Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

ÔN TẬP KIỂM TRA LẦN 3- HÓA HỌC 10 , THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ

33b72384bad2186330d9c47fedbd3107
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 12:31:14 | Được cập nhật: hôm qua lúc 6:50:35 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 366 | Lượt Download: 2 | File size: 0.035094 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Tổ Hóa Trường THPT Thị xã Quảng Trị

ÔN TẬP KIỂM TRA LẦN 3- HÓA HỌC 10

HALOGEN, OXI, OZON VÀ HIĐROFEOXIT

I – LÝ THUYẾT

1) Hoàn thành dãy chuyển hóa

Bài 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau:

2) Bổ túc phản ứng

Bài 2: Điền chất thích hợp vào dấu “?” và hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a) HBr + ? ? + CO2 + ? b) Br2 + ? + ? HBrO3 + ?

c) HI + ? H2S + ? + ? d) NaClO + ? + ? HClO + ?

3) Hiện tượng, giải thích, chứng minh

Bài 3: Dẫn ra PTHH của các phản ứng để chứng minh rằng trong các phản ứng hoá học,

a) HCl đóng vai trò là chất oxi hoá. b) Clo vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.

c) Tính oxi hóa của Cl2 > Br2 > I2. d) Tính khử: HCl < HBr < HI.

e) H2O2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. f) Tính oxi hóa: O3 > O2.

g) HCl có tính khử

Bài 4: Trình bày hiện tượng xảy ra khi:

a) Sục khí O3 vào dung dịch KI tẩm hồ tinh bột.

b) Sục khí Cl2 qua dung dịch hỗn hợp gồm KI và hồ tinh bột.

c) Sục từ từ khí Cl2 đến dư vào dung dịch NaBr.

d) Nhỏ dung dịch KI vào ống nghiệm đựng dung dịch H2O2 rồi thêm vài giọt dung dịch hồ tinh bột.

4) Điều chế

Bài 5: Từ dung dịch NaCl, KOH. Viết phương trình phản ứng điều chế nước Gia-ven,

kaliclorat (điều kiện có đủ).

Bài 6: Viết 3 phản ứng khác nhau tạo thành NaCl trực tiếp từ HCl.

5) Nhận biết

Bài 7: Bắng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các bình mất nhãn sau: NaOH, HBr, KCl, KBr.

Bài 8: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các dung dịch sau: NaCl, NaI, HCl.

6) Nhận định các chất phản ứng và hoàn thành PTHH của phản ứng

Bài 9: Cho các chất sau: Fe2O3, Na, Ag, Ba(OH)2, Na2SO4, Na2CO3, KNO3, Cu. Những chất nào phản ứng được với dung dịch HCl ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ.

Bài 10: Cho dung dịch HCl lần lượt tác dụng với các chất sau: KClO3, CuO, Mg(OH)2, Fe. Viết phương trình phản ứng xảy ra.

Bài 11: Cho các chất sau: Fe (to), Cu(to), dung dịch KOH (to), dung dịch Ca(OH)2, dung dịch NaI, khí O2, dung dịch KI. Viết các phản ứng xảy ra (nếu có).

II – BÀI TẬP

1) Toán xác định tên nguyên tố.

Bài 12: Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với magie thu được 19g magie halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8g nhôm halogenua. Xác định tên halogen trên.

Bài 13: Cho 15,92 gam hỗn hợp NaX và NaY (X,Y là hai halogen liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 28,7 gam kết tủa. Xác định X, Y.

2) Toán liên quan đến halogen phản ứng với kim loại, H2, dung dịch kiềm.

Bài 14: Đốt cháy 8,4g bột Fe trong khí Cl2 dư. Tính khối lượng muối thu được biết H = 90%.

Bài 15: Cho 30g hỗn hợp X gồm Cu và Fe tác dụng vừa đủ với 14 lít khí Cl2. Tính % khối lượng của Cu trong hỗn hợp X.

Bài 16: Khi cho 2,00 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn và Fe phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 1,12 lít khí H2. Nếu cho 2,00 gam hỗn hợp X như trên phản ứng hoàn toàn với lượng dư khí Cl2 thì thu được 5,763 gam hỗn hợp muối. Tính % khối lượng của Fe có trong hỗn hợp X.

3) Toán liên quan đến phản ứng của HCl với kim loại, oxit kim loại, tính khử của HCl.

Bài 17: Cho 30g hỗn hợp X gồm Cu và Zn tác dụng hết với 200g dung dịch HCl thu được 5,6 lit khí (đktc).

a) Tính khối lượng mỗi kim loại.

b) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại theo khối lượng.

c) Tính nồng độ % HCl.

d) Nếu cho 45 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2 thì thu được bao nhiêu gam chất rắn. Biết tỉ khối của Y so với H2 bằng 22,5.

Bài 18: Hòa tan 10 gam hỗn hợp A chứa Mg, Al, Cu vào V lít dung dịch HCl 0,5M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 5,6 lít khí Y (đktc) và 4,9 gam chất rắn Z.

a) Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong A.

b) Tính V biết người ta dùng HCl dư 10% so với lượng phản ứng.

Bài 19: Cho 35,88 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và MnO2 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 11,536 lít Cl2.

a) Tính khối lượng mỗi chất trong X.

b) Tính khối lượng dung dịch HCl 37% đã dùng, biết rằng lượng HCl đã được lấy dư 20% so với lượng cần thiết.

4) Toán liên quan đến O2 và O3.

Bài 20: Hỗn hợp khí A gồm O2 và O3 có tỉ khối hơi đối với H2 là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO có tỉ khối hơi đối với hiđro là 3,6. Một mol khí A có thể đốt cháy vừa đủ bao nhiêu mol khí B ?

Bài 21: Hỗn hợp khí A gồm 2 khí O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20,8. Hỗn hợp A phản ứng vừa hết với hỗn hợp B gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al tạo ra hỗn hợp hai oxit. Xác định thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A.

5) Toán liên quan đến các phương pháp giải: Bảo toàn electron, bào toàn khối lượng.

Bài 22: Cho V lít hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Y chứa 2,7 gam Al và 3,6 gam Mg, thu được 22,1 gam chất rắn. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính V.

Bài 23: Cho 11,2 lít hỗn hợp khí A gồm clo và oxi phản ứng vừa hết với 16,98 gam hỗn hợp B gồm magie và nhôm tạo ra 42,34 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit hai kim loại. Tính % khối lượng của Mg và Al trong hỗn hợp B.

Bài 24: Cho 21,1 gam hỗn hợp A gồm Al và Zn tác dụng với 5,6 lít khí O2 ở đktc thu được hỗn hợp rắn B. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp B vào dung dịch HCl dư thu được 1,68 lít khí (đktc). Tính % khối lượng các kim loại trong A

Bài 25: Cho 8,3 gam hỗn hợp Al, Fe, Mg tác dụng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng khối lượng dung dịch HCl tăng thêm 7,8 gam. Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.