Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hướng dẫn soạn bài Đại cáo Bình Ngô - Nguyễn Trãi

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 23)

Rút ra những giá trị chung về mặt nội dung và nghẹ thuật của Đại cáo bình Ngô, đồng thời phân tích những giá trị đó.

a/ Đại cáo bình Ngô được coi là bản tuyên ngôn độc lập, tác phẩm có mang ý nghĩa tuyên ngôn về quyền sống của con người hay không? Lý giải.

b/ Đại cáo bình Ngô có sự kết hợp hài hoà yếu tố chính luận và yếu tố văn chương, anh (chị) hãy phân tích để làm sáng tỏ đặc điểm này về các mặt :kết cấu, lập luận, nghệ thuật sử dụng từ ngữ, xây dựng hình tượng, nghệ thuật sử dụng câu văn, nhịp điệu.

Hướng dẫn giải

1. Giá trị nội dung: Bình Ngô đại cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc. Đó là những yếu tố quyết định thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2. Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí để triển khai lập luận. Mọi lí lẽ luôn gắn liền với thực tiễn bằng những dẫn chứng xác đáng. Tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật tạo nên một áng văn bất hủ. Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam, một "áng thiên cổ hùng văn", một bản tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử to lớn vừa có giá trị văn chương đặc sắc mà ở đó tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.

Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 23)

Tìm hiểu đoạn 3 (“Ta đây…Cũng là chưa thấy xưa nay”):

a/ Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tác giả tái hiện như thế nào? (Có những khó khăn gian khổ gì? Người anh hùng Lê  Lợi tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa có ý chí, quyết tâm như thế nào? Sức mạnh nào giúp quân ta chiền thắng?)

b/ Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả  bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

-Cho biết có những trận đánh nào, mỗi trận có điểm gì nổi bật?

-Phân tích những biện pháp nghệ thuật miêu tả thế chiến thắng của ta và sự thất bại của giặc

-Phân tích tính chất hùng tráng của đoạn văn được gợi lên từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu câu văn.

Hướng dẫn giải

a) Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tác giả tái hiện như thế nào? (Có những khó khăn gian khổ gì? Người anh hùng Lê Lợi tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa có ý chí, quyết tâm như thế nào? Sức mạnh nào giúp quân ta chiến thắng?)
b) Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Cho biết những trận đánh nào, mỗi trận có đặc điểm gì nổi bật?
- Phân tích những biện pháp nghệ thuật miêu tả thế chiến thắng của ta và sự thất bại của giặc.
- Phân tích tính chất hùng tráng của đoạn văn được gợi lên từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu câu văn.

Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 23)

Tìm hiểu đoạn kết  (“Xã tắc từ đây vững bền…Ai nấy đều hay”):

-Giọng văn ở đoạn này có gì khác với những đoạn trên?Do đâu có sự khác nhau đó?

-Trong lời tuyên bố nền độc lập dân tộc đã được lập lại, Đại cáo bình Ngô đồng thời nêu lên bài học lịch sử đó đối với chúng ta ngày nay như thế nào?

Hướng dẫn giải

- Giọng văn trịnh trọng phù hợp với lời tuyên bố độc lập.

- Bài học lịch sử: có được chiến công, có nền độc lập là bởi "nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”... Bài học lịch sử này có ý nghĩa rất lớn đối với mọi người và mọi thời, nhất là những người được sống trong hoà bình, độc lập.

Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 22)

Tìm hiểu đoạn 2 (“Vừa rồi…Ai bảo thần nhân chịu được”) :

a/ Tác giả đã tố cáo những âm mưu, những hành động tội ác nào của giặc Minh? Âm mưu nào là thâm độc nhất, tội ác nào là man rợ nhất?

b/ Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù có gì đặc sắc? (Lưu ý những câu văn giàu hình tượng; giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc.

