Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

SINH HỌC 11 TUẦN HOÀN MÁU (BÀI 20, 21,22).

8f1dae032d8e89a6dd54a48764cd4eeb
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 12:32:44 | Được cập nhật: hôm kia lúc 21:06:32 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 319 | Lượt Download: 3 | File size: 0.047223 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TUẦN HOÀN MÁU (BÀI 20, 21,22)

I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

1. Cấu tạo: Gồm:

+ Cơ quan tuần hòa: - Tim co bóp đẩy máu vào động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim

- Hệ mạch: Động mạch: dẫn máu tư tim đi khắp cơ thể

Tĩnh mạch: Nhận máu khắp cơ thể về tim

Mao mạch: trao đổi chất giữa máu với dịch mô và các tế bào

+ Dịch tuần hoàn: Là máu hoặc hỗn hợp máu- dịch mô: là dịch luuw thông trong các cơ quan tuần hoàn đi khắp cơ thể

2. Chức năng: Vận chuyển chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng các hoạt động sống của cơ thể.

II. Các dạng hệ tuần hoàn:

1. Hệ tuần hoàn hở.

a. Cấu tạo:

- Ở đa số thân mềm và chân khớp .

- Cấu tạo: Tim- động mạch, tĩnh mạch, không có mao mạch.

- Hoạt động: Tim đơn giản ,khi tim co bóp máu với 1 áp lực thấp vào xoang cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để thực hiện trao đổi chất ,sau đó tập trung vào hệ thống mạch góp hoặc các lỗ trên thành tim để trở về tim.

- Giữa mạch đi từ tim và các mạch đến tim không có mạch nối ,đảm bảo cho dòng dịch di chuyển dễ dàng mặc dù với áp suất thấp.

b. Chức năng:

- Vận chuyển các chất dinh dưỡng các chất khí và các sản phẩm hoạt động sống của tế bào.

- Ở sâu bọ vận chuyển dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết riêng chất khí vận chuyển theo hệ thống ống khí

2. Hệ tuần hoàn kín.

- Có ở giun đốt, mực ống , bạch tuộc và ĐV có xương sống .

- Đặc điểm:

+ Máu được vận chuyển trong hệ thống kín : tim và hệ mạch .

+ Các mạch xuất phát từ tim được nối với các mạch đưa máu trở về tim bằng các mao mạch, máu không trực tiếp, tiếp xúc với tế bào mà thông qua dịch mô.

+ Ở ĐV có xương sống dịch mô 1 phần thấm lại vào cuối mao mạch, phần lớn thấm vào hệ thống riêng gọi là mạch bạch huyết

+ Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn qua tim theo 1 chiều hướng nhất định nhờ các van tim:

Van nhĩ thất: giữa tâm nhĩ và tâm thất

Van tổ chim (van bán nguyệt): giữa tâm thất với động mạch

III. Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn:

1. Ở động vật chưa có hệ tuần hoàn

- Chưa có cơ quan chuyên trách, các tế bào của cơ thể đơn bào hoặc đa bào bậc thấp trao đổi chất trực tiếp với MT bên ngoài

2. Ở động vật đã xuất hiện hệ tuần hoàn

- Các tế bào trong cơ thể đa bào bậc cao tiếp nhận các chất cần thiết từ máu và dịch mô bao quanh tế bào. Đồng thời chuyển các sản phẩm cần loại thải đến cơ quan bài tiết để lọc thải ra môi trường ngoài ,nhờ hoạt động của tim và hệ mạch.

- Cấu tạo của hệ tuần hoàn tiến hóa dần đáp ứng nhu cầu của cơ thể:

Từ HTH hở đến HTH kín

Tim: từ đơn giản chỉ là phần phìn to của hệ mạch (côn trùng) đến hoàn thiện chuyên trách chức năng (ĐVCXS)

HTH: Từ đơn – tim 2 ngăn (cá): đường vận chuyển dài, áp lực thấp, vận tốc châm

kép: đường vận chuyển ngắn, áp lực cao, vận tốc nhanh với tim 3 ngăn (lưỡng cư) -> 3 ngăn, vách hụt (bò sát) -> 4 ngăn (chim, thú)làm hiệu quả đẩy máu tang mà sự pha trộn máu đi nuôi cơ thể giảm

IV. Quy luật hoạt động của tim và hệ mạch

1. Hoạt động của tim

a) Cơ tim hoạt động theo quy luật “ Tất cả hoặc không có gì”

- Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng → cơ tim hoàn toàn không co bóp.

