Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

1365ae4acdef11418abeb84f2ed7155b
Gửi bởi: Thành Đạt 27 tháng 9 2020 lúc 13:19:48 | Được cập nhật: 14 tháng 4 lúc 5:18:15 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 905 | Lượt Download: 23 | File size: 0.09984 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Dự án Quang hợp – Theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Dự án Quang hợp và năng suất cây trồng – Theo định hướng phát triển năng lực học sinh trang 8

QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

I. NỘI DUNG DỰ ÁN:

  1. Mô tả dự án: Dự án này gồm các bài thuộc phần A Chương I/ Phần bốn: Sinh học cơ thể – Sinh học 11 THPT

+ Bài 8: Quang hợp ở thực vật

+ Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM

+ Bài 10: Ảnh hưởng các nhân tố ngoại cảnh đến Quang hợp

+ Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng

+ Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtênôit

  1. Nội dung của dự án

    1. Khái quát về quang hợp ở cây xanh.

2.1.1. Khái niệm

2.1. 2.Vai trò quang hợp của cây xanh

2.2 . Lá là cơ quan quang hợp

2.2. 1. Hình thái, giải phẩu của lá thích nghi với chức năng quang hợp.

2.2. 2.Lục lạp là bào quan quang hợp.

2.2. 3. Hệ sắc tố quang hợp

2.3. Diễn biến quang hợp

2.3.1. Pha sáng

2.3.2. Pha tối

a. Pha tối ở thực vật C3

b. Pha tối ở thực vật C4

c. Pha tối ở thực vật CAM

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp:

2.4.1. Ánh sáng

a. Cường độ ánh sáng:

b. Quang phổ ánh sáng:

2.4.2. Nồng độ CO2 :

2.4.3. Nước:

2.4.4. Nhiệt độ:

2.4.5. Nguyên tố khoáng:

2.4.6. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo:

2.5. Quang hợp quyết định đến năng suất cây trồng

2.6. Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp

2.6. 1. Tăng diện tích lá:

2.6. 2. Tăng cường độ quang hợp:

2.6. 3. Tăng hệ số kinh tế

2.7 Thực hiện thí nghiệm: Phát hiện diệp lục và carôtênôit

  1. Thời lượng:

    • Số tiết học trên lớp: 5 tiết.

    • Thời gian học ở nhà 5 tuần.

II. TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN

1. Mục tiêu dự án

Sau khi học xong chuyên đề này HS có khả năng:

    1. Kiến thức

- Phát biểu được khái niệm quang hợp

- Nêu được vai trò của quang hợp ở cây xanh

- Trình bày cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp

- Liệt kê các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chức năng chủ yếu các sắc tố quang hợp

- Mô tả được sự phù hợp về cấu tạo và chức năng quang hợp của lá

- Trình bày mối liên quan giữa pha sáng và pha tối

- Phân biệt pha sáng và pha tối về sản phẩm, nguyên liệu và nơi xảy ra

- Phân biệt các con đường cố định CO2 trong pha tối ở những nhóm thực vật, C3,C4, CAM

- Giải thích được phản ứng thích nghi của nhóm thực vật C4 và CAM với môi trường

- Nêu được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ đến cường độ quang hợp

- Mô tả được mối phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2

- Nêu được vai trò của nước đối với quang hợp.

- Trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ quang hợp

- Lấy được ví dụ về vai trò của các ion khoáng đối với quang hợp

- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trương sống của cây xanh và tạo điều kiện để cây xanh quang hợp tốt nhất

- Ứng dụng trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo để tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống

- Giải thích được tác động tổng hợp các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp từ đó đưa ra các cách tác động tăng cường độ quang hợp

- Trình bày và giải thích được vai trò quyết định của quang hợp đối với năng suất cây trồng.

- Phân biệt được năng suất sinh học và năng suất kinh tế.