Hướng dẫn giải

  1. Tác giả đã tố cáo những âm mưu, những hành động tội ác của giặc Minh:
  • “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”, “Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Giặc Minh đã quá ác độc khi giết hại dân lành, không trừ con nhỏ. Nguyễn Trãi đã dùng từ “nướng”, “vùi” để thể hiện những tội ác ghê rợn của quân giặc.
  • “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”, “người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng”, “Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc”. Bọn giặc Minh đã bắt nhân dân ta phải lao động khổ cực, làm tay sai, làm nô lệ cho bọn chúng.
  • Chúng tàn phá cả thiên nhiên, vơ vét hết tất cả những gì có trong thiên nhiên: vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng. Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ.
  • Chúng gây nên cảnh chia li, tan nát cho gia đình: vợ mất chồng, con mất cha
  • Bắt nhân dân phải làm việc cật lực, xây nhà, đắp đất cho chúng khiến dân ta không thể nào phục dịch kịp.

Trong những tội ác trên, tội ác dã man nhất là: “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”, “vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.

  1. Đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn cáo trạng:
  • Nguyễn Trãi đã dùng những hình ảnh giàu tính biểu cảm: dân đen, con đỏ, ngọn lửa hung tàn…,
  • Giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với dòng cảm xúc: khi căm ghét, sôi sục với tội ác của giặc Minh, khi xót xa thương cảm cho số phận oan ức của dân lành.

Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 13)

Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ Nguyễn Trãi.

Hướng dẫn giải

Giá trị cơ bản của thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật.

* Về nội dung thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện 3 nội dung chính đó là:

- Dùng thơ văn như một vũ khí sắc bén, lợi hại phục vụ cho quá trình đấu tranh giành độc lập.

-Thơ văn ông mang tấm lòng yêu nước, thương dân.
-Thể hiện tình cảm say đắm về thiên nhiên, bộc lộ chí khí thanh tao.
Những nội dung này thể hiện ở các tác phẩm như: Bình Ngô Đại cáo, Quốc âm thi tập, Quan trung từ mệnh tập.
* Về nghệ thuật:
- Lời thơ cô đọng, giản dị, ý thơ mạnh mẽ, sắc sảo, thường phù hợp với việc diễn đạt những chân lý của đời sống, những quyết tâm hành động của nhà thơ
- Thơ Nôm Nguyễn Trãi mang tính uyên bác, sử dụng nhiều điển cố và các hình ảnh tượng trưng ước lệ.
- Tuy nhiên, nhờ sử dụng chữ Nôm, thơ Nguyễn Trãi đã ngày càng dung dị, tự nhiên, gần gũi..

Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 13)

Anh (chị) đã từng đọc tác phẩm nào của Nguyễn Trãi ?

Hãy giới thiệu sơ lược một vài tác phẩm tiêu biểu?

Hướng dẫn giải

Hỏi đáp Ngữ văn

Luyện tập (SGK trang 23)

Lập sơ đồ kết cấu của Đại cáo bình Ngô và phân tích tác dụng nghệ thuật kết cấu đó.

Hướng dẫn giải

Sơ đồ kết cấu trên cho thấy tính chính luận mẫu mực của một áng văn chính luận. Trước hết nêu lên tiền đề chính nghĩa có tính chân lí làm cơ sở vững chắc cho lập luận. Trên cơ sở ấy, tác giả đem tiền để lí luận soi sáng vào thực tiễn để chứng minh tính đúng đắn của nó. Cuối cùng là kết luận được rút ra từ thực tiễn. Đó là lời kết luận phải đổi bằng xương máu nên vô cùng thấm thìa. Bài học được rút ra có giá trị to lớn và sâu sắc.

Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 13)

Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại?

