Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

ÔN TẬP DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ SINH HỌC 12, THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ.

497ac5a19bbb3e4a30ab229a46e42e47
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 12:32:23 | Được cập nhật: hôm qua lúc 20:30:26 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 309 | Lượt Download: 11 | File size: 0.070586 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Phần I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

Bài 1: Gen và quá trình tự nhân đôi củaADN

  1. Gen (là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN). (Một đoạn ADN mang thông tin quy định tổng hợp một loại rARN được gọi làgen)

  • Gen phân mảnh là loại gen chỉ có ở sinh vật nhân thực. Gen phân mảnh có khả năng tạo ra được nhiều loại phân tử mARN trưởngthành.

  • Gen điều hòa là những gen mà sản phẩm của nó làm nhiệm vụ điều hòa hoạt động của gen khác. Gen cấu trúc là những gen cònlại.

  1. Mã di truyền(MDT):

  • MDT là mã bộ ba. (Nếu chỉ có 2 loại nu là A và G thì có số loại bộ ba là 23 = 8 loại; Nếu chỉ tính bộ ba mã hóa aa thì chỉ có 61 loại bộba)

  • MDT được đọc liên tục, từ một điểm xác định trên mARN và không gối lên nhau. (mỗi loại phân tử mARN được đọc mã từ một điểm cốđịnh)

  • MDT có tính phổ biến (tất cả các loài đều có bộ mã di truyền giống nhau, trừ một vài ngoạilệ).

  • MDT có tính đặc hiệu (một loại bộ ba chỉ mã hoá cho 1 loại aa, trừ các bộ ba kếtthúc).

  • MDT có tính thoái hoá (một aa do nhiều bộ ba quy định, trừ bộ ba AUG vàUGG).

  • Có 1 mã mở đầu là 5’AUG3’ và 3 mã kết thúc là: 5'UAA3', 5'UAG3',5'UGA3'.

  1. Nhân đôi củaADN:

  • Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T; G liên kết với X), nguyên tắc bán bảo tồn (mỗi ADN con mang một mạch của ADNmẹ).

  • Khi tổng hợp mạch mới, nucleotit được gắn vào đầu 3’ nên mạch pôlinuclêôtit luôn được kéo dài theo chiều từ 5 đến 3’.

  • Một phân tử ADN nhân đôi k lần sẽ tạo ra 2k ADN, trong số đó có 2 phân tử mang 1 mạch của ADN ban đầu. (Nếu quá trình nhân đôi ADN không theo NTBS thì ADN con khác ADN ban đầu Gây ra đột biếngen).

  • Quá trình nhân đôi cần nhiều loại enzim, trong đó enzim ADN polimeraza không có khả năng tháo xoắn ADNmẹ.

  • Thông tin di truyền ở trên gen (trong nhân tế bào) được truyền lại cho đời sau nhờ cơ chế nhân đôiADN.

Bài 2: Phiên mã và dịch mã

  1. Các loại ARN: Cả 3 loại ARN đều có cấu trúc một mạch, được cấu tạo từ 4 loại nucleotit là A, U, G, X. Phân tử mARN không có cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung nhưng phân tử tARN và rARN thì có nguyên tắc bổsung.

+ mARN: Được dùng để làm khuôn cho quá trình dịch mã, bộ ba mở đầu (AUG) nằm ở đầu 5’ của mARN.

+ tARN: Vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã. Mỗi tARN chỉ có 1 bộ ba đối mã, chỉ gắn đặc hiệu với1 aa.

+ rARN: Kết hợp với prôtêin để tạo nên ribôxôm. Riboxom thực hiện dịch mã để tổng hợp protein.

Trong các loại ARN thì mARN có nhiều loại nhất nhưng hàm lượng ít nhất; rARN có ít loại nhất nhưng hàm lượng cao nhất.

  1. Phiên mã (thông tin di truyền trên mạch mã gốc của gen được phiên mã thành phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung).

  • Diễn ra ở trong nhân tếbào.

  • ARNpôlimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3/5/. Chỉ có mạch gốc (mạch 3'5') của gen được dùng để làm khuôn tổng hợpARN.

  • Một gen tiến hành phiên mã 10 lần thì sẽ tổng hợp được 10 phân tử mARN. Vì quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung nên các phân tử mARN này đều có cấu trúc hoàn toàn giốngnhau.

  • Ở sinh vật nhân sơ, phiên mã và dịch mã diễn ra cùng một thờiđiểm.

  • Enzim ARN polimera vừa có chức năng tháo xoắn ADN, tách 2 mạch của ADN vừa có chức năng tổng hợp, kéo dài mạch polinucleotit mới.

  1. Dịchmã.

    1. Hoạthoá aa: ATP+aa+tARN---->aa~tARN.Mỗiaagắnđặchiệuvới mộtphântửtARNvàcầnsửdụng1 phân tửATP.

    2. Tổng hợp chuỗipôlipeptit:

  • Bộ ba mở đầu là AUG. Ở vi khuẩn, aa mở đầu là focmin Metiônin. Ở sinh vật nhân thực, aa mở đầu làMetiônin.

  • Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (bộ ba đối mã trên tARN khớp bổ sung với bộ ba mã sao trênmARN).

  • Ribôxômtrượttrên mARNtheotừngbộbatừbộbamở đầuđếnkhigặpbộba kếtthúc,mỗibộbađượcdịchthành1aa (bộ ba kết thúc không quy địnhaa).

  • Trên 1 mARN có 10 ribôxôm tiến hành dịch mã thì sẽ tổng hợp được 10 chuỗi pôlipeptít, các chuỗi pôlipeptít này có cấu trúc hoàn toàn giống nhau (vì mã di truyền có tính đặc hiệu, mỗi mã di truyền chỉ quy định 1 loạiaa).