- Nêu được các biện pháp năng cao năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển cường độ quang hợp

- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật điều khiển quang hợp

- Hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật làm tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp

- Chiết rút được diệp lục, carôtênoit có trong lá, hoa, quả

- Hiểu được vai trò của là xanh và các loài rau, hoa, quả trong dinh dưỡng của con người

    1. Kỹ năng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày trước lớp, nhóm

- Kỹ năng lắng nghe tích cực, biết phản hồi đối với những thông tin được tiếp cận

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về quang hợp ở thực vật

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các pha của quang hợp ở thực vật và pha tối ở các nhóm thực vật

- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh hình, sơ đồ để mô tả được chu trình C3, C4

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp để so sánh quang hợp ở C3,C4 và CAM

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh (ánh sáng, nồng độ CO2, nước, nhiệt độ, nguyên tố khoáng) đến quang hợp.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về quang hợp và năng suất cây trồng.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức từ hình vẽ.

- Kỹ năng thuyết trình, thiết kế file trình chiếu, thiết kế nội dung cần truyền tải qua tờ rơi

- Kĩ năng tiến hành thí nghiệm khoa học

    1. Phẩm chất cần hình thành

STT

Phẩm chất cần hình thành

Biểu hiện

1

Nhân ái và khoan dung

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm với công việc chung

- Yêu mến, giúp đỡ, hợp tác với các thành viên trong nhóm và các bạn trong lớp

- Thông qua những hiểu biết về quang hợp, có ý thức bảo vệ cây xanh, yêu mến và trồng cây trước sân nhà, sau vườn...

2

Làm chủ bản thân

- Trung thực trong học tập và cuộc sống: Trả lời trung thực với giáo viên về những gì mình đã đóng góp với nhóm trong quá trình thực hiện chuyên đề

- Tự trọng, có những hành vi đúng mực trong giao tiếp và đời sống: giao tiếp, hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm, với giáo viên hướng dẫn và các bạn cùng lớp

- Có ý thức giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng

- Tự lực, chủ động, tích cực học hỏi để hoàn thành công việc được giao

- Tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt, học tập...

-Ý thức được thuận lợi, khó khăn trong học tập và sinh hoạt của bản thân và chủ động khắc phục vượt qua

- Biết lên kế hoạch và thực hiện đúng kế hoạch

- Biết lắng nghe khi bạn nói, biết tích cực tham gia vào hoạt độnghọc tập do bạn yêu cầu

3

Thực hiện nghĩa vụ học sinh

- Có ý thức chấp hành tốt nội qui của lớp, yêu cầu của giáo viên trong quá trình thực hiện chuyên đề

    1. Năng lực

STT

Tên năng lực

Các kỹ năng thành phần

Tự học, sáng tạo, phát hiện và gỉai quyết vấn đề

- Tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập; xác định mục tiêu phù hợp với bản thân và thể hiện sự nỗ lực cố gắng thực hiện mục tiêu học tập

- Tích cực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao và lựa chọn các nguồn tài liệu đọc phù hợp; tìm kiếm, chọn lọc và ghi chép được thông tin cần thiết

- Xây dựng được dàn bài cần trình bày; lựa chọn và thực hiện được phương pháp trình bày hợp lí, lôi cuốn người nghe

-Phát hiện ra được những yếu tố mới trong tình huống quen thuộc; tôn trong các quan điểm trái chiều; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau, xác định và làm rõ ý tưởng mới

- Đề xuất một hoặc nhiều giải pháp khả thi; so sánh và bình luận về các giải pháp đề xuất; lựa chọn được giải pháp phù hợp; giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn; khi có sự không phù hợp, biết nhận ra và điều chỉnh được giải pháp; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn; giải quyết được vấn đề

Giao tiếp và hợp tác

- Xác định và chủ động đề xuất mục đích hợp tác và công việc có thể hoạt động hợp tác; biết tiếp nhận mong muốn hợp tác từ người khác…

- Xác định được trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm; tự đánh giá khả năng của mình và đánh giá khả năng của các thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp; chủ động hoàn thành phần việc được giao; khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, học hỏi các thành viên trong nhóm…

- Nghe hiểu nội dung chính và nội dung chi tiết các bài thuyết trình, bài đối thoại, hoạt động học tập; Có thể thực hiện một bài thuyết trình, một hoạt động học tập; Cảm nhận và tương tác được với các bạn trong lớp trong một hoạt động học tập…

Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

- Sử dụng đúng cách các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông; bước đầu biết khai thác, sử dụng máy vi tính và mạng internet trong học tập; nhận biết các thành phần của hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông cơ bản; sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác nhau; tổ chức và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau…

- Tìm kiếm thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập…

- Biết chia sẻ dữ liệu với bạn bè thông qua group, email, facebook….

