Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc 31 tháng 12 2019 lúc 16:38:41


Mục lục
* * * * *
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

I. TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. Ôn tập văn bản thuyết minh

a. Tính chất của văn bản thuyết minh: khách quan, thực tế, là loại văn bản cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người về những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

b. Mục đích của văn bản thuyết minh: là kiểu văn bản thông dụng nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

c. Các phương pháp thuyết minh thường dùng:

- Phương pháp nêu định nghĩa.

- Phương pháp liệt kê: nêu ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó.

- Phương pháp nêu ví dụ cụ thể.

- Phương pháp dùng số liệu (con số)

- Phương pháp so sánh.

- Phương pháp phân loại, phân tích.

2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật

Yêu cầu: Đọc văn bản Hạ Long - Đá và nước (Trang 12 SGK) và cho biết: Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?

Trả lời:

* Văn bản này thuyết minh đặc điểm của "đá" và "nước" ở vịnh Hạ Long.

* Tác giả đã đưa ra các nhận xét ngắn gọn, chính xác "chính nước làm cho đá sống động, làm cho đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, Có trị giác, có tâm hồn". Các ý ở đoạn thứ hai, thứ ba, thứ tư của bài nhằm chứng minh cho nhận xét trên.

- Văn bản đã cung cấp cho ta những tri thức khách quan về “đá” và “nước”.

- Bài văn sử dụng phương pháp giải thích, phân loại và miêu tả là chính.

Bên cạnh đó, có lúc tác giả đưa vào các biện pháp tu từ nhân hoả: “và cái thập loại chúng sinh Đá chen chúc khắp vịnh Hạ Long kia, già đi, trẻ lại, trang nghiệm hơn hay bỗng nhiên nhí nhảnh, tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn...", so sánh để tạo sự sinh động: “Con thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bênh lên xuống theo con triều...".

GHI NHỚ

- Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca,…

- Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

II. LUYỆN TẬP

Bài 1. Văn bản thuộc thể loại truyện vui, thuộc kiểu thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Ở đây, yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật kết hợp rất chặt chẽ.

a. Tính chất thuyết minh: giới thiệu loài ruồi một cách khoa học “Con là Ruồi xanh, thuộc họ côn trùng, hai cánh mắt lưới”.

Họ, giống, loài (định nghĩa, phân loại). “Họ hàng con rất đông, gồm Ruồi trâu, Ruồi vàng, Ruồi giấm...".

Tập tính sinh sống, sinh đẻ (số liệu). “Một đôi ruồi, trong một mùa từ tháng tư đến tháng tám nếu đều mẹ tròn con vuông sẽ đẻ ra 19 triệu tỉ con ruồi, ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái".

Đặc điểm cơ thể (liệt kê). “Một là nuôi sống nơi dơ bẩn, mang nhiều vị trùng gieo rắc bệnh tật, Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chửa đến 28 triệu vi khuẩn”.

- Những phương pháp thuyết minh đã được sử dụng là: Phương pháp giải thích, phương pháp liệt kê, phương pháp dùng số liệu và phương pháp phân loại.

b. Nét đặc biệt của bài này là sự lôi cuốn, thú vị. Sở dĩ như thể vì tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, sáng tạo, tưởng tượng linh hoạt như dựng và nhân vật Ngọc Hoàng, luật sư...

c. Các biện pháp nghệ thuật như nhân hoá, dựng lên các nhân vật hư cấu làm cho bài văn hấp dẫn, gây hứng thú và làm nổi bật lên nội dung cần thuyết minh.

Bài 2.

- Các biện pháp nghệ thuật nói ở đây như kể chuyện, tự thuật, đối thoại (hỏi đáp) theo lối ẩn dụ, nhân hoá, các hình thức về, diễn ca... Ví dụ: Thuyết minh một đồ vật, loài cây, vật nuôi ấy tự kể chuyện mình (cây lúa tự thuật, giống mèo tự thuật, cái cặp sách tự thuật...) hoặc kể một câu chuyện hư cấu về chúng (chuyện Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh... ). Thông thường hơn cả là phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, vận dụng các phép nhân hoá, ẩn dụ, so sánh để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh. Cũng có thể dùng lối về diễn ca để thuyết minh sự vật cho dễ nhớ.

Ví dụ: Trước đây, để giúp đồng bào dễ nhớ các chữ cái, người ta đã làm nhiêu câu vè, có câu như sau: O tròn như quả trứng gà, Ô thời thêm mũ, Ơ thời thêm râu.

- Điều quan trọng là các biện pháp nghệ thuật này chỉ có tác dụng phụ trợ làm cho văn bản thêm hấp dẫn, dễ nhở nhưng không thay thế được bản thân sự thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan, chính xác về đối tượng.  


Được cập nhật: 26 tháng 3 lúc 5:10:35 | Lượt xem: 496