  • Ribôxôm gặp bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã dừnglại.

  • NhiềuribôxômcùngdịchmãtrênmARNđược gọipôliribôxôm.Sựcómặtcủapôliribôxômsẽlàmtăngtốcđộtổng hợpprotein.

  • Sơ đồ mô tả cơ chế di truyền ở cấp phân tử: ADN → mARN → prôtêin → Tínhtrạng.

ADN → mARN → prôtêin → Tính trạng.

  • Thông tin di truyền ở trên gen được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể sinh vật thông qua cơ chế phiên mãvà dịch mã.

Bài 3: Điều hoà hoạt động gen

  • Điều hoà hoạt động gen là điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạora.

  • Ở sinh vật nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen diễn ra ở cấp độ phiênmã.

      1. Operon Lac có 3 thành phần là: Vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), các gen cấu trúc. Vùng khởi động là vị trí đặc hiệu để enzim ARN polimeraza gắn vào để khởi động phiên mã, vùng vận hành (vùng O) là nơi chất ức chế (protein ức chế bám vào) để kiểm soát phiênmã.

      2. Genđiềuhoà(khôngthuộcôpêron)thườngxuyêntổnghợpraprôtêinứcchế,prôtêinứcchếbámlênvùngvận hành (vùngO).

      3. Operon không phiên mã khi: Chất ức chế bám vào vùng vận hành (vùng O); Hoặc khi có đột biến làm mất vùng khởi động (P) củaoperon.

Opreon phiên mã khi: Vùng vận hành (O) được tự do và vùng khởi động (P) hoạt động bình thường.

Khi môi trường có lactozơ thì lactôzơ bám lên prôtêin ức chế làm cho protein ức chế tách khỏi vùng O vùng vận hành được tự do gen Z, Y, A tiến hành phiên mã.

Các gen Z, Y, A có số lần phiên mã bằng nhau. Gen điều hòa có số lần phiên mã khác với các gen Z, Y, A.

Bài 4: Đột biến gen

  1. Khái niệm:

  • Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Đột biến điểm là loại đột biến chỉ liên quan tới 1 cặp nuclêôtit. (Có 3 dạng đột biến điểm là: Mất, thêm, thay thế một cặpnuclêôtit).

  • ĐBG tạo ra các alen mới nhưng không tạo ra gen mới. ĐBGcó thểđược di truyền cho đờisau.

  • Tần số đột biến gen rất thấp (10-6 đến 10-4). Tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số không giốngnhau.

  • Cá thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình được gọi là thể đột biến. Tất cả các ĐB trội đều được gọi là thể độtbiến.

  • Trong các loại ĐBG thì đột biến dạng thay thế một cặp nucleotit là loại phổ biến nhất, ít gây hạinhất.

  1. Hậu quả, ý nghĩa của đột biếngen:

    • Đa số đột biến gen là có hại, một số có lợi hoặc trung tính (Ở cấp phân tử, hầu hết đột biến gen là trungtính)

    • Giá trị thích nghi của đột biến phụ thuộc vào môi trường sống và tổ hợpgen.

    • Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa và chọn giống. ĐBG là nguồn nguyên liệu sơcấp.

Bài 5: NST và đột biến cấu trúc NST

  1. NST:

  • NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấutrúc.

  • NST được cấu trúc bởi ADN và proteinhistôn.

  • NST có cấu trúc xoắn 4 bậc: Sợi cơ bản (11nm) → sợi nhiễm sắc (30nm) → vùng xếp cuộn (300nm) → crômatít (700nm).

  1. Đột biến cấu trúc NST: Là những biến đổi về cấu trúc của NST. Có 4 dạng là mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

  • Nguyên nhân của đột biến mất đoạn là do 1 đoạn NST bị đứt ra và tiêu biến. Mất đoạn NST dẫn tới mất gen. Khi bị mất gen thì sẽ không có protein nên sẽ gây chết hoặc làm giảm sức sống. Đột biến mất đoạn được sử dụng để loại bỏ gen có hại, được dùng để xác định vị trí củagen.

  • Nguyên nhân của đột biến đảo đoạn là do 1 đoạn NST bị đứt ra và quay đảo 1800, nối vào vị trí cũ. Đột biến đảo đoạn làm thay đổi vị trí của gen nên ảnh hưởng đến hoạt động của gen (1 gen đang hoạt động, khi chuyển sang vị trí mới có thể ngừng hoạtđộng).

  • Nguyên nhân của đột biến chuyển đoạn là do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatit thuộc 2 NST khác nhau. Đột biến chuyển đoạn được sử dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác. Đột biến chuyển đoạn gây chết hoặc mất khả năng sinhsản.

  • Đột biến lặp đoạn là hiện tượng 1 đoạn NST được lặp lại 1 lần hoặc nhiều lần. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên NST Có thể làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện của tínhtrạng.

Bài 6: Đột biến số lượng NST.

  • Hầu hết đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân li ở 1 hoặc 1 số cặp NST trong giảm phân (một số lệch bội có thể xảy ra trong nguyênphân)

  • Đột biến đa bội xảy ra do rối loạn quá trình phân li của NST ở kì sau của phân bào (trong nguyên phân hoặc trong giảmphân).

  • Các đột biến số lượng NST (cả lệch bội và đa bội) xảy ra chủ yếu ở thực vật mà ít gặp ở độngvật.

  • Tất cả các đột biến số lượng NST đều không làm thay đổi cấu trúc của NST nên không làm thay đổi độ dài của ADN.

  1. Đột biến lệchbội:

  • Do rối loạn giảm phân, 1 cặp NST không phân li tạo ra giao tử n+1 và giao tử n-1. Qua thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử n+1 với giao tử n sẽ tạo ra hợp tử 2n+1 (thể ba); Sự kết hợp giữa giao tử n-1 với giao tử n sẽ tạo ra hợp tử 2n -1 (thể một).