2. Tiến trình dạy học dự án

Thời gian

Hoạt động

Mục tiêu

Tiết 1 (28/9/2015)

-Hoạt động 1: Giáo viên thuyết trình, giảng giải về mục tiêu của dạy học dự án (nội dung như phần 1. Mục tiêu chuyên đề) – 15’

- Hoạt động 2: Phân công nhiệm vụ 30’

GV chia dự án thành 10 chủ đề, mỗi chủ đề có 1 nhiệm vụ riêng như sau: (Tên chủ đề - số lượng HS – thời gian trình bày trước lớp – ngày thực hiện dự kiến)

1, Khái niệm, chức năng quang hợp – 3HS – 10’ – 5/10

2, Lá là cơ quan quang hợp ( trình bày cấu tạo lá, lục lạp, hệ sắc tố) – 3HS – 25’ – 5/10

3, Trình bày cơ chế quang hợp của thực vật C3- 3HS – 20’ -12/10

4, Trình bày cơ chế quang hợp của thực vật C4, CAM dựa trên sự so sánh với cơ chế quang hợp của thực vật C3 – 4HS – 15’- 12/10

5, Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp – 4HS- 30’ -19/10

6, Chứng minh quang hợp quyết định năng suất cây trồng – 3HS- 10’ – 19/10

7, Điều khiển năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp – Thực hiện trên tờ rơi – 5HS – 26/10

8, Tổ chức thực hiện thí nghiệm phát hiện diệp lục và carôtênôit – 4HS – 26/10

9, Vai trò của carôtênôit, vai trò các loài rau, hoa, quả trong dinh dưỡng con người. – 4HS – 25’ – 26/10

10, Thư kí – Tóm tắt tất cả những gì các bạn trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy – 5HS

- Tổ chức cho HS bốc thăm để nhận nhiệm vụ của mình

- GV giải thích sơ lược nhiệm vụ của từng nhóm, trả lời những thắc mắc của HS (nếu có)

- GV chỉ ra cho học sinh những tài liệu, địa chỉ có thể tham khảo để thực hiện nhiệm vụ:

+ Sách giáo khoa sinh học 11

+ Sách “ Sinh lí học thực vật” – Vũ Văn Vụ - Thư viện trường THPT Thống Nhất

+ Trang web www.violet.vn tìm với từ khóa quang hợp để tham khảo giáo án và bài giảng, cách thiết kế một bài thuyết trình

+ Mở google, tìm thêm thông tin với từ khóa quang hợp hoặc photosynthesis

+ Khi cần giúp đỡ có thể liên hệ với GV (Cho số điện thoại, email, facebook của GV)

- HS hiều được những kĩ năng cần rèn luyện trong quá trình thực hiện dự án

- Định hướng nhiệm vụ cho HS. HS tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập; xác định mục tiêu phù hợp với bản thân

- HS Tích cực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao và lựa chọn các nguồn tài liệu đọc phù hợp; tìm kiếm, chọn lọc và ghi chép được thông tin cần thiết…

- Sau khi rút thăm, HS xác định trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm; tự đánh giá khả năng của mình và đánh giá khả năng của các thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp; chủ động hoàn thành phần việc được giao; khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, học hỏi các thành viên trong nhóm…

Tiết 2 (5/10)

