Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài Câu cầu khiến

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc 31 tháng 12 2019 lúc 10:47:38


Mục lục
* * * * *
 Câu cầu khiến

I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG

a. Ông lão chào con cá và nói:

- Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.

Con cá trả lời:

- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.

(Ông lão đánh cá và con cá vàng)

b. Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:

- Đi thôi con.

(Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trả lời:

- Trong đoạn trích trên câu cầu khiến là:

  + Đoạn (a) câu: "Thôi đừng lo lắng." và "Cứ về đi."

  + Đoạn (b) câu: "Đi thôi con."

- Đặc điểm hình thức: Có các từ cầu khiến "Thôi", "đi".

- Câu cầu khiến ở những đoạn trên dùng để: yêu cầu và đề nghị.

2. Đọc to những câu sau và trả lời câu hỏi:

a. - Anh làm gì đấy?

- Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá.

b. Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:

- Mở cửa!

Trả lời:

- Cách đọc câu "Mở cửa!" trong (b) khác với cách đọc "Mở cửa." trong câu (a).

- Câu "mở cửa!" trong (b) dùng để yêu cầu, ra lệnh. "mở cửa." trong (a) dùng để trả lời cho câu hỏi "anh đang làm gì đấy?".

GHI NHỚ

- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…

- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

II. LUYỆN TẬP

Bài 1.

- Các câu cầu khiến sử dụng từ câu khiến "hãy" câu a, từ "đi" câu b, từ "đừng" ở câu c.

- Câu a khuyết chủ ngữ, câu b chủ ngữ là "Ông giáo", câu c chủ ngữ là "chúng ta".

- Thêm bớt chủ ngữ vào các câu cầu khiến trên:

+ Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương. → Nội dung câu nguyên vẹn, cụ thể hóa chủ thể hơn.

+ Hút trước đi → bớt chủ ngữ khiến nội dung cầu khiến mạnh hơn nhưng khiếm nhã hơn.

+ Thay chủ ngữ: Nay các anh chị đừng làm gì nữa… → Nội dung câu thay đổi, người nói không còn xuất hiện trong câu nữa.

Bài 2.

a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    → Từ cầu khiến "đi", vắng chủ ngữ.

b. Các em đừng khóc.

    → Từ cầu khiến "đừng", có chủ ngữ "em".

c. Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!

    → Ngữ điệu khẩn trương, gấp gáp. Khuyết chủ ngữ.

  → Sự có mặt hay vắng mặt của chủ ngữ liên quan tới hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến.

  => Có chủ ngữ câu cầu khiến lịch sự hơn, rõ ràng hơn.

Bài 3.

- Câu (a) vắng chủ ngữ, ngược lại sự xuất hiện chủ ngữ (Thầy em)

- Câu (b) làm cho ý nghĩa cầu khiến nhẹ nhàng hơn, tình cảm của người nói cũng được thể hiện rõ hơn.

Bài 4.

- Dế Choắt nói với Dế Mèn: Việc muốn đào thông sang hang nhà Dế Mèn với mục đích làm thế phòng thủ cho căn nhà Dế Choắt đang ở.

- Dế Choắt đã sử dụng câu hỏi để hỏi ý của Dế Mèn vì Dế Choắt rất khiêm nhường, Dế Choắt tự coi mình có vai giao tiếp thấp hơn Dế Mèn.

- Dế Choắt không đưa ra những câu "Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!" hay "Đào ngay giúp em một cái ngách”.

    → Bởi vì Dế Choắt yếu đuối, nhút nhát hơn, muốn đi nhờ vả Dế Mèn thì không thể yêu cầu ra lệnh được.

Bài 5.

- Không thể sử dụng câu "Đi thôi con!" để thay thế cho câu "Đi đi con!". Bởi vì:

+ Câu cầu khiến "Đi thôi con!" như lời giục giã, lúc này cả người nói và người nghe sẽ cùng thực hiện hành động rời đi.

+ Trong khi câu cầu khiến "Đi đi con!" như một sự động viên, khích lệ đứa con hãy can đảm bước đi một mình.


Được cập nhật: 12 tháng 4 lúc 13:38:03 | Lượt xem: 408

Các bài học liên quan