  • Thể đột biến lệch bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính. Các thể đột biến lệch bội ở các cặp NST khác nhau có biểu hiện kiểu hình khác nhau (VD người Đao là đột biến lệch bội ở cặp NST số 21 có ngoại hình khác với người Claiphentơ là đột biến lệch bội ở cặp NST số23).

  1. Đột biến đabội:

  • Tam bội được sinh ra do sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n 3n. Thể tam bội thường không có khả năng sinh sản hữutính.

  • Tứ bội được sinh ra do sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử 2n 4n; Hoặc được sinh ra do sự tứ bội hóa 2n thành 4n.

  • Độtbiếntambộichỉđượcphátsinhtrongsinhsảnhữutính.Độtbiếntứbộiđượcphátsinhtrongsinhsảnhữutính hoặc cả trong sinh sản tính.

  • Thể đột biến đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, năng suất cao, được sử dụng để tạo các giống cây lấy củ, thân, lá, quả.

  • Giống dâu tằm tam bội được tạo ra bằng cách gây ĐB tứ bội, sau đó lai dạng tứ bội với dạng lưỡng bội để được tam bội(3n).

  • Mộttếbàogiảmphân,nếucó1cặpNST khôngphânlithìsẽsinhra2loạigiaotửvớitỉlệbằngnhau,giaotử(n-1)và giao tử(n+1).

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM

Bài 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

Câu 1. Mã di truyền có tính thoái hoá, tức là

A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin

B. Mã di truyền là mã bộ ba

C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền

D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một axit amin

Câu 2. Mã di truyền có tính đặc hiệu có nghĩa là

A. một aa có thể được mã hoá đồng thời bởi nhiều bộ ba.

B. tất cả các sinh vật đều có chung bộ mã di truyền.

C. mỗi bộ ba chỉ mã hoá cho một loại aa.

D. các bộ ba có thể bị đột biến tạo thành các bộ ba mới.

Câu 3. Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có chiều dài 510 nm, số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là

A. 300. B. 1500. C. 900 D.600.

Câu 4. Giả sử một phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ADN là

A.32. B. 64. C. 6. D. 25.

Câu 5. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra chủ yếu ở

A. tế bào chất. B. ribôxôm. C. ti thể. D. nhân tế bào.

Câu 6. Các côđon nào dưới đây không mã hóa axit amin (các bộ ba kết thúc)?

A. UAX, UAG, UGA. B. UXA , UAG, UGA. C. UAA, UAG, UGA. D. UAA , UGG, UGA.

Câu 7. Trong các khái niệm về gen sau đây, khái niệm nào đúng nhất?

A. Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin cho việc tổng hợp một loại prôtêin quy định tính trạng.

B. Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin cho việc tổng hợp một trong các loại mARN, tARN, rARN.

C. Gen là một đoạn phân tử ADN tham gia vào cơ chế điều hoà quá trình sinh tổng hợp prôtêin như gen điều hoà, gen khởi động, gen vận hành.

D. Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.

Câu 8. Một gen có chiều dài là 0,51 micrômet, gen này nhân đôi 1 lần thì môi trường nội bào cần cung cấp số nuclêôtit là

A. 3000 B. 5100 C. 2550 D. 6000

Câu 9. Một gen cấu trúc dài 5100 A0 và có 3450 liên kết hydrô. Số nuclêôt từng loại của gen là

A. A= T = 1050 ; G = X = 450 B. A= T =450; G = X = 1050

C. A= T = 300 ; G = X = 600 B. A= T =600; G = X = 300

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự nhân đôi của ADN (tái bản ADN)?

A.Cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

B. Sau một lần tự nhân đôi, từ một phân tử ADN hình thành nên 2 phân tử ADN giống nhau, trong đó 1 phân tử ADN có hai mạch được tổng hợp mới hoàn toàn.

C. Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra trong tế bào ở kì giữa của quá trình phân bào.

D. Mạch ADN mới được tổng hợp liên tục theo chiều 3’ - 5’.

Câu 11: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

A. 6 loại mã bộ ba. B. 3 loại mã bộ ba. C. 27 loại mã bộ ba. D. 9 loại mã bộ ba.

Câu 12: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.

B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.

D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.

Câu 13: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa.

C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.

Câu 14: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là

A. codon. B. gen. C. anticodon. D. mã di truyền.

Câu 15: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

Câu 16: Bản chất của mã di truyền là

A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.

C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.

D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.

Câu 17: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc

A. bổ sung. B. bán bảo toàn.

C. bổ sung và bảo toàn. D. bổ sung và bán bảo toàn.

Câu 18: Gen là một đoạn của phân tử ADN

A. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.

B. mang thông tin di truyền của các loài.

C. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.

D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.

Câu 19:Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là

A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza D. ADN ligaza

Câu 20: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là

A. 1800 B. 2400 C. 3000 D. 2040

Câu 21: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:

A. tháo xoắn phân tử ADN.

B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.

C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.

D. nối các đoạn Okazaki với nhau.

Câu 22: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.

C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. D. Mã di truyền có tính thoái hóa.

Câu 23: Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là

A. nuclêôtit. B. bộ ba mã hóa. C. triplet. D. gen.

Câu 24: Mã di truyền là:

A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.

B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.

C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.

D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.

Câu 25. Một gen cấu trúc dài 5100 ăngtrong có số nuclêôtit là

A. 3000 B. 1500 C. 6000 D. 4500

Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?

A. mã di truyền có tính thoái hoá B. Mã di truyền là mã bộ ba

C. Mã di truyền có tính phổ biến D. Mã di tuyền đặc trưng cho từng loài sinh vật

Câu 27: Trong các loi nuclêôtit thamgia cấu to nên ADNkhông có loại

A. Guanin (G). B.Uraxin (U). C. Ađênin (A). D. Timin (T).

Câu 28: Một trong nhữngđặc điểmcủa mã di truyền là

A. không có tính thoái hoá. B.mã bộ ba.

C. không có tính phổ biến. D. không có tính đặc hiu.

Câu 29: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?

A. 5' UGA 3'. B. 3' UAG 5'. C. 3' UGA 5'. D. 5' AUG 3'.

Câu 30: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là

A. 2250. B. 1798. C. 1125. D. 3060.

Câu 31: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'… AAAXAATGGGGA…5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN là:

A. 5'... GGXXAATGGGGA…3' B. 5'... TTTGTTAXXXXT…3'

C. 5'... AAAGTTAXXGGT…3' D. 5'... GTTGAAAXXXXT…3'

PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

Câu 1: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong

A. ribôxôm. B. tế bào chất. C. nhân tế bào. D. ti thể.

Câu 2: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của

A. mạch mã hoá. B. mARN. C. mạch mã gốc. D. tARN.

Câu 3: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là

A. anticodon. B. axit amin. B. codon. C. triplet.

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

Câu 5: Quá trình phiên mã xảy ra ở

A. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn. B. sinh vật có ADN mạch kép.

C. sinh vật nhân chuẩn, vi rút. D. vi rút, vi khuẩn.

Câu 6: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp

A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin.

C. tổng hợp các prôtêin cùng loại. D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin.

Câu 7: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

A. codon. B. axit amin. B. anticodon. C. triplet.

Câu 8: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

A. Từ mạch có chiều 5’ → 3’. B. Từ cả hai mạch đơn.

C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2. D. Từ mạch mang mã gốc.

Câu 9: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là

A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ADN.

Câu 10: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế

A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, dịch mã.

C. tự sao, tổng hợp ARN. D. tổng hợp ADN, ARN.

Câu 11: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều

A. kết thúc bằng Met. B. bắt đầu bằng axit amin Met.

C. bắt đầu bằng axit foocmin-Met. D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.

Câu 12: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức năng của

A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ARN.

Câu 13: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của

A. mạch mã hoá. B. mARN. C. tARN. D. mạch mã gốc.

Câu 14: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

A. ADN và ARN B. prôtêin C. ARN D. ADN

Câu 15: Đơn vị mã hoá cho thông tin di truyền trên mARN được gọi là

A. anticodon. B. codon. C. triplet. D. axit amin.

Câu 16: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?

A. 3’ → 3’. B. 3’ → 5’. C. 5’ → 3’. D. 5’ → 5’.

Câu 17: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:

A. nhân con B. tế bào chất C. nhân D. màng nhân

Câu 18: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là

A. axit amin hoạt hoá. B. axit amin tự do. C. chuỗi polipeptit. D. phức hợp aa-tARN.

Câu 19: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã nhờ năng lượng từ sự phân giải

A. lipit B. ADP C. ATP D. glucôzơ

Câu 20: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế

A. nhân đôi ADN và phiên mã. B. nhân đôi ADN và dịch mã.

C. phiên mã và dịch mã. D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.

Câu 21: Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hidrô bổ sung?

A. U và T B. T và A C. A và U D. G và X

Câu 22: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?

A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.

B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.

C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.

D. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.

Câu 23: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

A. mARN B. ADN C. prôtêin D. mARN và prôtêin

Câu 24: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là

A. ADN-polimeraza. B. restrictaza. C. ADN-ligaza. D. ARN-polimeraza.

Câu 25: Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa

A. hai axit amin kế nhau. B. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai.

C. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. D. hai axit amin cùng loại hay khác loại.

Câu 26. Enzim xúc tác cho quá trình tổng hợp ARN là

A.ARN pôlimeraza. B. amilaza. C. ligaza. D. ADN pôlimeraza.

Câu 27. Bộ ba mở đầu với chức năng qui định khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin mêtiônin (ở sinh vật nhân thực) là

A. AUX. B. AUA. C. AUG. D. AUU.

Câu 28. Quá trình dịch mã kết thúc khi

A. ribôxôm tiếp xúc với côđon AUG trên mARN.

B. ribôxôm rời khỏi mARN và trở về trạng thái tự do.

C. ribôxôm tiếp xúc với một trong các mã bộ ba: UAA, UAG, UGA.

D. ribôxôm gắn axit amin mêtiônin vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlipeptit.

Câu 29. Một gen có đoạn mạch bổ sung có trình tự nuclêôtit là AGXTTAGXA. Đoạn phân tử ARN nào sau đây được tổng hợp từ gen có đoạn mạch bổ sung trên.

A. AGXUUAGXA B. UXGAAUXGU C. TXGAATXGT D. AGXTTAGXA

Câu 30: Đơn phân của prôtêin là

A. peptit. B. nuclêôtit. C. nuclêôxôm. D. axit amin.

Câu 31: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN.

B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5'trên phân tử mARN.

C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.

D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.

Câu 32: Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là

A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN.

Câu 33: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào.

A. Nhân đôi nhiễm sắc B. Phiên mã C. Dịch mã D. Tái bản ADN (nhân đôi ADN)

ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN

Câu 1: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là

A. điều hòa quá trình dịch mã. B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.

C. điều hòa quá trình phiên mã. D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.

Câu 2: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì

A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành. B. prôtêin ức chế không được tổng hợp.

C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra. D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động.

Câu 3: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:

A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)

B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

Câu 4: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng

A. vận hành. B. điều hòa. C. khởi động. D. mã hóa.

Câu 5: Operon là

A. một đoạn trên phân tử ADN bao gồm một số gen cấu trúc và một gen vận hành chi phối.

B. cụm gồm một số gen điều hòa nằm trên phân tử ADN.

C. một đoạn gồm nhiều gen cấu trúc trên phân tử ADN.

D. cụm gồm một số gen cấu trúc do một gen điều hòa nằm trước nó điều khiển.

Câu 6: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?