Hoạt động 3: Trình bày nội dung tìm hiểu

-Nhóm 1 thuyết trình về khái niệm, chức năng quang hợp

- Nhóm 10 tóm tắt nội dung thành 1 phần của sơ đồ tư duy

- Các nhóm khác đặt câu hỏi và tiến hành thảo luận

- GV nhận xét về phần trình bày của nhóm 1 : nội dung, hình thức bài trình bày, sự phân chia công việc trong nhóm…

Hoạt động 4: Trình bày nội dung tìm hiểu

-Nhóm 2 thuyết trình về “Lá là cơ quan quang hợp”

- Nhóm 10 tóm tắt nội dung thành 1 phần của sơ đồ tư duy

- Các nhóm khác đặt câu hỏi và tiến hành thảo luận

- GV nhận xét về phần trình bày của nhóm 2 : nội dung, hình thức bài trình bày, sự phân chia công việc trong nhóm…

- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ nói

- Rèn kĩ năng nghe hiểu, đánh giá, chất vấn, trao đổi, thảo luận …

Tiết 3 (12/10)

- GV hỏi lại những kiến thức cả lớp đã nghe trình bày ở tiết trước

Hoạt động 5: Trình bày nội dung tìm hiểu

-Nhóm 3 trình bày cơ chế quang hợp của thực vật C3

- Nhóm 10 tóm tắt nội dung thành 1 phần của sơ đồ tư duy

- Các nhóm khác đặt câu hỏi và tiến hành thảo luận

- GV nhận xét về phần trình bày của nhóm 3 : nội dung, hình thức bài trình bày, sự phân chia công việc trong nhóm…

Hoạt động 6: Trình bày nội dung tìm hiểu

-Nhóm 4 trình bày cơ chế quang hợp của thực vật C4, CAM dựa trên sự so sánh với cơ chế quang hợp của thực vật C3

- Nhóm 10 tóm tắt nội dung thành 1 phần của sơ đồ tư duy

- Các nhóm khác đặt câu hỏi và tiến hành thảo luận

- GV nhận xét về phần trình bày của nhóm 4 : nội dung, hình thức bài trình bày, sự phân chia công việc trong nhóm…

- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ nói

- Rèn kĩ năng nghe hiểu, đánh giá, chất vấn, trao đổi, thảo luận …

Tiết 4 (19/10)

- GV hỏi lại những kiến thức cả lớp đã nghe trình bày ở 2 tiết trước

Hoạt động 7: Trình bày nội dung tìm hiểu

-Nhóm 5 trình bày về các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp

- Nhóm 10 tóm tắt nội dung thành 1 phần của sơ đồ tư duy

- Các nhóm khác đặt câu hỏi và tiến hành thảo luận

- GV nhận xét về phần trình bày của nhóm 5 : nội dung, hình thức bài trình bày, sự phân chia công việc trong nhóm…

Hoạt động 8: Trình bày nội dung tìm hiểu

-Nhóm 6 chứng minh quang hợp quyết định năng suất cây trồng

- Nhóm 10 tóm tắt nội dung thành 1 phần của sơ đồ tư duy

- Các nhóm khác đặt câu hỏi và tiến hành thảo luận

- GV nhận xét về phần trình bày của nhóm 6 : nội dung, hình thức bài trình bày, sự phân chia công việc trong nhóm…

- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ nói

- Rèn kĩ năng nghe hiểu, đánh giá, chất vấn, trao đổi, thảo luận …

Tiết 5 (26/10)

- GV hỏi lại những kiến thức cả lớp đã nghe trình bày ở 3 tiết trước

Hoạt động 9: Thực hành

- Nhóm 8 tổ chức thực hiện thí nghiệm phát hiện diệp lục và carôtênôit với trình tự như sau:

+Trước tiết học, nhóm 8 chuẩn bị các mẫu vật : lá xanh, lá vàng, hoa quả có màu; Nhận dụng cụ thí nghiệm ở phòng thực hành : erlen, ống đong, giấy lọc, cồn 90o trắng, phễu lọc, ống nghiệm….

