Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

ÔN TẬP BỒI DƯỠNG HSG SINH HỌC 11 (Đề số 1)

a64182d20036e3da10245ea187162817
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 12:31:59 | Được cập nhật: 14 giờ trước (23:21:28) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 619 | Lượt Download: 15 | File size: 0.110723 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ÔN TẬP SINH HỌC 11 (Đề số 1)

Câu 1 (2,0điểm): TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG

a) Sự vận chuyển dòng khối tạo điều kiện cho sự vận chuyển quay đầu của H2O trong xylem như thế nào?

b) Một loại chất ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp được đưa vào cây (ví dụ cyanide), sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và vào yếu tố ống rây (tế bào ống rây) bị ảnh hưởng như thế nào? Giải thích.

c) Với các loại cây trồng sau nên chú ý bổ sung loại phân bón chủ yếu nào để đạt năng suất cao: mía, cà chua, cải ngọt, táo, vải, khoai lang, rau muống, củ cải đường, khoai tây? Giải thích.

Câu 2 (2,0điểm): QUANG HỢP

a) Phicobilin là nhóm sắc tố quan trọng với nhóm sinh vật nào, vì sao? Các nhóm sinh vật này có nhất thiết cần có sắc tố chlorophyl không, vì sao?

b) Khi chiếu sáng với cường độ thấp như nhau vào 3 loài cây A, B, C và trồng trong nhà kính, người ta nhận thấy ở cây A lượng CO2 hấp thụ tương đương với lượng CO2 thải ra; ở cây B lượng CO2 hấp thụ nhiều hơn lượng CO2 thải ra; còn ở cây C lượng CO2 hấp thụ ít hơn lượng CO2 thải ra.

- Phân loại các cây này theo chỉ tiêu sinh lý về ánh sáng? Giải thích.

- Để đạt hiệu suất quang hợp cao, cần trồng mỗi loài cây này trong những điều kiện ánh sáng như thế nào?

Câu 3 (2,0 điểm): HÔ HẤP

a) Trình bày mối quan hệ giữa hô hấp và quá trình trao đổi khoáng trong cây.

b) Người ta giữ khoai tây một tuần trong không khí sạch, sau đó giữ một tuần trong nitơ sạch rồi lại giữ một tuần trong không khí sạch. Lượng CO2 giải phóng ra trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị. Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm?

Câu 4 (2,0 điểm): SINH SẢN, SINH TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

a) Ở thực vật có hoa, hạt phấn có gọi là giao tử đực không? Tại sao? Trong thụ phấn có rất nhiều hạt phấn tham gia, hãy cho biết ý nghĩa của nó trong tự nhiên và trong sản xuất?

b) Một loài thực vật hạt kín có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Có một tế bào mẹ hạt phấn giảm phân để hình thành 4 hạt phấn. Hãy xác định số nhiễm sắc thể mà môi trường cung cấp để hình thành được 4 hạt phấn nói trên?

c) Bằng cách nào auxin làm giãn thành tế bào thực vật? Một bạn học sinh cho rằng tác động của auxin lên tế bào có thể thay thế hoàn toàn bằng cách tăng nồng độ H+ trong thành tế bào, em có đồng ý với ý kiến này không? Giải thích.

Câu 5 (2,0 điểm): CẢM ỨNG + THỰC HÀNH SINH LÍ THỰC VẬT

Hình 1

a) Dùng ống hút để hút dịch nghiền lá cây (trong cồn 900) sau đó chấm đều lên vạch chấm của giấy sắc ký (vị trí đường chấm rời phía dưới của hình 1). Đầu phía dưới của giấy sắc ký được nhúng vào dung dịch sắc ký. Dung dịch sẽ thấm vào giấy và dịch chuyển theo chiều mũi tên. Sự dịch chuyển này kéo theo các chất có trong dịch nghiền. Kết quả sau một thời gian trên tờ giấy sắc ký xuất hiện các vạch màu khác nhau theo thứ tự từ 1 đến 4 như hình 1.

- Các vạch màu 1, 2, 3 và 4 ứng với những chất gì? Giải thích.

- Trình bày vai trò sinh lý của chất số 3 đối với hoạt động sống của cây.

b) Hãy bố trí thí nghiệm chứng minh mặt dưới của lá có nhiều lỗ khí hơn mặt trên? Để có kết quả rõ rệt nhất, nên chọn cây chịu hạn hay cây trung sinh? Vì sao?

Câu 6 (2,0 điểm): TIÊU HÓA + HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

a) Nhận định: “Đối với các loài đại gia súc như trâu, bò thì biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh bằng cách tiêm hay trộn lẫn với thức ăn đều có tác dụng như nhau” là đúng hay sai? Giải thích.

b) Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hô hấp sẽ biến đổi như thế nào? Tại sao?

c) Một bác sỹ dùng HCO3- để điều trị một bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến chức năng hô hấp. Theo em người bệnh có biểu hiện như thế nào? Bác sỹ đặt giả định gì về sinh hóa máu của bệnh nhân?

Câu 7 (2,0 điểm): TUẦN HOÀN

a) Cho 4 dạng dị tật tim bẩm sinh (1- 4) theo hình sau:

- Hãy nêu tên gọi tương ứng với 4 dạng dị tật đó.

- Một bệnh nhi bị tim bẩm sinh có biểu hiện tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, thở gấp. Bệnh nhi đó có thể bị dạng dị tật nào trong 4 dạng trên? Giải thích.

b) Hình dưới biểu diễn sự thay đổi huyết áp và thể tích máu ở tâm thất trái trong một chu kỳ tim của một người đàn ông. Dựa vào hình hãy cho biết:

- Đoạn PQ mô phỏng giai đoạn nào của chu kỳ tim?

- Tại thời điểm R và S van bán nguyệt ở động mạch chủ đóng hay mở? Giải thích.

Hình: Áp lực và thể tích máu tâm thất trái

Câu 8 (2,0 điểm): BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI

a) Giả sử, một người tiết ít aldosterol hơn bình thường thì nhịp tim, hoạt động hô hấp của người đó thay đổi như thế nào? Tại sao phải giữ nồng độ glucôzơ trong máu luôn ổn định bằng 0,12%?

b) Phù nề là hiện tượng tích tụ nhiều dịch kẽ (dịch gian bào) ở bên ngoài tế bào. Ở người, những trường hợp nào sau đây gây ra phù nề, không gây ra phù nề? Tại sao?

- Nồng độ prôtêin trong máu thấp.

- Tính thấm của mao mạch đối với prôtêin huyết tương tăng, prôtêin huyết tương đi từ mao mạch vào dịch kẽ.

- Nồng độ glucôzơ trong máu thấp.

Câu 9 (2,0 điểm): CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

a) Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của 3 loại thuốc A, B, C đến quá trình truyền tin qua synap thần kinh - cơ xương ở chuột. Kết quả thí nghiệm khi sử dụng thuốc cho thấy:

- Thuốc A gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh.

- Thuốc B gây ức chế hoạt động của enzyme acetylcholin esterase.

- Thuốc C gây đóng kênh Calci ở synap.

Hãy cho biết các thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ xương? Giải thích.

b) Ở người bị bệnh nhược cơ (cơ không co được), xét nghiệm hóa sinh cho thấy acetylcholin vẫn tồn tại bình thường trong synap. Theo em nhiều khả năng nhất nguyên nhân gây nên bệnh này là gì? Giải thích.

Câu 10 (2,0 điểm): SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

a) Trình bày những điểm khác biệt cơ bản giữa quá trình thụ tinh ở động vật có vú với quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa?

b) Hãy giải thích nhận định sau: “Buồng trứng không chỉ có tác động liên hệ ngược âm tính mà còn có tác động ngược dương tính đối với tuyến yên”.

Người ta đã ghi nhận có trường hợp xuất hiện hiện tượng nam hóa ở phụ nữ khi già (biểu hiện một số đặc điểm sinh dục phụ của nam giới). Hiện tượng trên được giải thích như thế nào? Có thể sử dụng biện pháp nào để ngăn chặn hiện tượng này?

------ HẾT ------