- Khi kích thích ở cường độ trên ngưỡng → cơ tim đáp ứng bằng cách co tối đa.

-Khi kích thích ở cường độ trên ngưỡng →cơ tim không co mạnh hơn nữa.

b) Cơ tim có khả năng hoạt động tự động

- Tim ở người , ĐV khi cắt rời ra khỏi cơ thể vẫn có khả năng co bóp nhịp nhành nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và O2 với nhiệt độ thích hợp.

- Hoạt động của tim có tính tự động, do trong thành tim có các tập hợp sợi đặc biệt gọi là hệ dẫn truyền tim.

* Hệ dẫn truyền tim :

+ Nút xoang nhĩ tự phát nhịp xung được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó Hits → mạng Puôc-kin phân bố trong hai thành tâm thất → làm các tâm nhĩ,tâm thất co.

c)Tim hoạt động theo chu kỳ:

-Tim co dãn nhịp nhành theo chu kỳ : Pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha dãn chung,chu kì cứ thế diễn ra liên tục

+ Tâm nhĩ co: van bán nguyệt đóng, van nhĩ thất mở đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất

+ Tâm thất co: Van nhĩ thất đóng, van bán nguyệt mở, tâm thất co đẩy máu vào phổi và cơ thể

+ Dãn chung: Tâm thất đều giãn

->Có thời gian nghỉ đủ để đảm bảo sự phục hồi khả năng hoạt động do thời gian trơ tuyệt đối dài)

2. Hoạt động của hệ mạch

- Hệ mạch gồm các động mạch ,tĩnh mạch,nối với nhau qua mao mạch .

a. Huyết áp : Là áp lực máu do tim co, tống máu vào các động mạch →huyết áp động mạch .

- Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ năng lượng co tim .

- Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim giãn .

- Tim đập nhanh và mạnh → huyết áp tăng -Tim đập chậm và yếu → huyết áp hạ.

- Càng xa tim huyết áp càng giảm .

- Huyết áp cực đại quá 150mmHg và kéo dài → huyết áp cao - Huyết áp cực đại thường dưới 80mmHg và kéo dài → huyết áp thấp.

b.Vận tốc máu :

- Phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch .

- Tiết diện nhỏ và chênh lệch huyết áp lớn → máu chảy nhanh (và ngược lại).

- Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chảy chậm nhất trong các mao mạch → đảm bảo cho sự trao đổi giữa máu và tế bào.

II. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM-MẠCH

1.Điều hòa hoạt động tim

- Hệ dẫn truyền tự động của tim

-Trung ương giao cảm→làm tăng nhịp và sức co tim.

-Dây đối giao cảm→làm giảm nhịp và sức co tim (tim đập chậm và yếu)

2. Sự điều hòa hoạt động hệ mạch

-Nhánh giao cảm→co thắt mạch ở những nơi cần ít máu.

- Nhánh đối giao cảm→dãn nở mạch ở những nơi cần nhiều máu.

Sự co thắt mạc dựa vào tín hiệu là nồng độ O2 và CO2 trong mô quanh mao mạch

3. Phản xạ điều hòa hoạt động tim mạch

- Các xung thần kinh từ các thụ quan áp lực và thu quan hóa học – nằm ở cung động mạch và xoang động mạch cổ → Sợi hướng tâm→ trung khu vận hành mạch trong hành tủy→ Điều chỉnh áp suất và vận tốc máu.

* Khi huyết áp giảm hoặc khi nồng độ khí CO2 trong máu tăng → tim đập nhanh và mạnh,mạch co lại→ áp lực máu tăng→ máu chảy mạnh.

* Khi lượng máu cung cấp cho não không đủ → tăng cường hoạt động của tim và co mạch ở các khu vực không hoạt động → dồn máu cho não.

CÂU HỎI

Câu 1.Nêu sự tiến hoá và ý nghĩa tiến hoá của tim và của hệ tuần hoàn.

- Ở các động vật đơn bào và đa bào bậc thấp, thức ăn và ôxi được cơ thể tiếp nhận trực tiếp từ môi trường xung quanh.

- Ở các động vật đa bào bậc cao, các tế bào của cơ thể chỉ tiếp nhận các chất dinh dưỡng và ôxi từ môi trường ngoài một cách gián tiếp thông qua môi trường trong là chất dịch bao quanh tế bào, nên cơ thể đã hình thành tim là cơ quan chuyên trách giúp lưu chuyển dòng dịch này.

- Ở các động vật có xương sống, cấu tạo tim thay đổi dần:

+ Tim 2 ngăn với một vòng tuần hoàn (cá).

+ Tim 3 ngăn với hai vòng tuần hoàn (ếch).

+ Tim 3 ngăn và một vách ngăn chưa hoàn chỉnh với 2 vòng tuần hoàn (bò sát).

+ Tim 4 ngăn hoàn chỉnh với 2 vòng tuần hoàn (chim và thú).

Câu 2. Cấu tạo hệ tuần hoàn của lưỡng cư, bò sát, chim, thú?

+ Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì hệ tuần hoàn của chúng có 2 vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

- Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ vào các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi chất và trao đổi khí. Sau đó, máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.

- Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim.

+ Do có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ nên hệ tuần hoàn của lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kép. Những động vật có phổi, tim có 3 – 4 ngăn là những động vật có hệ tuần hoàn kép

Câu 3. Trình bày đặc điểm cấu tạo của tim phù hợp với chức năng. Phân biệt tuần hoàn kín và tuần hoàn hở?

a. Cơ tim có cấu tạo giống cơ vân nên co bóp khoẻ -> đẩy máu vào động mạch.

- Mô cơ tim là mô được biệt hoá, bao gồm các tế bào cơ tim phân nhánh và nối với nhau bởi các đĩa nối tạo nên 1 mạng lưới liên kết với nhau dày đặc -> xung thần kinh truyền qua tế bào nhanh, làm cho tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.

- Các tế bào cơ tim có giai đoạn trơ tuyệt đối dài đảm bảo cho các tế bào cơ tim có 1 giai đoạn nghỉ nhất định để hồi sức co cho nhịp co tiếp theo -> làm cho tim hoạt động suốt đời.

- Trong tế bào cơ tim có sắc tố miôglôbin có khả năng dự trữ O2 cung cấp cho hoạt động của tim khi lượng O2 do máu cung cấp bị thiếu.

b. Phân biệt tuần hoàn kín và tuần hoàn hở:

Hệ tuần hoàn kín

Hệ tuần hoàn hở

- Mạch kín: giữa động mạch và tĩnh mạch có mao mạch.

- Máu chảy liên tục trong mạch kín (qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và về tim).

- Máu chảy trong động mạch với áp lực trung bình hoặc cao, vận tốc máu chảy nhanh. điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan kịp thời để cung cấp chất dinh dưỡng và thải nhanh các sản phẩm bài tiết

- Máu tiếp xúc gián tiếp với tế bào thông qua dịch mô, trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

- Mạch hở: giữa động mạch và tĩnh mạch không có mao mạch

- Máu chảy không liên tục trong mạch mà có đoạn máu đi ra khỏi mạch máu, đi vào xoang cơ thể.

- Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, vận tốc máu chảy chậm, điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan chậm

- Máu tiếp xúc trực tiếp với tế bào, trao đổi chất trực tiếp với tế bào.

c. Côn trùng không sử dụng tuần hoàn hở để cung cấp O2 cho tế bào và thả CO2 ra khỏi cơ thể mà trao đổi qua hệ thống ống khí nên đáp ứng được nhu cầu của cơ thể

d. Con vật có hệ tuần hoàn hở khả năng sống sót cao hơn vì máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, vận tốc máu chảy chậm nên mất ít máu. Con vật có hệ tuần hoàn kín khả năng sống sót thấp hơn vì máu chảy trong động mạch với áp lực cao, vận tốc máu chảy nhanh nên mất nhiều máu

Câu 4. a. Vận tốc dòng máu, huyết áp khác nhau như thế nào ở các loại mạch? Vẽ đồ thị thể hiện.

+ Vận tốc dòng máu tỉ lệ nghịch với tiết diện mạch ( máu chảy trong động mạch là nhanh nhất, chậm hơn ở tĩnh mạch và chậm nhất ở mao mạch vì tổng tiết diện mao mạch lớn nhất)

- Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm dần ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch

- HS vẽ đồ thị

Câu 5. Nêu đặc điểm của mao mạch phù hp với chc năng của chúng. Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng smao mạch là luôn có máu chảy qua?

TL. + Mao mạch có đưng kính rất nhỏ đủ chỉ để cho các tế o hồng cầu di chuyển theo một hàng nhằm tối đa hoá việc trao đổi các chất với dch mô.

+ Mao mạch chỉ đưc cấu tạo tmột lớp tế bào không xếp sít với nhau nhằm giúp cho mt số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ ra vào mao mạch nhằm thực hiện chức năng vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể.

+ Số lưng mao mạch trong các cơ quan là rất lớn, chỉ cần khoảng 5% số mao mch có máu lưu thông là đủ, số còn lại có tác dng điều tiết lưng máu đến các cơ quan khác nhau theo các nhu cầu sinh lý của cơ th. Lưng máu tới các mao mạch đưc điều tiết bởi các cơ vòng ở đầu các động mch máu nhỏ trưc khi ti lưi mao mạch.

Câu 6. Huyết áp? Trị số của huyết áp?

- Huyết áp là áp lực gây nên khi tim tống máu vào các động mạch để đẩy máu đi.

+ Huyết áp cực đại lúc tim co, cực tiểu lúc tim giãn.

+ ở người huyết áp cực đại quá 150 mm Hg và kéo dài là huyết áp cao. Nếu huyết áp cực đại nhỏ hơn 80 mm Hg là huyết áp thấp.- Những người bị huyết áp cao : có sự chênh lệch nhỏ giữa huyết áp cực đại và cực tiểu chứng tỏ động mạch xơ cứng, đàn hồi kém mạch dễ vỡ, đặc biệt ở não, gây xuất huyết não dẫn tới tử vong hoặc bại liệt.

Câu 7:

a.Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần trong một phút, khối lượng máu trong tim cô ta là 120ml vào cuối tâm trương và 75 ml ở cuối tâm thu, lượng máu bơm/ phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu?

b. Tại sao ở các động vật có vú nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể?

TL. a. Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì:

- Thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để khôi phục khả năng hoạt động của cơ tim. Nếu xét riêng hoạt động của thành cơ thuộc các ngăn tim thì thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian co của các ngăn tim ( tâm nhỉ co 0,1s nghỉ 0,7s; co thất 0,3s nghỉ 0,5 s; dãn chung là 0,4 s)

- Lượng máu bơm phút của người phụ nữ bằng nhịp đập của tim nhân với lưu lượng tim (thể tích tâm thu): 60. ( 120 – 75) = 2700ml/ phút

b. Nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể:

- Do tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích cơ thể khác nhau: động vật càng nhỏ thì tỉ lệ này càng lớn--> tiêu tốn nhiều năng lượng cho duy trì thân nhiệt, tốc độ chuyển hoá cao, nhu cầu ôxi cao, nhịp tim và nhịp thở cao.

Câu 8:a. Giải thích sự biến đổi tốc độ máu trong hệ mạch.

- Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. Tốc độ máu thấp nhất ở mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.

- Trong động mạch, tiết diện tăng dần từ động mạch chủ tới tiểu động mạch. Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch. Trong tĩnh mạch tiết diện giảm giần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ. - Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần nên tốc độ máu giảm dần. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy tốc độ chậm nhất. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nên tốc độ máu giảm dần.

b. Vì sao tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ mà không thích hợp cho động vật có kích thước lớn ? Tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ là do : Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên không thể đi xa → không đảm bảo cung cấp cho các bộ phân xa tim. Ở động vật lớn có nhiều cơ quan bộ phận xa tim.

c. Ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

Máu chảy trong mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi xa, điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh do đáp ứng nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.

CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT (BÀI 25,26)

* Cảm ứng: Là phản ứng của sinh vật đối với kích thích của môi trường

A. Hướng động

I. Khái niệm: Là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

* Có 2 loại hướng động chính:

+ Hướng động dương: sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích

+ Hướng động âm: sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích

* Cơ chế

Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào 2 phía: các tế bào ở phái không được kích thích sinh trưởng nhanh hơn so với các tế bào ở phía được kích thích do đó ở phía không được kích thích cơ quan sinh dưỡng dài ra làm uốn cong về phía có tác nhân kích thích

II. Các kiểu hướng động

Kiểu

hướng động

Hướng đất

Hướng hóa

Hướng nước

Hướng sáng

Hướng tiếp xúc

Khái niệm

- Là phản ứng của cây đối với trọng lực: Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm

-Là phản ứng của cây đối với các hợp chất hóa học

-Rễ cây hướng hóa dương đối với các chất khoáng cần thiết cho tế bào, hướng hóa âm tránh xa các hóa chất độc hại đến cấu trúc tế bào