+ Bắt đầu tiết học, nhóm 8 chia thí nghiệm thành 4 phần, giao cho mỗi tổ 1 phần việc, thuyết trình cách tiến hành thí nghiệm, 4 tổ thực hiện thí nghiệm

+ Trong khi chờ diệp lục và carôtênôit được rút ra nhờ dung môi, hoạt động 10 được tiến hành

+ Sau hoạt động 10, nhóm 8 thu các erlen từ các tổ, lọc qua giấy lọc, trưng bày và thuyết trình về kết quả thí nghiệm

Hoạt động 10: Trình bày nội dung tìm hiểu

-Nhóm 9 trình bày vai trò của carôtênôit, vai trò các loài rau, hoa, quả trong dinh dưỡng con người.

- Nhóm 10 tóm tắt nội dung thành 1 phần của sơ đồ tư duy

- Các nhóm khác đặt câu hỏi và tiến hành thảo luận

- GV nhận xét về phần trình bày của nhóm 9 : nội dung, hình thức bài trình bày, sự phân chia công việc trong nhóm…

- Kết thúc hoạt động 10, hoạt động 9 diễn ra phần tiếp theo

Hoạt động 11: Tờ rơi tuyên truyền phương pháp tăng năng suất cây trồng

- Nhóm 7 dẫn dắt ý: Sau khi tìm hiểu về cơ chế của quá trình quang hợp, tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, tìm hiểu về vai trò của các sản phẩm quang hợp, nhóm đã đưa ra các phương pháp giúp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp

- Phát tờ rơi

- Cả lớp nghiên cứu và đặt câu hỏi

- GV nhận xét về bố cục, nội dung, hình thức trình bày

- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ nói

- Rèn kĩ năng nghe hiểu, đánh giá, chất vấn, trao đổi, thảo luận …

- Rèn kĩ năng tiến hành một thí nghiệm khoa học, biết nhận xét, đánh giá sau khi tiến hành thí nghiệm

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

1. Bảng ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

Nội dung

Mức độ nhận thức

Các NL hướng tới trong chủ đê

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Khái quát về quang hợp ở cây xanh.

- Định nghĩa được quang hợp

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức về sinh học.

Lá là cơ quan quang hợp

- Chỉ ra được vai trò các nhóm sắc tố trong quang hợp

-Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức về sinh học.

-Kỹ năng quan sát , phân tích kênh hình, tổng hợp so sánh

Diễn biến quang hợp

  1. Pha sáng

  2. Pha tối thực vật C3

  3. Pha tối thực vật C4 và CAM

  • Trình bày được vai trò ánh sáng trong quang hợp

  • Nêu được sản phẩm chuỗi phản ứng tối của quang hợp

  • Liệt kê tế bào, bào quan thực hiện các giai đoạn của quang hợp

  • Chỉ ra được nguồn gốc của Oxi được giải phóng sau quang hợp

  • Giải thích được tên gọi các nhóm thực vật

  • Phân biệt được các nhóm thực vật (15)

-Phân tích được mối liên quan giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp

-Năng lực tự học, tìm kiếm thông tin và nghiên cứu về cơ chế phản ứng sáng, phản ứng tối ở thực vật

Năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp so sánh

-Kỹ năng quan sát , phân tích kênh hình

Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp:

- Kể ra vai trò các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng có ảnh hưởng đến quang hợp

-

- Phân biệt được điểm bù và điểm bão hòa ánh sáng, CO2

- Tổng kết được mối quan hệ giữa các yếu tố ngoại cảnh và quang hợp

- Giải thích được mối liên quan giữa quang hợp và thoát hơi nước

- Giải thích được tác động ánh sáng đến hình thái cây

Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức sinh học về quang hợp

Năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp so sánh

-Kỹ năng quan sát , phân tích kênh hình

Quang hợp quyết định đến năng suất cây trồng và tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp

- Liệt kê được các yếu tố của quang hợp có ảnh hưởng đến năng suất

. - Nêu các biện pháp làm tăng năng suất cây trồng

-Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức sinh.

-Kỹ năng quan sát , phân tích kênh hình, tổng hợp so sánh

Tổng số (câu)

8 (40%)

6 (30%)

4 (20%)

2 (10%)