A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó. B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.

C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động. D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.

Câu 7: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn

A. phiên mã. B. dịch mã. C. sau dịch mã. D. sau phiên mã.

Câu 8: Gen điều hòa opêron hoạt động khi môi trường

A. không có chất ức chế. B. có chất cảm ứng.

C. không có chất cảm ứng. D. có hoặc không có chất cảm ứng.

Câu 9: Trong cấu trúc của một opêron Lac, nằm ngay trước vùng mã hóa các gen cấu trúc là

A. vùng điều hòa. B. vùng vận hành. C. vùng khởi động. D. gen điều hòa.

Câu 10: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách

A. liên kết vào vùng khởi động. B. liên kết vào gen điều hòa.

C. liên kết vào vùng vận hành. D. liên kết vào vùng mã hóa.

Câu 11: Khi nào thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac?

A. Khi môi trường có nhiều lactôzơ. B. Khi môi trường không có lactôzơ.

C. Khi có hoặc không có lactôzơ. D. Khi môi trường có lactôzơ.

Câu 12: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất

A. xúc tác B. ức chế. C. cảm ứng. D. trung gian.

Câu 13: Khởi đầu của một opêron là một trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là

A. vùng điều hòa. B. vùng khởi động. C. gen điều hòa. D. vùng vận hành.

Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là

A. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc.

B. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.

C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.

D. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động.

Câu 15: Theo cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi có mặt của lactôzơ trong tế bào, lactôzơ sẽ tương tác với

A. vùng khởi động. B. enzim phiên mã C. prôtêin ức chế. D. vùng vận hành.

Câu 16: Trong một opêron, nơi enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động phiên mã là

A. vùng vận hành. B. vùng khởi động. C. vùng mã hóa. D. vùng điều hòa.

Câu 17: Không thuộc thành phần của một opêron nhưng có vai trò quyết định hoạt động của opêron là

A. vùng vận hành. B. vùng mã hóa. C. gen điều hòa. D. gen cấu trúc.

Câu 18: Trình tự nuclêôtit đặc biệt của một opêron để enzim ARN-polineraza bám vào khởi động quá trình phiên mã được gọi là

A. vùng khởi động. B. gen điều hòa. C. vùng vận hành. D. vùng mã hoá.

Câu 19: Hai nhà khoa học nào đã phát hiện ra cơ chế điều hoà opêron?

A. Menđen và Morgan. B. Jacôp và Mônô. C. Lamac và Đacuyn. D. Hacđi và Vanbec

Câu 20: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli hoạt động?

A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ. B. Khi trong tế bào có lactôzơ.

C. Khi trong tế bào không có lactôzơ. D. Khi prôtein ức chế bám vào vùng vận hành.

Câu 21: Hai nhà khoa học người Pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hoà hoạt động gen ở:

A. vi khuẩn lactic. B. vi khuẩn E. coli. C. vi khuẩn Rhizobium. D. vi khuẩn lam.

Câu 22: Trong opêron Lac, vai trò của cụm gen cấu trúc Z, Y, A là:

A. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.

B. tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.

C. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã.

D. tổng hợp các loại enzim tham gia vào phản ứng phân giải đường lactôzơ.

Câu 23: Trong một opêron, vùng có trình tự nuclêôtit đặc biệt để prôtêin ức chế bám vào ngăn cản quá trình phiên mã, đó là vùng

A. khởi động. B. vận hành. C. điều hoà. D. kết thúc.

Câu 24: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, kí hiệu O (operator) là:

A. vùng khởi động. B. vùng kết thúc. C. vùng mã hoá D. vùng vận hành.

Câu 25: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, vùng khởi động được kí hiệu là:

A. O (operator). B. P (promoter). C. Z, Y, Z. D. R.

Câu 26: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli không hoạt động?

A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ. B. Khi trong tế bào có lactôzơ.

C. Khi trong tế bào không có lactôzơ. D. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.

Câu 27: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động (promoter) là

A. nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã.

B. những trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

C. những trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế.

D. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

ĐỘT BIẾN GEN

Câu 1: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 2: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là

A. vi khuẩn B. động vật nguyên sinh C. 5BU D. virut hecpet

Câu 3: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác? (Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho asparagin)

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 4. Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng

A.thay thế một cặp nuclêôtit G - X bằng một cặp nuclêôtit A - T. B. mất một cặp nuclêôtit.

C. thay thế một cặp nuclêôtit A - T bằng một cặp nuclêôtit G - X. D. thêm một cặp nuclêôtit.

Câu 5. Trong các dạng đột biến sau đây, dạng đột biến nào gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc chuỗi pôlipeptit do gen đột biến điều khiển tổng hợp?

A. Thay thế một cặp nuclêôtit ở ngay sau mã mở đầu. B. Mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 5.

C. Thêm một cặp nuclêôtit ở ngay sau mã mở đầu. D.Mất một cặp nuclêôtit ở ngay sau mã mở đầu.

Câu 6: Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây

A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G

C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U

Câu 7: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?

A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit.

C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit.

Câu 8: Đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen

A. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử B. cần 1 số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.

C. được biểu hiện ngay ra kiểu hình. D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.

Câu 9. Đột biến xảy ra ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được?

A. Đột biến ở bộ ba gần mã kết thúc. B. Đột biến ở mã kết thúc.

C. Đột biến ở mã mở đầu. D. Đột biến ở bộ ba giữa gen.

Câu 10. Hoá chất gây đột biến 5 - BU (5 - brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ nào sau đây?