Là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước. rễ cây hướng nước dương

Là phản ứng của cây đối với tác nhân ánh sáng: thân cây hướng sáng dương, rễ cây hướng sáng âm

Là phản ứng sinh trưởng của cây của cây đối với sự tiếp xúc

Nguyên nhân – Cơ chế chủ yếu

- Do sự sinh trưởng không đều của các TB ở 2 phía của cơ quan bị kích thích

- Auxin vận chuyển chủ động về phía ít tác nhân kích thích sự kéo dài của tế bào. Phía được kích thích có hàm lượng auxin ít các TB sinh trưởng chậm hơn

Ý nghĩa

Rễ cây tìm được nguồn dinh dưỡng trong đất

Rễ cây hướng về nơi có ngồn nước và khoáng để lấy được các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của TB đồng thời tránh xa nguồn hóa chất độc hại

Giúp cây tiếp nhận được ánh sáng duy trì quang hợp.

Bám lấy giá thể để vươn cao

Giúp cây tránh được các chướng ngại vật

Ứng dụng

Làm đất tơi xốp, thoáng khí, đủ ẩm để rễ cây sinh trưởng ăn sâu

Bón phân hợp lí: bón gốc làm phát triển bộ rễ theo chiều ăn sâu, bón phân sâu cho cây có rễ cọc, bón phân nông cho cây có rễ chùm

Tưới nước ở rãnh cho hệ rễ vươn rộng, khi nước thấm sâu, rễ đâm sâu, bảo đảm sự phát triểncủa bộ rễ

Trồng nhiều loại cây, với mật độ thích hợp cho từng loại.

Làm giàn đối với những cây than leo

B.ỨNG ĐỘNG ( VẬN ĐỘNG CẢM ỨNG)

I.Khái niệm

- Là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng.

- Cơ chế: do sự thay đổi sức trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lý sinh hóa theo nhịp điệu đồng hồ sinh học.

II.Các kiểu ứng động

1.Ứng động không sinh trưởng

- Là các vận động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây, chỉ liên quan đến sức trương nước, xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở các miền chuyên hóa của cơ quan.

- Nguyên nhân: do chấn động, va chạm cơ học.

- Ví dụ:

+ Vận động tự vệ ở cây trinh nữ: khi va chạm, cây trinh nữ có sự cụp lá: lá cây trinh nữ nhạy cảm với sự trương nước do cấu trúc các khớp gối ở cuống lá và gốc lá chét luôn căng nước la cành lá xòe rộng. Khi va chạm, nước bị mất di chuyển nhanh làm giảm sức trương, K+ di chuyển ra khỏi không bào làm giảm áp suất thẩm thấu làm lá cụp xuống.

+ Vận động bắt mồi ở thực vật: một số loài cây ăn thịt có nắp hay tua khá nhạy cảm với sự va chạm, chụp giữ con mối và tiêu hủy chúng: khi con mồi chạm vào lá, sức trương giảm sút làm các gai, tua, long cụp xuống, nắp đậy lại giữ chặt con mồi, các tuyến tiết enzim phân giải con mồi.

2. Ứng động sinh trưởng ( ứng động theo nhịp điệu đồng hồ sinh học)

- Là các vận động liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây

- Nguyên nhân: do ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, hoocmon thực vật

- Ví dụ:

+ Vận động quấn vòng: do sự di chuyển đỉnh, chóp của thân leo, tua cuốn dưới tác dụng của giberelin tạo các vòng di chuyển liên tục trên trục quay của nó

+ Vận động nở hoa: cảm ứng theo nhiệt độ: hoa nghệ tây, hoa tulip

cảm ứng theo ánh sáng: hoa họ cúc.

+ Vận động ngủ, thức: Là sự vận động của cơ quan thực vật theo chu kỳ nhịp điệu đồng hồ sinh học, theo điều kiện môi trường.

* Ngủ của chồi có ở cây xứ lạnh, bàng, phượng, khoai tây. Khi điều kiện khí hậu bất lợi:

+ Mùa đông lạnh, tuyết rơi.

+ Nhiệt độ thấp, kéo dài.

+ Ít ánh sáng, lá rụng hết.

