốc
C. Dế Choắt
D. Dế Mèn
Câu 3: Trong truyện”Bức tranh của em gái tôi”ai là nhân vật chính?
A. Kiều Phương
C. Người anh
B. Hoạ sĩ Tiến Lê
D. Người anh và Kiều Phương
Câu 4: Nhân vật chính của văn bản”Đêm nay Bác không ngủ”Là ai?
A. Bác Hồ
B. Anh đội viên
C. Anh đội viên và Bác Hồ
D. Tác giả
Câu 5: Vì sao trong truyện”Bức tranh của em gái tôi”, người anh lại thấy xấu hổ khi xem
tranh của em gái mình?
A. Em gái vẽ xấu quá.
B. Em gái vẽ đẹp hơn bình thường.
C. Em gái vẽ bằng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu.
D. Em gái vẽ đôi mắt to quá.
Câu 6: Nghệ thuật đặc sắc trong văn bản”Vượt thác”là gì?
A. Dùng nhiều từ gợi hình, dùng phép nhân hóa, so sánh.
B. Dùng nhiều từ gợi hình, dùng phép nhân hóa.
C. Dùng nhiều từ gợi hình, dùng phép so sánh.
D. Dùng nhiều từ gợi hình, dùng phép liệt kê.
Câu 7: Bài thơ”Đêm nay Bác không ngủ”kể chuyện gì?
A. Chuyện một đêm Bác không ngủ vì cảnh thiên nhiên quá đẹp.
B. Chuyện một đêm không ngủ của Bác ở Phủ Chủ tịch.
C. Chuyện một đêm không ngủ của Bác ở Việt Bắc.
D. Chuyện một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch.
Câu 8: Hình ảnh nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa?
A. Trong họ hàng nhà Chổi thì cô bé Chổi Rơm xinh nhất.
B. Ơi chú gà ơi! Ta yêu chú lắm.
C. Bố em đi cày về.
D. Kiến hành quân đầy đường.
Câu 9: Trong câu văn sau câu nào miêu tả tâm lí nhân vật?
A. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
B. Chợ Năm Căn Nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
C. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
D. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống bàn khóc.
2
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
Câu 10: Câu nào trong các câu sau sử dụng phép tu từ ẩn dụ?
A. Ông trời mặc áo giáp đen ra trận.
B. Gậy tre chống lại sắt thép quân thù.
C. Bác Hồ giống như người cha tóc bạc. D. Người Cha mái tóc bạc.
Câu 11: Xác định và sắp xếp phép so sánh trong câu sau: (0,5đ)
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan.
II. Tự luận: 7 đ
Câu 1: (2 điểm) Xác định biện pháp tu từ nhân hoá trong đoạn văn sau và cho biết thuộc
kiểu nhân hoá nào?
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại
bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con
người. (Thép Mới)
Câu 2 (5 điểm): Hãy tả lại cảnh đẹp em yêu thích.
-----------------Hết------------------
3
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ 3
Câu 1: (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
…”Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người
tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng
tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm
máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng”
(Ngữ Văn 6 – Tập 2)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Được viết theo phương thức biểu đạt nào?
(1điểm)
b. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)
c. Đoạn văn trên ai là người đứng ra kể chuyện? Người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5điểm)
Câu 2: (7,0 điểm):
Em hãy miêu tả lại người bà kính yêu của em?
-----------------Hết------------------
4
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ 4
Câu 1 (2,0 điểm).
a) So sánh sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ?
b) Xác định phép tu từ có trong đoạn thơ dưới đây và cho biết tác dụng của việc sử dụng
biện pháp tu từ ấy?
“Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè”…
Câu 2 (3,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả
người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và
nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai
lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng…”
(SGK Ngữ Văn 6 – tập 2)
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Cho biết các phương thức
biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên?
b) Trong đoạn văn trên ai là người kể chuyện? Người kể chuyện ở ngôi thứ mấy?
c) Nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn văn trên?
Câu 3 (5,0 điểm).
Dựa vào bài thơ”Lượm”của Tố Hữu, hãy viết bài văn miêu tả chú bé liên lạc Lượm.
-----------------Hết------------------
5
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ 5
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Nhân hóa là gì?
b) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
"Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh
liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang
trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt thác"
(Vượt Thác - Võ Quảng)
Câu 2 (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên vàng.
a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Văn bản ấy thuộc thể loại gì? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
c) Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng trong việc miêu tả nhân vật?
Câu 3 (5,0 điểm)
Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em.
-----------------Hết------------------
6
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN 6
Thời gian làm bài: 60 phút
ĐỀ 6
Câu 1: (4,0 điểm) Cho câu thơ sau:
“Chú bé loắt choắt…”
a. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã
học?
b. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
c. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc
sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai
khổ thơ trên?
Câu 2: (6,0 điểm)
Viết bài văn ngắn miêu tả cảnh mùa xuân (trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ
là và gạch chân câu trần thuật đơn có từ là ấy)
-----------------Hết------------------
7
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ 7
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định các phó từ có trong đoạn văn sau:
“Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và
rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.”
(Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài)
Câu 2 (4,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...’’
a, Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả bài thơ?
b, Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật tu từ nào? Chép lại
những dòng thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật ấy và nêu tác dụng.
c, Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 3 (5,0 điểm)
Hãy tả lại cảnh quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời.
-----------------Hết------------------
8
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN 6
Thời gian làm bài: 60 phút
ĐỀ 8
Cho đoạn văn:
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú
lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên
đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính
mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm
lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh…”
1. Đoạn văn trên trích ở tác phẩm nào? Của ai? Nêu hiểu biết của em về tác giả? (2,0 điểm)
2. Đoạn trên tả cảnh gì? Cho biết tác giả đã chọn điểm nhìn ở đâu để miêu tả cảnh ấy. (1,5
điểm)
3. Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn. (0,5 điểm)
4. Câu văn:”Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.”vắng
thành phần chính nào? Việc vắng thành phần chính ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác
giả? (1,5 điểm)
5. Viết đoạn văn (7-9 câu) với câu chủ đề:”Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô thật rực rỡ
và tráng lệ.”.Chỉ ra một từ láy và một cụm danh từ. (4,5 điểm)
-----------------Hết------------------
9
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ 9
Câu 1: (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người
tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi
từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi
liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng".
(Ngữ Văn 6 - Tập 2)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt của đoạn văn? (1,0
điểm)
b. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)
c. Đoạn văn trên ai là người đứng ra kể chuyện? Người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5
điểm)
Câu 2: (7,0 điểm)
Em hãy miêu tả lại một người thân trong gia đình của em? (ông, bà, cha, mẹ…).
-----------------Hết------------------
10