A. A – T → G–5BU → X–5BU → G–X. B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X.

C. A – T → X–5BU → G–5BU → G–X. D. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X.

Câu 11: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào

A. tác động của các tác nhân gây đột biến. B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến.

C. tổ hợp gen mang đột biến. D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.

Câu 12: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể

A. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

B. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

C. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

D. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp.

Câu 13: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp

A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

B. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.

D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.

Câu 14: Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm:

A. cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu. B. thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.

C. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nu.

Câu 15: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là

A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A B. thay thế cặp G-X thành cặp T-A

C. mất cặp nuclêôtit A-T hay G-X D. thay thế cặp A-T thành cặp G-X

Câu 16: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình

A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử. B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.

C. ngay ở cơ thể mang đột biến. D. khi ở trạng thái đồng hợp tử.

Câu 17: Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là

A. đột biến B. đột biến gen. C. thể đột biến. D. đột biến điểm.

Câu 18: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì

A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.

B. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể s/vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.

C. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.

D. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.

Câu 19: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?

A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.

B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.

Câu 20: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào

A. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.

B. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.

C. sức đề kháng của từng cơ thể.

D. điều kiện sống của sinh vật.

Câu 21: Gen ban đầu có cặp nu chứa G hiếm (G*) là G*-X, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp

A. G-X B. T-A C. A-T D. X-G

Câu 22: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng

A. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80. B. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.

C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 81. D. thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí 80.

Câu 23:Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế một cặp nuclêôtit?

A. Được phát sinh do sự bắt cặp nhầm giữa các nuclêôtit ( không theo nguyên tắc bổ sung ).

B. Hầu như vô hại đối với thể đột biến.

C. Chỉ liên quan tới một bộ ba.

D. Làm thay đổi trình tự của nhiều axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

Câu 24:Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể?

A.Đột biến điểm. B. Đột biến dị đa bội. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến lệch bội.

Câu 25: Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng

A. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. B. mất một cặp nuclêôtit.

C. thêm một cặp nuclêôtit. D. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.

Câu26:Dạngđộtbiếnđiểmnàosauđâyxảyratrêngenkhônglàmthayđổisốlưngnuclêôtitcủa gen nhưng làmthay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?

A.Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặpG-X. B. Thêm mt cặp nuclêôtit.

C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặpT-A. D. Mất mộtcặp nuclêôtit.

Câu 27: Phát biểunàosau đây là đúng khi nói vềđột biến gen?

A.Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.

B. Tất cả các đột biến gen đều biểuhiện ngay thành kiểu hình.

C. Tất cả các đột biến gen đều có hi.

D. Có nhiều dạng đột biến điểmnhư:mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyn đoạn.

Câu 28: Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là:

A. A = T = 250; G = X = 390. B. A = T = 251; G = X = 389.

C. A = T = 610; G = X = 390. D. A = T = 249; G = X = 391.

Câu 29: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng

số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?

A. Mã di truyền là mã bộ ba.

B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.

C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.

D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

Câu 30 : Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3 gen này bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hidrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là :

A. A = T = 599; G = X = 900 B.A = T = 600 ; G = X = 900

C. A = T = 600; G = X = 899 D.A = T = 900; G = X = 599

NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

Câu 1: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào

A. tảo lục. B. vi khuẩn. C. ruồi giấm. D. sinh vật nhân thực.

Câu 2: Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là

A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn.

Câu 3: Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là

A. nuclêôxôm. B. sợi nhiễm sắc. C. sợi siêu xoắn. D. sợi cơ bản.

Câu 4:Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo chủ yếu từ

A. ADN và prôtêin. B. ARN và prôtêin histon. C. ADN và prôtêin histon. D. ADN và ARN.

Câu 5: Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm ở

A. tâm động. B. hai đầu mút NST. C. eo thứ cấp. D. điểm khởi sự nhân đôi

Câu 6: Trao đổi đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng gây hiện tượng

A. chuyển đoạn. B. lặp đoạn. C. đảo đoạn. D. hoán vị gen.

Câu 7: Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của NST có đường kính

A. 30 nm. B. 11 nm. C. 300 nm. D. 700 nm.

Câu 8: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần ADN và prôtêin histon là

A. nuclêôxôm. B. polixôm. C. nuclêôtit. D. sợi cơ bản.

Câu 9: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là

A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. mất đoạn. D. lặp đoạn.

Câu 10: Điều không đúng khi cho rằng: Ở các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính

A. chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể.

B. chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia.

C. không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định tính trạng thường.

D. của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX.

Câu 11: Sự co xoắn ở các mức độ khác nhau của nhiễm sắc thể tạo điều kiện thuận lợi cho

A. sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào. B. sự tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào.

C. sự biểu hiện hình thái NST ở kì giữa. D. sự phân li và tổ hợp NST trong phân bào.

Câu 12: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này chỉ phát hiện ở tế bào

A. thực khuẩn. B. vi khuẩn. C. xạ khuẩn. D. sinh vật nhân thực.

Câu 13: Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là

A. tâm động. B. hai đầu mút NST.

C. eo thứ cấp. D. điểm khởi đầu nhân đôi.

Câu 14: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là

A. lặp đoạn. B. mất đoạn. C. đảo đoạn. D. chuyển đoạn.

Câu 15: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?

A. Đột biến gen. B. Mất đoạn nhỏ. C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Đột biến lệch bội.

Câu 16: Thực chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự

A. làm thay đổi vị trí và số lượng gen NST. B. sắp xếp lại những khối gen trên nhiễm sắc thể.

C. làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST. D. sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST.

