Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài Muốn làm thằng cuội

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc 31 tháng 12 2019 lúc 10:09:29


Mục lục
* * * * *

GHI NHỚ

- Tản Đà được xem là dấu gạch nối giữa hai nền văn học cũ và mới, nhà thơ tiêu biểu đầu thế kỉ XX.

- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng. Sức hấp dẫn của bài thơ là hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu và ở những tìm tòi đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển.

Soạn bài Muốn làm thằng cuội

HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng do tâm trạng chán trần thế:

- Sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân

- Mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đạn, bế tắc

- Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.

- Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.

=> Lời giãi bày của người lạc lõng trước thời cuộc, luôn bất hòa với thực tại nhàm chán.

Câu 2.

- Từ "ngông" được hiểu:

   + Những việc làm lớn, vượt trội hơn so với người bình thường.

   + Chơi trội, dám làm trái lẽ thường, không sợ bị chê cười, thái độ phóng khoáng, coi thường khuôn phép.

- Cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội:

   + Muốn thoát khỏi trần buồn chán, xấu xa để lên cõi mộng.

   + Xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn được chị coi là bạn.

   + Cách lên trời, lên trăng bộc lộ chất "ngông": muốn chị Hằng ghì cành đa xuống.

   + Câu 3 là sự ướm hỏi thì câu 4 Tản Đà tự tin về bản thân, khi lên cung quế sẽ làm cho chị Hằng bớt lẻ loi, buồn tủi.

=> Tản Đà một hồn thơ "ngông" giữa cái tỉnh và cái điên, giữa cõi thực và cõi mơ thể hiện cá tính, thái độ sống của ông trước cuộc đời đầy bất công, ô trọc. Phía sau cái "ngông" của ông là nhân cách hơn người.

Câu 3.

- Câu thơ cuối bài là sự kết hợp hoàn hảo giữa cái "ngông" và lãng mạn của Tản Đà. Câu thơ phản ánh khao khát thoát tục để giữ thiên lương.

- Cái "cười" ở đây của Tản Đà được mang nhiều ý nghĩa.

   + Cười thể hiện niềm vui được thỏa mãn mơ ước lên cõi mộng tưởng.

   + Cười vì nhà thơ thấy thế gian ông từ bỏ vẫn là trần tục tầm thường, buồn chán.

   + Cười thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi Tản Đà ở vị trí cao hơn cõi trần ông đang sống.

Câu 4. Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ nằm ở:

- Trí tưởng tượng sáng tạo, bay bổng của nhà thơ.

- Cảm xúc dồi dào, ngòi bút phóng khoáng đã tạo ra cuộc trò chuyện tưởng tượng lý thú, hấp dẫn.

- Thái độ sống "ngông" của tác giả tạo ra giọng điệu ngang tàng khác thường.

- Có những cách tân mới khi thể hiện cái "tôi"- khác với thơ Đường cổ điển.

LUYỆN TẬP

Bài 1. Luật thơ Đường, các cặp câu 3 - 4 và câu 5 - 6 bắt buộc phải đối nhau. Trong bài câu 3 - 4 đối nhau.

- Về hình ảnh: cung quế - cành đa.

- Về hành động: ngồi - nhắc.

- Đối về ý tứ: thăm dò - đề nghị.

- Câu 5 - 6 đối về ý: bầu bạn - gió mây, tủi - vui.

=> Phép đối trong 4 câu thơ trên nhẹ nhàng, ý vị, làm nổi bật được ước muốn được thoát khỏi những điều tầm thường nhàm chán của thế tục đang diễn ra.

Bài 2.

- Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan:

   + Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình và lối chơi chữ từ đồng âm.

   + Giọng điệu: trầm buồn, trang nhã tạo nét buồn bâng khuâng.

- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà:

   + Ngôn ngữ: bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.

   + Giọng điệu: nhẹ nhàng, trữ tình, pha chút hóm hỉnh, ngông nghênh.


Được cập nhật: 11 giờ trước (3:55:17) | Lượt xem: 382

Các bài học liên quan