Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Nâng cao Tuần 10 Đề 2

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Nguyễn Thị Thu Hiếu 11 tháng 11 2020 lúc 13:59:16 | Được cập nhật: hôm kia lúc 14:56:29 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 812 | Lượt Download: 20 | File size: 0.144384 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Nâng cao - Tuần 10 - Đề 2
Bản quyền bài viết thuộc về Lib24. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Phần 1. Bài tập về đọc hiểu
Cuộc họp của chữ viết
Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở
đầu.
Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng
hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú lính bước vào
đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.
Có tiếng xì xào:
- Thế nghĩa là gì nhỉ?
- Nghĩa là thế này: "Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi
đôi giày da. Trên chán lấm tấm mồ hôi."
Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:
- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ
nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:
- Ẩu thế nhỉ!
Bác chữ A đề nghị:
- Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu
Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?
(phỏng theo Trần Ninh Hồ)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1. Cuộc họp trong câu chuyện trên có sự tham gia của những ai?
A. Các chữ cái và em Hoàng
B. Các dấu câu và em Hoàng
C. Các chữ cái và dấu câu
2. Ai là người mở đầu, tuyên bố lý do tổ chức cuộc họp?
A. Em Hoàng

B. Bác Chữ A

C. Dấu Chấm

3. Cuộc họp được tổ chức để làm gì?
A. Để giúp em Hoàng viết chữ đẹp hơn
B. Để giúp em Hoàng đặt dấu chấm đúng chỗ
C. Để giúp em Hoàng viết văn hay hơn
4. Để giúp Hoàng khắc phục lỗi đặt dấu chấm không đúng chỗ, bác Chữ A đã nghĩ
ra cách nào?
A. Bảo Dấu Chấm nhắc em Hoàng đọc lại câu văn trước khi viết dấu chấm.
B. Bảo em Hoàng hỏi bạn Dấu Chấm xem có thể đặt dấu chấm ở vị trí này không
trước khi viết
C. Bảo em Hoàng không bao giờ được dùng dấu chấm khi viết văn nữa mà chỉ dùng
dấu phẩy thôi
5. Từ ẩu trong câu Ẩu thế nhỉ! Có nghĩa là gì?
A. Chỉ sự cẩu thả, thiếu cẩn thận khi làm việc
B. Chỉ sự cẩn thận, từ tốn khi làm việc
C. Chỉ sự nhanh chóng, gọn gàng khi làm việc

6. Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ giúp đỡ trong câu Hôm nay, chúng ta họp
để tìm cách giúp đỡ em Hoàng?
A. Trợ giúp

B. Phá bĩnh

C. Giữ gìn

Phần 2. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn
Câu 1. Chính tả
1. Nghe - viết
Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng
hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú lính bước vào
đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.

2. Bài tập
a. Điền c hoặc k vào chỗ trống thích hợp

Phía …au nhà em có con …ênh chảy ngang qua. Chiều chiều, em ra ngồi trên
bờ hóng từng …ơn gió mát rười rượi thổi qua. Dưới …ênh, dì Ba đang lùa vội đàn
vịt về nhà, để …ịp xong việc trước khi trời tối.
b. Viết ba chữ bắt đầu bằng l, ba chữ bắt đầu bằng n vào chỗ trông trong bảng sau:
Chữ bắt đầu bằng l

Chữ bắt đầu bằng n

M: lúa, ………………………………..… M: nệm, ……..………………………..…
….………………………………………. ….……………………………………….

Câu 2. Luyện từ và câu
1. Cho các từ sau: ông nội, cậu, bà nội, ông ngoại, chú, mợ, dì, thím. Hãy xếp vào
cột sau:
Từ chỉ người thân họ nội

Từ chỉ người thân họ ngoại

….………………………………………. ….……………………………………….
….………………………………………. ….……………………………………….

2. Khi viết thư, bạn Nam đã điền dấu chấm và dấu chấm hỏi sai vị trí, em hãy sửa lại
giúp bạn ấy.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2020
Chào Lan?
Đã lâu rồi chúng mình chưa được gặp nhau. Dạo này cậu có khỏe không!
Mình thì vẫn khỏe. Dạo này, Hà Nội đã trở lạnh rồi đấy. Ở chỗ cậu thì thời tiết như
thế nào vậy! Hãy kể cho mình nghe trong thư trả lời nhé!

Bạn của cậu
Mai Hoa
Câu 3. Tập làm văn
Viết một đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) kể về ông hoặc bà của em.
….………………………………………………………………………………………………………….……
….………………………………………………………………………………………………………….……
….………………………………………………………………………………………………………….……
….………………………………………………………………………………………………………….……
….………………………………………………………………………………………………………….……
….………………………………………………………………………………………………………….……
….………………………………………………………………………………………………………….……

Đáp án phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Nâng cao - Tuần 10 - Đề 2
Phần 1. Bài tập về đọc hiểu
1. C

2. B

3. B

4. A

5. A

6. A

Phần 2. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn
Câu 1. Chính tả
1. Nghe - viết
- Yêu cầu: HS trình bày sạch đẹp, chép đúng, đủ chữ.
2. Bài tập
a.
Phía sau nhà em có con kênh chảy ngang qua. Chiều chiều, em ra ngồi trên bờ
hóng từng cơn gió mát rười rượi thổi qua. Dưới kênh, dì Ba đang lùa vội đàn vịt về
nhà, để kịp xong việc trước khi trời tối.
b.
Chữ bắt đầu bằng l

Chữ bắt đầu bằng n

lớp, lán, lều, lính, lốp, lễ, lê, lá, làm, lớn, nem, nam, nồm, nướng, no, núp, nể, nơ,
lũ, lùn…

nổ, nung, nạp, nếp…

Câu 2. Luyện từ và câu
1.
Từ chỉ người thân họ nội
ông nội, bà nội, chú, thím

Từ chỉ người thân họ ngoại
ông ngoại, bà ngoại, cậu, mợ, dì

2.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2020
Chào Lan!
Đã lâu rồi chúng mình chưa được gặp nhau. Dạo này cậu có khỏe không?
Mình thì vẫn khỏe. Dạo này, Hà Nội đã trở lạnh rồi đấy. Ở chỗ cậu thì thời tiết như
thế nào vậy? Hãy kể cho mình nghe trong thư trả lời nhé!
Bạn của cậu
Mai Hoa
Câu 3. Tập làm văn
HS viết đoạn văn thông qua việc trả lời các câu hỏi như sau:
- Ông hoặc bà của em tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi?
- Ông hoặc bà của em hiện nay đã về nghỉ hưu chưa? Trước đây thì ông hoặc bà của
em làm nghề gì?
- Ông hoặc bà của em có sống cùng với gia đình của em không? Hay sống ở quê?
- Ông hoặc bà của em có yêu quý em không? Tình cảm đó thể hiện qua những hành
động nào?
- Tình cảm của em dành cho ông hoặc bà mình.