Câu 17: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1 ¾ vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là

A. ADN. B. nuclêôxôm. C. sợi cơ bản. D. sợi nhiễm sắc.

Câu 18: Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là

A. sợi ADN. B. sợi cơ bản. C. sợi nhiễm sắc. D. cấu trúc siêu xoắn.

Câu 19: Cấu trúc nào sau đây có số lần cuộn xoắn nhiều nhất?

A. sợi nhiễm sắc. B. crômatit ở kì giữa. C. sợi siêu xoắn. D. nuclêôxôm.

Câu 20: Sự liên kết giữa ADN với histôn trong cấu trúc của nhiễm sắc thể đảm bảo chức năng

A. lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền. B. phân li nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi.

C. tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi. D. điều hòa hoạt động các gen trong ADN trên NST.

Câu 21: Nhiễm sắc thể dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào, nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân vì

A. đường kính của nó rất nhỏ. B. nó được cắt thành nhiều đoạn.

C. nó được đóng xoắn ở nhiều cấp độ. D. nó được dồn nén lai thành nhân con.

Câu 22: Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng

A. mất đoạn nhiễm sắc thể. B. lặp đoạn nhiễm sắc thể.

C. đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 23: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu gọi là

A. nhiễm sắc thể. B. axit nuclêic. C. gen. D. nhân con.

Câu 24: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là

A. lặp đoạn, chuyển đoạn. B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST.

C. mất đoạn, chuyển đoạn. D. chuyển đoạn trên cùng một NST.

Câu 25: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến:

A. làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN.

C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

D. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.

Câu 26: Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng

A. chuyển đoạn. B. lặp đoạn và mất đoạn. C. đảo đoạn. D. hoán vị gen.

Câu 27: Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFGHI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEHGFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến:

A. chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST.

B. đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

C. chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

D. đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

Câu 28. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza là

A.lặp đoạn. B. mất đoạn. C. chuyển đoạn. D. đảo đoạn.

Câu 29. Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến

A. lặp đoạn nhỏ NST . B.mất đoạn nhỏ NST. C. lặp đoạn lớn NST. D. đảo đoạn NST.

Câu 30. Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKLM bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFIHGKLM. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng

A. chuyển đoạn. B. đảo đoạn. C. mất đoạn. D. lặp đoạn.

Câu 31. Các dạng đột biến chỉ làm thay đổi vị trí của gen trong phạm vi một NST là

A. đảo đoạn NST và chuyển đoạn trên 1 NST. B. lặp đoạn và mất đoạn NST.

C. đảo đoạn và lặp đoạn NST. D. mất đoạn NST và chuyển đoạn tương hỗ.

Câu 32. Câu nào sau đây phản ánh đúng cấu trúc của một nuclêôxôm?

A. 8 phân tử histôn liên kết với các vòng ADN.

B. một khối cầu có lõi là 8 phân tử histôn được quấn quanh 7/4 vòng bởi một đoạn ADN có khoảng 146 cặp Nu

C. một khối cầu có lõi là 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi một phân tử ADN.

D. một khối cầu có lõi là 8 phân tử histôn được quấn quanh 7/4 vòng bởi một phân tử ADN.

Câu 33.Ở ruồi giấm, người ta phát hiện ra các dạng NST có cấu trúc khác nhau ở các vùng địa lí khác nhau như sau:

a) ABCDEFGHI b) ABFEHGCDI c) ABFEDCGHI d) ABFCGHEDI

Biết rằng dạng a là dạng ban đầu, cho biết trật tự xuất hiện các dạng đột biến trên?

A. a c b d B. a b d c C. a d c b D. a b c d

Câu 34: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm thuộc thể lệch bội dạng ba nhiễm là

A. 10. B. 16. C. 32. D. 9.

Câu35:GiảsửmộtnhiễmsắcthểcótrìnhtựcácgenlàEFGHIKbịđộtbiếnthànhnhiễmsắcthểcó trìnhtựcác gen là EFGHIKIK. Đây làđột biếncấu trúc nhiễmsắc thể thuộc dạng

A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D.mất đoạn.

Câu36:Trongcácmứccấutrúcsiêuhiểnvicanhiễmsắcthểởsinhvậtnhânthực,sợicơbảncó

đường kính

A.11 nm. B. 2 nm. C. 30 nm. D. 300 nm.

Câu 37: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt

động của gen có thể bị thay đổi.

C. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.

D. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.

Câu 38: Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự

khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là:

(1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3) ABFCEDG (4) ABFCDEG

Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là

A. (1) ← (3) → (4) → (1). B. (3) → (1) → (4) → (1).

C. (2) → (1) → (3) → ( 4). D. (1) ← (2) ← (3) → (4).

Câu 39: Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm

A. ARN mạch đơn và prôtêin loại histôn. B. ADN mạch đơn và prôtêin loại histôn.

C. ARN mạch kép và prôtêin loại histôn. D. ADN mạch kép và prôtêin loại histôn.

Câu 40: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể

A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.

B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.

C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.

D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.

Câu 41: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?

A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.

C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn.

ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

Câu 1: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là

A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ. B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.

C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao. D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.

Câu 2: Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến

A. lệch bội. B. đa bội. C. cấu trúc NST. D. số lượng NST.

Câu 3: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ

A. dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến.

B. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.

C. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến.

D. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến.

Câu 4: Ở lúa có 2n = 24. Có bao nhiêu NST trong tế bào sinh dưỡng của thể một?

A. 25 B. 23 C. 26 D. 48

Câu 5: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Trong một phép lai, nếu ở thế hệ F1 có tỉ lệ 35 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của các cây bố mẹ là:

A. Aa x Aa. B. AAAa x AAaa. C. AAaa x AAaa. D. AAaa x Aa.

Câu 6: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng.

Cho biết các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có

đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai AAaa × Aaaa cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là:

A. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. B. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.

