Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc 2 tháng 1 2020 lúc 13:49:18


Luyện tập phân tích và tổng hợp

Bài 1. Đọc các đoạn trích [...] và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào.

Trả lời

a. Đoạn văn của Xuân Diệu phân tích cái hay của bài thơ Thu điếu. Tác giả đã sử dụng thao tác tổng hợp và phân tích. Câu đầu tiên nêu ra một nhận xét khái quát được tổng hợp từ nhiều trường hợp cụ thể "Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài...không thể tóm tắt thơ được mà phải đọc lại".

   Từ câu thứ hai, tác giả đi vào phân tích cái hay của bài Thu điếu về các phương diện: bài thơ thú vị ở các điệu xanh; ở những cử động ở các vần thơ. Mỗi điều hay khi phân tích đều được minh hoạ bằng các dẫn chứng cụ thể. Nhờ vậy bài viết luôn phảng phất không khí của Thu điếu.

b. Đoạn văn phân tích các nguyên nhân dẫn đến thành đạt của con người trong đó nguyên nhân quan trọng là nguyên nhân chủ quan. Tác giả đoạn văn đưa ra từng nguyên nhân khách quan có thể dẫn tới sự thành đạt sau đó lại bác bỏ vì không phải là nguyên nhân quyết định. Cuối cùng tác giả chỉ ra “Rút cuộc, mấu chốt của sự thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người. Ở tinh thần kiên trì phấn đấu học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp”.

Bài 2. Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.

Gợi ý

Phân tích thực chất của lối học đối phó và nêu lên tác hại của nó.

- Học đối phó là lối học như thế nào?

+ Hàng ngày không ngó ngàng gì đến bài vở, chỉ khi sắp kiểm tra, sắp thi mới học.

+ Sắp thi, sắp kiểm tra, gặp thầy, gặp bạn nghe ngóng để đoán đầu bài sẽ ra vào nội dung nào. Từ đó chỉ chúi mũi học mấy bài đó, bỏ qua các bài khác.

- Tác hại của thái độ học đối phó:

+ Học qua loa, nắm kiến thức lờ mờ, có nhiều chỗ hổng. Do đó học vấn không chắc chắn, không có kiến thức nào là của bản thân cả.

+ Tạo ra thói quen học tập, tránh thói làm việc tắc trách.

Bài 3. Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách.

Trả lời

* Lí do bắt buộc mọi người phải chọn sách mà đọc:

- Số lượng sách lớn, nhiều trong khi đó thời gian đọc sách của mỗi người có hạn vì thế phải chọn sách mà đọc.

- Sách đa dạng về nội dung. Trong từng nội dung, có sách đề cập đến vấn đề quan trọng, có sách đề cập đến vấn đề không quan trọng bằng. Vì thế cần chọn sách quan trọng mà đọc.

Bài 4. Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách.

Trả lời

- Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kĩ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng, để hỗ trợ những việc nghiên cứu chuyên sâu.


Được cập nhật: 11 tháng 4 lúc 22:42:13 | Lượt xem: 349

Các bài học liên quan