Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài Kiểm tra về truyện

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc 3 tháng 1 2020 lúc 10:10:37


Kiểm tra về truyện

1. Ôn tập lại các tác phẩm truyện. (xem lại bài: Ôn tập về truyện ở buổi trước)

2. Tóm tắt cốt truyện hay nội dung tác phẩm:

* Tóm tắt truyện Làng:

    Câu chuyện kể về ông Hai người làng Chợ Dầu, theo đường lối kháng chiến của Đảng nên ông tản cư. Ông thường xuyên khoe về làng chợ Dầu cảu mình nhưng rồi một ngày ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Xấu hổ, tủi nhục ông quyết định “làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo giặc thì phải thù”. Một hôm có ông chủ tịch xã dưới lên chơi cải chính tin làng ông theo giặc. Ông Hai lại sung sướng múa tay khoe khắp làng rằng nhà ông đã bị đốt cháy.

* Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa:

    Xe tới chân đỉnh Yên Sơn, bác lái xe dừng lại, giới thiệu với ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ một anh thanh niên làm công tác khí tượng và vật lí địa cầu sống trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút ngắn ngủi, anh thanh niên kể về công việc của mình và những người đồng nghiệp thầm lặng như anh. Anh đã bộc lộ những suy nghĩ đúng đắn về công việc và cuộc đời. Khi ông họa sĩ định vẽ anh, anh giới thiệu những người khác mà anh cho là đáng vẽ hơn như ông kĩ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét. Điều khám phá được ở thanh niên làm cho người khác vô cùng xúc động. Khi họ trở về, anh còn tặng cô gái một bố hoa và tặng bác già một làn trứng ăn đường.

3. Phân tích những điểm nổi bật đáng chú ý của các nhân vật chính trong mỗi truyện.

Ví dụ:

- Hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

- Cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê. Qua nhân vật này, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm những suy ngẫm gì về con người và cuộc đời ?

Trả lời

* Ông Hai (Làng - Kim Lân)

a. Lúc trước, ông yêu làng nên rất hãnh diện về làng mình. Ông khoe làng mình một cách tự hào: “Mỗi bận đi đâu xa, khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông với những tượng đá cùng ông Hoàng Thạch Công đánh rơi giày tượng bằng sứ của "Bát Tiên Quá Hải”...

b. Thời cuộc thay đổi, ông vẫn luôn thiết tha gắn bó với làng quê của mình. Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, vì hoàn cảnh gia đình, ông bắt buộc phải theo vợ con tản cư lên phố chợ. Ông thường tỏ ra bực bội vì nhớ làng mà không về được.

c. Nghe tin đồn làng mình theo giặc Pháp, ông Hai vô cùng đau khổ, tủi nhục, chỉ biết tâm sự với thằng con út.

d. Đến lúc được tin nhà mình bị giặc đốt, tức là làng không theo giặc, ông. hết sức vui sướng. Chính niềm vui kì lạ đó thể hiện tinh thần yêu nước, lòng trung thành với cách mạng thật cảm động của ông Hai.

* Ông Sáu (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)

   Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con... nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi “cha”. Những chi tiết này thể hiện một nét thiêng liêng, bao dung của tình phụ tử trong lòng ông Sáu. Ông đã hi sinh tình gia đình, lo việc chiến đấu cho tổ quốc thì những ngày ngắn ngủi hiếm hoi trong gia đình, ông lại nỗ lực vun đắp tình cha con đã lạnh lẽo trong xa cách nhiều năm chinh chiến. Nhưng ông Sáu càng chờ đợi bao nhiêu thì càng thất vọng bấy nhiêu. Đoạn tường thuật về sự đối thoại giữa bé Thu và ông Sáu lúc nấu cơm đã gây lôi cuốn cho chúng ta vì sự kiên quyết, im lặng của ông Sáu càng kéo dài thì càng thể hiện sự khao khát bé Thu gọi “ba”. Nhưng ông Sáu càng chờ đợi bao nhiêu, bé Thu lại né tránh bấy nhiêu. Điều đó đã thể hiện tính cách của cô bé này từ thuở nhỏ: sự ngây thơ, gan lì và bướng bỉnh.

   Câu chuyện phát triển đến đỉnh điểm: ông Sáu biểu lộ tình yêu thương con bằng hành động gắp cho bé Thu cái trứng cá, nhưng nó bắt thần hất ra. Ở đây, tính cách hai nhân vật chính đã thể hiện rất rõ và trở nên xung đột quyết liệt: Tình thương con biến thành sự giận dữ và thái độ của bé Thu cũng biến thành sự dỗi hờn. Câu chuyện diễn tiến như vậy là rất tự nhiên nhưng nó vẫn tạo ra trong lòng người đọc biết bao sửng sốt, ngạc nhiên và hồi hộp theo dõi. Đọc đến đây ai cũng thắc mắc tại sao người cha lại giận dữ đến thể và tại sao đứa con lại kiên quyết không nhận cha mình. Đó là nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng cố tình tạo nên trong lòng ta.

* Phương Định (Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê)

   Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ, dù chỉ thoáng qua trong giây lát. Mặc dù đã rất quen công việc nguy hiểm này, nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách đối với thần kinh. Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn.

   Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cửa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom.

* Nhĩ (Bến quê - Nguyễn Minh Châu)

   Khi nhận ra tất cả vẻ đẹp của cảnh vật đồng thời cũng hiểu rằng mình sắp phải giã biệt cõi đời, niềm khao khát vô vọng bừng dậy là anh được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông. Đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống - những giá trị thường bị người ta lãng quên. Cảm nhận này chỉ đến được với người ta ở cải độ đã từng trải, với Nhĩ thì đó là lúc cuối đời trên giường bệnh, bởi thế đó là sự thức tỉnh có xen với niềm ẩn hận và nỗi xót xa.

   “Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”.

  Cái cánh tay ấy phải chăng đang kêu gào mọi người trên thế gian hãy biết hưởng thụ hạnh phúc hiện tại nơi quê hương, bên gia đình, khi mà còn khỏe mạnh và trẻ trung, đừng chạy theo những ảo ảnh xa mờ!...

4. Chọn và phân tích một đoạn miêu tả đặc sắc cảnh thiên nhiên trong các truyện đã học. Ví dụ: cảnh bãi sông Hồng trong truyện Bến quê….

Trả lời

- Vẻ đẹp của thiên nhiên trong truyện ngắn Bến quê - Nguyễn Minh Châu

+ Vào buổi sáng đầu thu, quanh khung cửa sổ Nhĩ đã nhận ra vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên nơi quê hương.

+ Những bông hoa bằng lăng cuối mùa đậm sắc hơn.

+ Vòm trời thu như cao xanh hơn.

+ Đặc biệt là vẻ đẹp trù phú, tràn đầy sức sống của bãi bồi “màu vàng thau pha lẫn màu xanh non”.

+ Mỗi cảnh vật thiên nhiên đều mang một nét đẹp riêng rất đỗi quen thuộc, bình dị.

→ Nhĩ xúc động trước vẻ đẹp bình dị, thân thương của quê hương.

- Cảnh thiên nhiên bình dị, trong lành, thân thuộc.


Được cập nhật: 26 tháng 3 lúc 5:08:08 | Lượt xem: 351

Các bài học liên quan