Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc 2 tháng 1 2020 lúc 9:55:05


Mục lục
* * * * *

GHI NHỚ

- Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam.

- Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.

Truyện Kiều của Nguyễn Du

HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều.

1. Thời đại:

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

- Giai đoạn này có nhiều biến động dữ dội:

+ Chế độ phong kiến Việt nam khủng hoảng trầm trọng.

+ Bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên ở khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch 20 vạn quân Thanh xâm lược.

2. Gia đình:

- Nguyễn Du sinh ra trong gia đình quan lại quý tộc. Sinh trưởng trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, quê hương giàu truyền thống không chỉ về tinh thần yêu nước mà còn về sáng tác văn học.

- Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng làm đến chức tể tướng.

- Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng giữ chức quan to dưới thời Lê – Trịnh, từng tham gia can dự vào nhiều công việc triều chính quan trọng.

3. Con người và cuộc đời:

- Cuộc đời: Sớm mồ côi cả cha và mẹ. Cuộc đời chịu nhiều sóng gió từ cả gia đình và thời đại.

- Thuở nhỏ được tiếp xúc với nền Hán học nên chất văn học bác học là yếu tố được hình thành từ sớm.

- Bên cạnh đó, 10 năm gió bụi chìm nổi, được sống, tiếp xúc, gần gũi với đời sống các tầng lớp nhân dân đã tạo nên chất liệu văn học bình dân trong con người tài hoa Nguyễn Du.

=> Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu vốn văn hóa dân tộc và văn chương trong nước cũng như nước ngoài. Do đi nhiều, tiếp xúc nhiều nên ông có vốn sống phong phú và dễ lòng cảm thông với số phận khổ đau của nhân dân, đặc biệt là người phụ nữ.

=> Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà văn nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Câu 2. Kể tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần của tác phẩm.

Kiệt tác Truyện Kiều có 3 phần:

Phần 1. Gặp gỡ và đính ước.

          Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sinh trưởng trong gia đình trung lưu, lương thiện, sống trong cảnh “Êm đềm trướng rủ màn che” cùng cha mẹ và em trai Vương Quan, em gái Thúy Kiều. Trong buổi du xuân, tiết Thanh minh, Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau, giữa họ chớm nở một mối tình thật đẹp. Kiều đến ở trọ bên cạnh nhà Thúy kiều để được gặp gỡ và trò chuyện cùng Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi và đúng dịp gia đình Vương Ông sang Vương viên ngoại dự tiệc, Thúy Kiều đã “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”. Họ đã chủ động, tự do đính ước với nhau.

Phần 2. Gia biến và lưu lạc.

          Trong khi Kim Trọng phải về quê chịu tang chú thì gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn mình thì bán mình chuộc cha. Từ đây, Kiều chính thức dấn thân, bước vào mười lăm năm đoạn trường.

          Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh và Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, Kiều được Thúc Sinh chuộc ra, lấy làm vợ lẽ. Nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang thì Hoạn Thư – vợ Thúc Sinh đánh ghen. Kiều chịu kiếp đày đọa, chỉ biết nương nhờ cửa Phật.

          Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – kẻ buôn người bán thịt như Tú Bà. Kiều lại rơi vào lầu xanh lần hai. Tại đây, Kiều đã gặp và được người anh hùng Từ Hải chuộc ra. Từ Hải đã giúp Kiều báo ân, báo oán. Nhưng Kiều vì mắc lừa mưu kế của Hồ Tôn Hiến mà khuyên Từ Hải ra hàng, Từ Hải bị giết. Kiều phải hầu rượu và bán cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi hổ, bẽ bàng, Kiều trẫm mình xuống sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu. Kiều lại nương nhờ cửa Phật lần hai.

Phần 3. Đoàn tụ.

          Sau khi về quê chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều thì hay tin gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kim vô cùng đau đớn, một mặt vẫn kết duyên cùng Vân, một mặt đi tìm Kiều. Chàng cất công lặn lội khắp nơi tìm tung tích Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim – Kiều được gặp lại nhau, được đoàn tụ cùng gia đình. Chiều ý mọi người, Kim – Kiều nối lại mối duyên với nhau nhưng cả hai cùng ước nguyện “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”. Kiều kết thúc mười lăm năm đoạn trường, lưu lạc đầy sóng gió với “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.


Được cập nhật: 9 giờ trước (12:54:37) | Lượt xem: 463

Các bài học liên quan