Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc 2 tháng 1 2020 lúc 11:05:54


Đề 1. Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.

Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu về lần em trót xem nhật kí của bạn. Lỗi lầm đó khiến em có cảm xúc thế nào trong hiện tại.

2. Thân bài

- Hoàn cảnh khi nhìn thấy nhật kí: Trong một lần ngồi trong lớp coi lớp giờ thể dục, tôi thấy cuốn sổ nhỏ rơi ở gần bục giảng.

- Khi nhìn thấy cuốn nhật kí, tôi khá lưỡng lự, đã định giữ và trả cho bạn nào đánh rơi.

- Suy nghĩ một hồi lâu, tôi không thắng nổi tính tò mò của mình nên đã mở ra để xem trong đó viết gì.

- Sau khi lật mở những trang đầu ra, tôi không thể kiềm lòng mình nên đã mở những trang tiếp theo.

- Bỗng lúc đó, bạn An (chủ nhân cuốn sổ) đã bước vào lớp, thấy tôi đang đọc cuốn nhật kí của bạn ấy, thì An vô cùng tức giận.

- An không làm lớn chuyện nhưng bạn ấy không nói, không chơi với tôi trong một tuần.

- Tôi đã rất ân hận vì hành động xâm phạm bí mật riêng tư của người khác, tôi đã xin lỗi An và mong bạn ấy bỏ qua.

3. Kết bài

- Dù An đã tha thứ cho tôi sau nhiều ngày nhưng tôi vẫn luôn ân hận. Tôi cố gắng quan tâm và chia sẻ nhiều hơn với An. Nhờ thế mà giữa chúng tôi luôn có sự chia sẻ những bí mật với nhau.

- Qua chuyện đó, chúng tôi thân nhau hơn, và tôi rút ra bài học cho mình: không bao giờ xâm phạm tới bí mật riêng tư của người khác

Đề 2. Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

Dàn ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu về hoàn cảnh gặp gỡ (không gian, địa điểm, thời gian, nhân vật)

2. Thân bài: Diễn biến cuộc gặp gỡ:

- Khắc họa hình ảnh người lính lái xe sau nhiều năm chiến tranh kết thúc: Giọng nói, tiếng cười, trang phục, lời nói…

- Tưởng tượng ra cuộc trò chuyện với người lính lái xe.

- Trao đổi về hoàn cảnh chiến đấu thời chống Mĩ khốc liệt như thế nào?

- Hỏi về cảm xúc của người lính lái xe khi phải đối mặt với hiểm nguy.

- Khi không có các phương tiện còn giặc lại có vũ khí hiện đại tối tân làm thế nào chúng ta có thể chiến thắng được.

- Bày tỏ suy nghĩ về chiến tranh, về những trang sử hào hùng của cha ông.

3. Kết bài

- Khoảnh khắc chia tay người lính lái xe, ấn tượng về nhân vật và giấc mơ.

Đề 3. Nhân ngày 20 – 11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.

1. Mở bài

- Giới thiệu về hoàn cảnh gặp gỡ, nêu về kỉ niệm đáng nhớ giữa bản thân với thầy cô giáo cũ.

(Nhân dịp chào đón ngày 20/11, tôi bồi hồi nhớ về kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô).

2. Thân bài: Kể lại câu chuyện:

- Nói chung về thầy cô đó:

+ Đó là câu chuyện vui, buồn, xảy ra trong hoàn cảnh, thời gian nào?

+ Kỉ niệm liên quan tới thầy cô giáo dạy lớp mấy của em

+ Dáng vẻ, tính tình, công việc hằng ngày của thầy cô

- Diễn biến của kỉ niệm (câu chuyện)

+ Câu chuyện khởi đầu như thế nào, đâu là cao trào của câu chuyện?

+ Tình cảm, cách ứng xử của thầy cô và những người biết/ chứng kiến câu chuyện.

+ Kết thúc của câu chuyện đó diễn ra thế nào?

+ Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân thông qua kỉ niệm.

+ Tấm lòng, vai trò của thầy cô dành cho học trò nói chung và dành cho em nói riêng.

3. Kết bài

- Kỉ niệm đáng nhớ đó để lại ấn tượng với em thế nào. Tình cảm và sự kính trọng của em dành cho người thầy/ cô ấy.

Đề 4. Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12). Trong buổi gặp đõ, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình và thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

Dàn ý

1. Mở bài

- Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày 22/12, trường em tổ chức tới doanh trại…

- Em đại diện cho các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh bảo vệ Tổ Quốc.

2. Thân bài

- Không khí phấn chấn, sôi động khi chuẩn bị cho chuyến đi.

- Trên đường đi mọi người háo hức mong muốn được gặp các chú bộ đội.

- Khi gặp gỡ, sau màn chào hỏi, mọi người cùng đi thăm quan phòng sinh hoạt truyền thống, nơi tập luyện, phòng ăn tập thể… của đơn vị.

- Trên hội trường diễn ra cuộc gặp gỡ, giao lưu nghe các anh, các chú nói chuyện

+ Giới thiệu người giao lưu.

+ Nội dung câu chuyện, kể về việc gì, kể về ai, diễn ra ở đâu, trong hoàn cảnh như thế nào?

+ Các chú, các anh nói về chuyện chiến đấu trong lịch sử, về truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam, những câu chuyện đời thường,…

- Thay mặt các bạn em phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh dã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

+ Phát biểu tình cảm: tự hào, biết ơn, xúc động.

 + Lời hứa: phấn đấu học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng với thế hệ cha anh.

3. Kết bài

- Thông qua cuộc gặp gỡ để lại cho em những cảm xúc gì?

- Lời hứa, lời tự nhủ, mong ước riêng của bản thân.


Được cập nhật: 18 tháng 3 lúc 8:51:48 | Lượt xem: 305

Các bài học liên quan