VD: Lá cây họ đậu, chua me cụp lại khi ngủ theo cường độ ánh sáng và nhiệt độ

Chồi ngủ thường thấy vào mùa đông, mùa xuân ấm áp, các chồi nảy lộc ra lá non

Hạt ngủ có sự trao đổi chất mức tối thiểu nhất

có thể kéo dài hoặc đánh thức chồi, hạt ngủ bằng nhiệt độ, hóa chất, các chất kích thích sinh trưởng hoặc bằng các hợp chất kìm hãm

III.Vai trò của ứng động

- Giúp cây thích nghi đa đạng với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển

IV. Ứng dụng

- Cây nhập nội cần đảm bảo nhiệt độ ánh sáng cho quá trình ra hoa

- Thúc đẩy hoặc kìm hãm chồi ngủ theo nhu cầu của con người tuy theo mục đích sản xuất

CÂU HỎI

Câu 1. Phân biệt hướng động và ứng động

Tiêu chí

Hướng động

Ứng động

Khái niệm

Là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

Là phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

Đặc điểm

Xảy ra chậm .

Xảy ra nhanh hơn, có tính chu kì

Cơ chế

Nhờ hoocmon thực vật (auxin).

Ứng động sinh trưởng: liên quan đến sự phân chia tế bào.

Ứng động không sinh trưởng: liên quan đến sức trương nước.

Hình thức biểu hiện

Hướng nước, hướng hóa, hướng sáng, hướng đất, hướng tiếp xúc.

Ứng động không sinh trưởng

Ứng động sinh trưởng: quấn vòng, nở hoa, ngủ thức.

Câu 2. Phân biệt ứng động tiếp xúc và hướng động tiếp xúc

TL: + Ứng động tiếp xúc là phản ứng trả lời kích thích từ nhiều hướng, phản ứng nhanh, do hoạt động của thân, tua cuốn.

+ Hướng động tiếp xúc là phản ứng trả lời kích thích quanh một trục cố định, phản ứng chậm, chủ yếu do hoạt động của thân chính.

Câu 3. a. Vì sao hướng động xảy ra chậm còn vận động ứng động xảy ra nhanh?

b. So sánh hiện tượng khép và xòe lá ở cây me lúc sáng và chiều tối với hiện tượng cụp lá cây trinh nữ khi va chạm?

TL: a. Vì hướng động liên quan đến sự phân bố lại hiện tượng auxin và sinh trưởng của TB trong khi đó ứng động chỉ liên quan đến đồng hồ sinh học và sự thay đổi sức trương nước.

b.

Đặc điểm so sánh

Vận động lá cây me

Vận động lá cây trinh nữ

Vận động lá cây phượng

Bản chất

Ứng động sinh trưởng

Ứng động không sinh trưởng

Ứng động sinh trưởng

Tác nhân

Ánh sáng

Tác động cơ học

Ánh sáng

Cơ chế

Tác động của auxin làm sinh trưởng không đều ở hai mặt lá

Thay đổi sức trương nước TB ở cuống lá, không liên quan đến sinh trưởng

Do tác động của auxin làm sinh trưởng không đều hai mặt lá.

Tính chất

Biểu hiện chậm hơn

Có tính chu kỳ

Biểu hiện nhanh

Không có tính chu kỳ

Biểu hiện chậm hơn

Có tính chu kì

Ý nghĩa

Buổi sáng lá xòe: quang hợp và khép vào hạn chế thoát hơi nước

Lá không bị tổn thương dưới tác động cơ học

Giúp lá nhận được ánh sáng quang hợp

Câu 4. Cho biết kiểu vận động bắt mồi của cây gọng vó. Trình bày cơ chế, ý nghĩa của dạng vận động đó.

Kiểu ứng động tiếp xúc và hóa ứng động: Khi côn trùng đậu trên lá, các lông tuyến của lá nhận biết và phản ứng bằng sự uốn cong và bài tiết axit phoocmic để giữ và tiết dịch tiêu hóa con mồi

Giúp cây thích nghi được ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng nhất là nghèo đạm.

Câu 5. Phân biệt khả năng cảm ứng ở thực vật và động vật

Thực vật

Động vật

- Chưa có cơ quan chuyên hóa

- Do hoocmon hay thay đổi trạng thái trương nước của tế bào

- Phản ứng đơn giản, chậm, kém chính xác

- Biểu hiện bằng hướng động và ứng động

- Có cơ quan chuyên hóa là hệ thần kinh - Do hoạt động của hệ thần kinh

- Phản ứng phức tạp, nhanh, chính xác

- Biểu hiện bằng phản xạ

12