C. 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.

Câu 7:Thể đa bội thường gặp ở

A. vi sinh vật. B. thực vật. C. thực vật và động vật. D. động vật bậc cao.

Câu 8:. Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở đời con là

A. 1/36. B. 1/6. C. 1/12. D. 1/2

Câu 9: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là

A. 35 cao: 1 thấp. B. 11 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 5 cao: 1 thấp.

Câu 10: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là

A. 12. B. 24. C. 25. D. 23.

Câu 11: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là

A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội

Câu 12: Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 36. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của thể tam bội (3n) được hình thành từ loài này là

A. 108. B. 37. C.54. D. 35.

Câu 13:. Bằng phương pháp tứ bội hoá, từ hợp tử lưỡng bội kiểu gen AA có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen

A. Aaaa. B.AAAA. C. AAAa. D. AAaa.

Câu 14: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới

A. một số cặp nhiễm sắc thể. B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.

C. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST. D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

Câu 15: Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là

A. 11 đỏ: 1 vàng. B. 5 đỏ: 1 vàng. C. 1 đỏ: 1 vàng. D. 3 đỏ: 1 vàng.

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?

A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.

B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.

C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.

D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.

Câu 17: Thể đa bội lẻ

A. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội.

B. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n +1.

C. hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

D. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

Câu 18: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây? 1. AAAA ; 2. AAAa ; 3. AAaa ; 4. Aaaa ; 5. aaaa

A. 2, 4, 5. B. 1, 2, 3. C.1, 3, 5. D. 1, 2, 4.

Câu 19: Phép lai AAaa x AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ

A. 2/9 B. 1/4 C. 1/8 D. 1/2.

Câu 20: Bằng phương pháp lai xa kết hợp gây đột biến đa bội đã tạo ra

A. thể song nhị bội. B. thể bốn. C. thể ba. D. thể tứ bội.

Câu 21: Trong trường hợp bộ NST lưỡng bội (2n) của tế bào sinh vật nhân thực tăng thêm 1 chiếc trong một cặp NST tương đồng thì được gọi là

A. thể bốn. B. thể không. C. thể một. D. thể ba.

Câu 22: Thể song nhị bội

A. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.

B. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.

C. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào.

D.có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ.

Câu 23: Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử 2n được tạo ra từ thể tứ bội có kiểu gen Aaaa là

A. 1AA: 1aa. B.1Aa: 1aa. C. 1AA: 4Aa: 1aa. D. 4AA: 1Aa: 1aa.

Câu 24: Trong đột biến lệch bội, thể ba được tạo thành từ

A. giao tử n kết hợp với giao tử (n - 1). B. giao tử (n+1) kết hợp với giao tử (n +1).

C. giao tử n kết hợp với giao tử (n+1). D. giao tử n kết hợp với giao tử 2n.

Câu 25: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, kiểu gen nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 50%?

A. aaaa. B. AAaa. C. AAAa. D.Aaaa.

Câu 26: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là:

A.1AAAA: 8AAAa: 18AAaa: 8Aaaa: 1aaaa. B. 1AAAA: 8AAaa: 18AAAa: 8Aaaa: 1aaaa.

C. 1AAAA: 4AAAa: 6AAaa: 4Aaaa: 1aaaa. D. 1AAAA: 8AAAa: 18Aaaa: 8AAaa: 1aaaa.

Câu 27.Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?

A. Giao tử chứa 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường.

B. Giao tử chứa NST 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường.

C. Giao tử chứa 2 NST 23 kết hợp với giao tử bình thường.

D. Giao tử không chứa NST 21 kết hợp với giao tử bình thường.

Câu 28. Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với gen a qui định thân thấp, quá trình giảm phân xảy ra bình thường. Cho giao phấn giữa cây thân cao với cây thân cao, ở đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 11 thân cao: 1 thân thấp. Kiểu gen của các cây bố, mẹ trong các phép lai nào sau đây có thể cho kết quả trên?

A. Aaaa x AAaa; AAaa x Aa. B. AAaa x AAaa; AAaa x Aa.

C. Aaaa x Aaaa; AAaa x Aa. D. AAaa x AAaa; Aaaa x Aa.

Câu 29: Ở cà chua, gen qui định màu sắc quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả màu vàng. Trong trường hợp các cây bố, mẹ giảm phân bình thường, tỉ lệ kiểu hình quả vàng thu được từ phép lai AAaa x AAaa là

A. 1/8. B. 1/12. C. 1/36. D. 1/16.

Câu 30: Bằng phương pháp tứ bội hoá, từ hợp tử lưỡng bội kiểu gen Aa có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen

A. Aaaa. B. AAAA. C. AAAa. D. AAaa.

Câu 31: Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử 2n được tạo ra từ thể tứ bội có kiểu gen AAaa là

A. 1AA : 1aa. B. 1Aa : 1aa. C. 1AA : 4Aa : 1aa. D. 4AA : 1Aa : 1aa.

Câu 32: người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến

A. thể không (2n-2). B.thể một (2n-1). C. thể ba (2n+1). D. thể bốn (2n+2).

Câu33:Mtloàisinhvậtcóbộnhiễmsắcthể2n.Trongquátrìnhgiảmphân,bộnhiễmsắcthểcủa

tếbàokhôngphânli,tothànhgiaotửchứa2n.Khithụtinh,sựkếthpcủagiaotử2nnàyvigiao

tử bình thưng (1n) sẽto ra hợp tử có thể phát triển thành

A.thể tambội. B. thể lưỡng bội. C. thể đơn bội. D. thể tứ bội.

Câu 34: Tiến hành đa bội hóa các tế bào sinh dưỡng của một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng

bội (2n). Theo lí thuyết, có thể thu được những loại tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể là:

A. 8n. B. 4n. C. 6n. D. 3n.