Hướng dẫn giải

Nguyễn Trãi (1380-1442) là một danh nhân văn hóa của nước ta. Ông là cánh tay phải đắc lực của Lê Lợi. Ông đã hiến nhiều kế sách cho Lê Lợi để đánh thắng và ông đã chứng tỏ mình là nhà quân sự lỗi lạc nhà chính trị thiên tài, nhà ngoại giao xuất sắc. Ông có nhiều tp quý giá mà người đời sau phải tán phục: Bình ngô Đại cáo, Quốc âm thi tập, Ức trai thi tập ,Dư địa chí.... nhưng hầu hết đã thất lạc. Tiếc thay sau này ông lai bị nghi là âm mưu giết vua nên bị tru di tam tộc. Sau này vua Lê Thánh Tông mới làm rõ nhưng đã quá muộn...

Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 22)

Bài Đại cáo  bình Ngô gồm 4 đoạn. Hãy tóm lược nội dung của từng đoạn.

Nội dung của từng đoạn hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc như  thế nào?

Hướng dẫn giải

Tóm lược nội dung của 4 đoạn trong Bình Ngô đại cáo:

Đoạn 1 (từ đầu đến "Chứng cớ còn ghi"): Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với việc đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

– Đoạn 2 (từ "Vừa rồi" đến "Ai bảo thần dân chịu được"): Sự thật chân thực và ghê rợn về tội ác của quân Minh

– Đoạn 3 (từ "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa" đến "Cũng là chưa thấy xưa nay"): Kể lại diễn biến của cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn. Đoạn này cũng nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Đoạn 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập và rút ra bài học lịch sử.

Trong cả bốn đoạn trên, tư tưởng yêu nước, yêu người, thù giặc luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập. Hai tư tưởng ấy vừa hòa quyện với nhau vừa thống nhất với nhau làm một, không thể tách rời được.

Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 13)

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua một số câu thơ mà anh (chị) cảm nhận sâu sắc nhất.

Hướng dẫn giải

Hỏi đáp Ngữ văn

Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 22)

Tìm hiểu đoạn mở đầu (“Từng nghe… chứng cớ còn ghi”) :

a/ Có những chân lý nào được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo?

b/ Vì sao đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập?

c/ Tác giả đã có cách viết như thế nào để làm nổi bật niềm tự hào dân tộc (Luwuu ý cách dung từ, sử dụng nghệ thuật so sánh, câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng, cách nêu dẫn chứng từ thực tiễn,…)

Hướng dẫn giải

  1. Những chân lý được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo:
  • “Việc nhân nghĩa côt ở yên dân” – một chân lý đến đời này vẫn còn luôn đúng đắn là phải luôn luôn đặt quyền lợi và lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Không thể cậy quyền cậy thế mà bao che cho nhau rồi làm hại dân lành.
  • Người nhân nghĩa là người lo được cho nhân dân cuộc sống yên ấm, hòa bình.
  • Đất nước ta dẫu có trải qua bao đời, bao thăng trầm thì sau cùng vẫn giữ vững nền độc lập.

Như vậy, Nguyễn Trãi vừa khẳng định yếu tố nhân nghĩa là lấy dân làm chủ, vừa khẳng định chủ quyền và nền độc lập của dân tộc.

  1. Đoạn mở đầu có ý nghĩa như tuyên ngôn độc lập vì:
  • Trước hết Nguyễn Trãi đã lấy lợi ích của nhân dân ra làm điều đầu tiên trong tư tưởng nhân nghĩa. Mọi việc đều vì sự yên ấm của nhân dân.
  • Sau đó, ông khẳng định chủ quyền và nền độc lập của dân tộc đã trải qua bao đời, bao sử sách, dẫu có thăng trầm thì nền độc lập ấy cũng vẫn vững vàng.
  1. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ đanh thép, những chứng cứ xác thực để làm minh chứng cho nền độc lập của dân tộc. Cùng với đó là những phép so sánh chính xác, câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng, Nguyễn Trãi đã làm nổi bật niềm tự hào dân tộc.

Những chứng cứ ông đưa ra ở đây đều rất chính xác trong sử sách:

“Lưu cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa hàm tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm