Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hướng dẫn soạn bài Nhớ rừng - Thế Lữ

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 7)

1.Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn.

2.Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng: cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4); cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3)

a/ Hãy phân tích từng cảnh tượng

b/ Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ trong đoạn 2 và 3 . Phân tích để làm rõ cái hay trong đoạn thơ này.

c/ Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng nêu trên, tâm sự của con hổ ở vương bách thú được biểu hiện như thế nào?Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam đương thời?

3. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vương bách thú . Việc mượn lời đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ?

4*. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận xét về thơ Thế Lữ: “Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh pi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được.” (Thi nhân Việt Nam Sđd ) Em hiểu như thế nào về ý kiến đó? Qua bài thơ, hãy chứng minh.

Hướng dẫn giải

Câu hỏi 1. Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung mỗi đoạn.

Bài thơ được tác giá chia thành 5 đoạn :

- Đoạn 1 (từ đấu đến “Với cặp báo chuổng bốn vô tư lự”) : Lòng uất hận, căm hờn, ngao ngán vì bị giam cấm.

- Đoạn 2 (từ “Ta sông mãi trong tình thương nỗi nhớ” đến “Giữa chôn thảo hoa không tên, không tuổi”): Nỗi nhớ núi rừng.

- Đoạn 3 (từ “Nào đâu những đêm vùng bên bờ suối” đến Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”): Nỗi nhớ vể một thời oanh liệt, tự do.

- Đoạn 4 (từ “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu” đến “Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”): Sự căm ghét khu vườn nhỏ hẹp, giả dối.

- Đoạn 5 (còn lại): Giấc mơ và niềm khao khát được trở lại vùng vẫy chốn rừng xưa.

Câu hỏi 2. Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng : cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4) ; cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những “ngày xưa” (đoạn 2 và đoạn 3).

a) Hãy phân tích từng cảnh tượng.

b) Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ trong đoạn 2 và đoạn 3. Phân tích để làm rỏ cái hay của hai đoạn thơ này.

c) Qua sự đối lập sâu sác giữa hai cánh tượng nêu trên, tâm sự con hổ ở vườn bách thú được biểu hiện như thế nào ? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam đương thời ?

a) Trong bài thơ có hai cảnh tượng tương phản : cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị giam cầm (đoạn 1 và đoạn 4) và cánh núi non hùng vĩ, nơi con hổ từng sống (đoạn 2 và đoạn 3). Đó là sự tương phản giữa cảnh thực tại và cảnh trong dĩ vãng, mộng tưởng.

- Cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị giam cầm (đoạn 1 và đoạn 4). Đoạn 1 chủ yếu miêu tả tâm trạng ngao ngán, câm tức của con hổ khi sa cơ, lâm vào cảnh ngộ tù hãm trong vườn bách thú. Con hổ nhục nhã, chán ngán khi phải “làm trò lạ mắt”, làm “thứ đồ chơi” của đám người nhỏ bé, ngạo mạn; bị coi ngang hàng với bọn “dở hơi”, “vô tư lự”. Con hổ không có cách nào đê thoát khỏi sự tù túng, tầm thường, chán ngắt, đành phải bất lực, buông xuôi, mặc cho sô phận, “nằm dài, trông ngày tháng dần qua”. Đoạn 4 miêu tả cảnh vườn bách thú qua cái nhìn của chúa sơn lâm. Đó là một nơi đơn điệu, buồn chán, “không đòi nào thay đổi”. Cảnh ở đây đã được sửa sang dưới bàn tay của con người. Nó được bắt chước cảnh rừng núi “cao cả”, “âm u”, “bí hiểm” một cách “tầm thường”, “thấp kém” và “giả dối”: Hoa chăm, cỏ xén, lôi phẳng, cây trồng; Dải nước đen giả suôi, chẳng thông dòng; Len dưới nách những mô gồ thấp kém; Dăm vừng lá hiền lành, không hí hiểm...

- Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của mình (đoạn 2 và đoạn 3). Đoạn 2 miêu tả cảnh thiên nhiên núi rừng đại ngàn, hoang dã, cái gì cũng lớn lao và phi thường : “bóng cả, cây già”, “tiếng gió gào ngàn”, “nguồn hét núi”, “lá gai, cỏ sắc”, “thảo hoa”. Trên cái nền hoang sơ, hùng vĩ ấy, hình ảnh con hổ - vị chúa tể của muôn loài hiện lên với vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt : một thuở “tung hoành, hống hách”, “bước chùn lên, dõng dạc, đường hoàng”, “tấm thân như sóng cuộn”, đôi “mắt thần” sáng “quắc”... Đoạn 3 là hình ảnh núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể. Đó là cảnh thơ mộng, lãng mạn “những đêm vàng bên bờ suối”, con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan”. Đó là cảnh của những ngày khó khăn “mưa chuyển bốn phương ngàn”, con hổ vẫn mang dáng vẻ của một bậc đế vương “Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”. Đó là cảnh của những ngày vui, trong sáng “bình minh cây xanh nắng gội”, rộn rã “tiếng chim ca”, con hổ trong giấc ngủ bình yên. Đó là những cảnh dữ dội “chiểu lênh láng máu sau rừng”, con hổ đợi mặt trời “chết” để chiếm lấy “phần bí mật” trong vũ trụ. Núi rừng, nơi con hổ sống có vẻ đẹp hoang sơ, vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng. Ở đây, con hổ hiện lên với một tư thế lẫm liệt, kiêu hùng.

