Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc 2 tháng 1 2020 lúc 9:53:13


Mục lục
* * * * *
Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

I. TẠO TỪ NGỮ MỚI

1. Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ mới nào được tạo nên từ cơ sở các từ sau: "điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ". Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó.

Trả lời

- Điện thoại vô tuyến: điện thoại không sử dụng mạng dây truyền.

- Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người.

- Điện thoại nóng: điện thoại dành riêng để tiếp nhận và giải quyết các vấn đề khẩn cấp, vào bất kì lúc nào.

- Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

- Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách có ưu đãi.

- Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với các sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ.

2. Trong tiếng Việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình X + tặc (như không tặc, hải tặc,...). Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó.

Trả lời

- Tin tặc: người dùng kĩ thuật máy tính xâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.

- Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng.

GHI NHỚ

Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.

II. MƯỢN TỪ NGỮ CỦA TIẾNG NƯỚC NGOÀI

1. Hãy tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích [...]

Trả lời

a. Truyện Kiều: Thanh minh, tảo mộ, bộ hành, tài tử, giai nhân,

b. Bạc mệnh, duyên phận, đoan trang, trinh bạch.

2. Tiếng Việt dùng những từ ngữ nào để chỉ những khái niệm [...] và Những từ này có nguồn gốc từ đâu

Trả lời

a. AIDS

b. Marketing (Ma-két-ting)

- Đây là những từ mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những khái niệm mới xuất hiện trong đời sống nhân loại.

GHI NHỚ

Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

III. LUYỆN TẬP

Bài 1. Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới theo kiểu x + tặc ở trên.

Trả lời

Hai mô hình có khả năng tạo ra những từ mới như kiểu x + tặc ở trên là:

- Bất + x, thí dụ: bất như ý, bất hợp pháp, bất thành văn, bất hợp tác...

- Vô + x; thí dụ: vô lương tâm, vô cảm...

- X + hoá, thí dụ: ôxi hoá, lão hoá, cơ giới hoá...

Bài 2. Tìm năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó.

Trả lời

- Hiệp định khung: hiệp định có tính nguyên tắc chung về một vấn đề lớn có thể căn cứ vào đó để triển khai và kí kết những vấn đề cụ thể, được kí kết thường là giữa hai chính phủ, hai tổ chức chính trị, kinh tế.

- Thương hiệu: nhãn hiệu hàng hoá (thường đã được kiểm chứng) dùng trên thị trường.

- Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở khoa học kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác cao.

- Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ các cuộc giao lưu trực tiếp nhau qua hệ thống thu hình và phát hình qua hệ thống ca-mê-ra giữa các điểm cách xa nhau.

- Siêu sao ca nhạc: ca sĩ vượt lên những ngôi sao ca nhạc khác.

- Cơm bụi: cơm giá rẻ, trong hàng quán nhỏ, tạm bợ.

- Công viên nước: công viên trong đó chủ yếu là những trò chơi dưới nước.

Bài 3. Dựa vào kiến thức đã học chỉ rõ các từ sau từ nào mượn Hán, từ nào mượn Ấn Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ

Trả lời

- Các từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.

- Các từ mượn tiếng châu Âu: xà phòng, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, ca nô.

Bài 4. Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi được hay không?

Trả lời

- Từ có thể phát triển về nghĩa và về số lượng từ.

- Có hai cách phát triển từ vựng về số lượng là tạo từ mới và mượn tiếng nước ngoài.

- Do đó từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi khi cuộc sống của chúng ta và thế giới luôn vận động và phát triển. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không phát triển thì ngôn ngữ đó không đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và nhận thức của người bản ngữ.


Được cập nhật: 11 tháng 4 lúc 22:42:54 | Lượt xem: 465

Các bài học liên quan