b) Đoạn 2 và đoạn 3 là những đoạn hay nhất trong bài thơ. Từ ngữ, hình ảnh và giọng điệu thơ trong hai đoạn này là những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả. Cảnh dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nổi nhớ da diết đến đớn đau của con hổ. Nỗi nhớ tiếc khôn nguôi về cái thuở “ngày xưa” ấy được diễn tả bằng các từ ngữ được lặp di lập lại nhiều lần : nhớ, nào đâu, đâu những; bằng tiếng than u uất với một thán từ và câu hỏi đầy nuối tiếc “Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”. Hình ảnh núi rừng đại ngàn hoang vu, hùng vĩ hiện ra qua các hình ảnh chọn lọc : bóng cả, củy già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc, đêm vàng bờ suối, cây xanh nắng gội, ngày mưa chuyên bốn phương ngàn... Hình ảnh “những đêm vàng bên bờ suối” và con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan” là một hình ảnh vừa hoang dại, vừa diễm lệ, huyền ảo, đầy chất thơ. Hình ảnh “những chiểu lênh láng máu sau rừng’ và con hổ “đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” là hình ảnh vừa man rợ vừa kiêu hùng. Trên cái nền cao cả và âm u ấy là hình ảnh con hổ oai phong, lẫm liệt. Hình ảnh ấy được diễn tà bằng những từ ngữ mạnh, sắc : tung hoành, hống hách, dõng dạc, dường hoàng, cuộn, quắc... Trong hai đoạn thơ này, tác giả sử dụng nhiễu từ Hán Việt, sắc thái nghĩa trang trọng của lớp từ Hán Việt đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật đáng kể : khắc họa đậm nét hơn sự cao cá, lớn lao, phi thường của núi rừng và con hổ. Nhạc điệu bài thơ phong phú, giàu sức biểu cảm, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt. Giọng thơ khi u uất, bực dọc, dằn vặt, khi say sưa, tha thiết, hùng tráng.

c) Sống trong canh giam cẩm chật chội, ngột ngạt, con hổ nhớ tiếc thời sống hiẽn ngang, oanh liệt, làm chúa tê muôn loài ở chốn rừng xanh. Con hổ đau buồn, phẫn uất, căm giận vì bị giam hãm trong cũi sắt, xung quanh toàn là những sự giả tạo, chán ngát. Tâm trạng của con hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ. Nhà thơ bất hòa sâu sắc với thực tại cuộc sống, một xã hội tù túng, ngột ngạt, xấu xa và niềm khát khao mãnh liệt muốn được sống tự do; nhưng vì bát lực, chỉ biết tìm cách thoát li thực tại ấy bằng những mộng tưởng, đắm chìm vào đời sống nội tâm. Đây cũng chính là tâm trạng chung của người dân Việt Nam sống trong cảnh nô lệ, nhớ tiếc một “thời oanh liệt” với những chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc.

Câu hỏi 3. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy giải thích vì sao tác giả mượn “lời con hổ ở vườn bách thú”. Việc mượn lời đó có tác dụng thế nào trong việc thê hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ ?

Tác giá mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để gián tiếp nói lên tám sự của một lớp thanh niên trí thức yêu nước, khao khát tự do, bất hòa sâu sắc với xã hội thực tại, một xà hội thực dân, tay sai tù túng, giả dối, ngột ngạt lúc bấy giờ. Đấy cũng là tâm sự của người dân Việt Nam nói chung trong cảnh nước mất, nhà tan. Những điều tâm sự ấy không được nói thẳng mà phải nói quanh co, bóng bẩy, kín đáo để tránh sự kiểm soát gắt gao của chính quyền thực dân và tay sai. Tinh cảnh và tâm sự của con hổ có những nét tương đồng với tình cảnh và tâm sự của người dân mất nước, mất tự do. Mượn lời con hổ sẽ rất thuận lợi cho việc thê hiện nội dung và cảm xúc của nhà thơ.

Câu hỏi 4. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ : “Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tường chừng thấy những chữ bị xô đẩy. bị dàn vật bỡi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điêu khiển dội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cường được” (Thi nhân Việt Nanì, Sđd). Em hiểu như thế nào về ý kiến đó ? Qua bài thơ, hày chứng minh.

Trong nhận xét của Hoài Thanh có hai ý: thơ Thế Lữ cảm xúc mãnh liệt, tuôn trào (“tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”) và việc sử dụng ngôn ngữ của ông đê biểu hiện nội dung một cách linh hoạt, chính xác, hiệu quả (“Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thổ cưỡng được”).

Cảm xúc trào sôi, bút pháp làng mạn, từ ngừ, hình ảnh, ủm điệu bài thơ Nhớ rừng thế hiện rất rõ điều đã nói ở trên.

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm