Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Nội dung học tập môn Tin học lớp 12 trong Học kỳ II, Năm học 2019 - 2020. THPT Lê Hồng Phong - Phú Yên.

1266fd81ffe7b5e36bd0ba42b25018a1
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 6 tháng 2 2021 lúc 7:29:51 | Được cập nhật: 23 tháng 3 lúc 9:00:12 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 444 | Lượt Download: 2 | File size: 0.623874 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

NDHT TIN HỌC 12-HK2 NH 2019-2020 CHƯƠNG III. HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (2t) Bài 1: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ. I. Mục đích, yêu cầu: - Hiểu được khái niệm môhình dữ liệu quan hệ, cơ sở dữ liệu quan hệ - Biết được các đặc trưng của môhình dữ liệu quan hệ, cơ sở dữ liệu quan hệ - Rèn luyện kĩ năng tạo, chỉnh sửa các liên kết trong cơ sở dữ liệu. II. Nôi dung: 1. Môhì nh dữ liệu quan hệ - Cấu trúc dữ liệu - Các thao tác vàphép toán trên dữ liệu - Các ràng buộc dữ liệu a. Khái niệm: Mô hình dữ liệu làmột tập hợp các khái niệm, dùng để môtả CTDL, các thao tác dữ liệu, các ràng buộc dữ liệu của một CSDL b. Môhình dữ liệu quan hệ: - Mô hì nh dữ liệu quan hệ được E.F.Codd đề xuất năm 1970. Trong khoảng 20 năm trở lại đây các hệ CSDL theo môhình quan hệ được dùng rất phổ biến. - Trong môhình quan hệ: + Về mặt cấu trúc: Dữ liệu được thể hiện trong các bảng (hàng, cột). + Về mặt thao tác trên dữ liệu: Cóthể cập nhật dữ liệu : Thêm, xoá, sửa. + Về mặt ràng buộc dữ liệu: Dữ liệu trong một bảng phải thoả mãn một số ràng buộc 2. Cơ sở dữ liệu quan hệ a. Khái niệm - CSDL quan hệ: CSDL được xây dựng trên môhì nh dữ liệu quan hệ. - Hệ QTCSDL quan hệ : Hệ QTCSDL quan hệ dùng để tạo lập, cập nhật vàkhai thác CSDL quan hệ. - Những đặc trưng của CSDL quan hệ: + Mỗi quan hệ cómột tên phân biệt với tên các quan hệ khác. + Các bộ làphân biệt vàthứ tự các bộ làkhông quan trọng. + Mỗi thuộc tính cómột tên phân biệt vàthứ tự các thuộc tí nh làkhông quan trọng. + Quan hệ không cóthuộc tính đa trị hay phức hợp. b. Vídụ: Quản lý hs mượn sách ở một trường học, thông thường quản lícác thông tin c. Khóa vàliên kết giữa các bảng: * Khóa: Khóa của một bảng làmột tập gồm một hay một số thuộc tí nh của bảng phân biệt được các cáthể. * Khoáchí nh: Một bảng cóthể cónhiều khóa. Trong các khóa của một bảng người ta thường chọn (chỉ định) một khóa làm khóa chính. Khi nhập dữ liệu cho một bảng, giátrị của mọi bộ tại khóa chính không được để trống. Chúý: - Mỗi bảng cóítnhất một khóa. Việc xác định khóa phụ thuộc vào quan hệ lôgic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giátrị của các dữ liệu. 1 NDHT TIN HỌC 12-HK2 NH 2019-2020 - Nên chọn khóa chính làkhóa cóítthuộc tính nhất. * Liên kết: Thực chất sự liên kết giữa các bảng làdựa trên thuộc tí nh khóa. Chẳng hạn thuộc tí nh số thẻ làkhóa của bảng người mượn xuất hiện lại ở bảng mượn sách đó tạo nên liên kết giữa 2 bảng này. III. Bài tập: Làm các bài tập 1, 2, 3 trong sgk trang 86. IV. Hướng dẫn tự học: thực hành BTTH 10. Bài 2: CÁC THAO TÁC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ I. Mục đích, yêu cầu: - Nắm được các chức năng mà hệ QTCSDL quan hệ phải có và vai trò, ý nghĩa của các chức năng đó trong quá trình tạo lập CSDL. - Cósự liên hệ với các thao tác cụ thể được trình bày ở chương II II. Nội dung: 1. Tạo lập CSDL * Tạo bảng: Để tạo một bảng ta cần phải khai báo cấu trúc bảng bao gồm các bước: - Đặt tên trường. - Chỉ định kiểu dữ liệu cho trường. - Khai báo kích thước của trường. VD giao diện tạo bảng: + Chọn khóa chí nh cho bảng bằng cách để hệ QTCSDL tự động chọn hoặc ta xác định khóa thí ch hợp trong các khóa làm khóa chính. + Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng. + Tạo liên kết bảng. 2. Cập nhật dữ liệu - Phần lớn các hệ QTCSDL cho phép tạo ra biểu mẫu nhập dữ liệu (Hì nh.76) để làm cho công việc nhập dữ liệu trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn và hạn chế bớt khả năng nhầm lẫn. - Dữ liệu nhập vào có thể được chỉnh sửa, thêm, xóa. + Thêm bản ghi bằng cách bổ sung một hoặc một vài bộ dữ liệu vào bảng. + Chỉnh sửa dữ liệu làviệc thay đổi các giátrị của một bộ màkhông phải thay đổi toàn bộ giátrị các thuộc tí nh còn lại của bộ đó. + Xóa bản ghi là việc xóa một hoặc một số bộ của bảng. 3. Khai thác CSDL: a. Sắp xếp các bản ghi : Một trong những việc màmột hệ QTCSDL thường phải thực hiện làkhả năng tổ chức hoặc cung cấp phương tiện truy cập các bản ghi theo một trì nh tự nào đó. Ta có thể hiển thị trên 2 NDHT TIN HỌC 12-HK2 NH 2019-2020 màn hì nh hay in ra các bản ghi theo trì nh tự này. Các bản ghi có thể được sắp xếp theo nội dung của một hay nhiều trường. b. Truy vấn CSDL: Truy vấn làmột phát biểu thể hiện yêu cầu của người sử dụng. Truy vấn mô tả các dữ liệu và đặt các tiêu chí để hệ QTCSDL cóthể thu thập dữ liệu thí ch hợp. Nói một cách khác, đó làmột dạng bộ lọc, cókhả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một hệ CSDL quan hệ. Để phục vụ được việc truy vấn CSDL, thông thường các hệ QTCSDL cho phép nhận các biểu thức hay các tiêu chínhằm các mục đích sau: + Định vị các bản ghi. + Thiết lập mối quan hệ hay các liên kết giữa các bảng để kết xuất thông tin. + Liệt kêmột tập con các bản ghi. + Thực hiện các phép toán. + Xóa một số bản ghi. + Thực hiện các thao tác quản lídữ liệu khác. c. Xem dữ liệu Thông thường các hệ QTCSDL cung cấp nhiều cách xem dữ liệu. + Xem toàn bộ bảng. + Cóthể dùng công cụ lọc dữ liệu để xem một tập con các bản ghi hoặc một số trường trong bảng. + Các hệ QTCSDL quan hệ quen thuộc cũng cho phép tạo ra các biểu mẫu để xem các bản ghi. d. Kết xuất báo cáo Trông tin trong một báo cáo được thu thập bằng cách tập hợp dữ liệu theo các tiêu chí do người sử dụng đặt ra. Báo cáo thường được in ra hay hiển thị trên màn hì nh theo khuôn mẫu định sẵn. Cũng như các biểu mẫu, các báo cáo cóthể xây dựng dựa trên các truy vấn. III. Bài tập: Câu 1: Trong các thao tác sau, thao tác nào làkhai thác DL: A. Tìm kiếm để sữa chữa B. Thay đổi nhỏ thông tin của môt bản ghi C. Sắp xếp các bản ghi D. Tạo bảng IV. Hướng dẫn tự học: Làm bt 1,2,3,4,5 trang 93 sgk. Chương IV. KIẾN TRÚC VÀ BẢO MẬT CÁC HỆ CSDL (3t) Bài 1: Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu I. Mục đích, yêu cầu - Biết các khái niệm về các cách tổ chức CSDL tập trung vàCSDL phân tán. - Biết ưu nhược điểm của mỗi cách thức tổ chức. II. Nội dung: 1. Các hệ CSDL tập trung Với hệ CSDL tập trung, toàn bộ dữ liệu được lưu trữ tại một máy hoặc một dàn máy. Những người dùng từ xa cóthể truy cập vào CSDL thông qua các phương tiện truyền thông dữ liệu. Nói chung cóba kiểu kiến trúc tập trung: a. Hệ CSDL cánhân Làhệ CSDL cómột người dùng, người này vừa thiết kế, vừa tạo lập, vừa cập nhật vàbảo trì CSDL, đồng thời cũng là người khai thác thông tin, tự lập vàhiển thị các báo cáo. b. Hệ CSDL trung tâm Làhệ CSDL với dữ liệu được lưu trữ trên máy tính trung tâm, nhiều người sử dụng từ xa có thể truy cập CSDL này thông qua các thiết bị đầu cuối và các phương tiện truyền thông. Tùy thuộc vào quy môcủa tổ chức, máy tính trung tâm này làmột dàn máy hay một máy. Các hệ 3 NDHT TIN HỌC 12-HK2 NH 2019-2020 CSDL trung tâm thường rất lớn vàcónhiều người dùng, vídụ các hệ thống đăng kí và bán vé máy bay, các hệ thống thông tin của tổ chức tài chính,… c. Hệ CSDL khách - chủ - Trong kiến trúc khách-chủ, các thành phần (của hệ QTCSDL) tương tác với nhau tạo nên hệ thống gồm thành phần yêu cầu tài nguyên vàthành phần cấp tài nguyên. Hai thành phần này không nhất thiết phải cài đặt trên cùng một máy tí nh. - Thành phần cấp tài nguyên thường được cài đặt tại một máy chủ trên mạng (cục bộ) - Còn thành phần yêu cầu tài nguyên Cóthể cài đặt tại nhiều máy khác trên mạng (ta gọi làcác máy khách). - Phần mềm CSDL trên máy khách quản lícác giao diện khi thực hiện chương trình. - Kiến trúc loại này cómột số ưu điểm sau: + Khả năng truy cập rộng rãi đến các CSDL. + Nâng cao khả năng thực hiện: các CPU ở máy chủ vàmáy khách khác nhau cóthể cùng chạy song song, mỗi CPU thực hiện nhiệm vụ của riêng nó. + Chi phícho phần cứng cóthể được giảm do chỉ cần máy chủ cócấu hình đủ mạnh để lưu trữ vàquản trị CSDL. + Chi phícho truyền thông được giảm do một phần các thao tác được giải quyết trên máy khách, chỉ cần: yêu cầu về truy cập CSDL gửi đến máy chủ vàdữ liệu kết quả gửi về cho máy khách. + Nâng cao khả năng đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu vìcác ràng buộc được định nghĩa và kiểm tra chỉ tại máy chủ. + Kiến trúc này phùhợp với việc mở rộng các hệ thống. 2. Các hệ CSDL phân tán a. Khái niệm CSDL phân tán - CSDL phân tán làmột tập hợp dữ liệu cóliên quan (về logic) được dùng chung vàphân tán về mặt vật lítrên một mạng máy tính. Một hệ QTCSDL phân tán làmột hệ thống phần mềm cho phép quản trị CSDL phân tán và làm cho người sử dụng không nhận thấy sự phân tán về lưu trữ dữ liệu. - Người dùng truy cập vào CSDL phân tán thông quan chương trình ứng dụng. Các chương trì nh ứng dụng được chia làm hai loại: + Chương trình không yêu cầu dữ liệu từ nơi khác. + Chương trình có yêu cầu dữ liệu từ nơi khác. - Cóthể chia các hệ CSDL phân tán thành 2 loại chí nh: thuần nhất vàhỗn hợp. + Hệ CSDL phân tán thuần nhất: các nút trên mạng đều dùng cùng một hệ QTCSDL. + Hệ CSDL phân tán hỗn hợp: các nút trên mạng cóthể dùng các hệ QTCSDL khác nhau. b. Một số ưu điểm vàhạn chế của các hệ CSDL phân tán Sự phân tán dữ liệu vàcác ứng dụng cómột số ưu điểm so với các hệ CSDL tập trung: + Cấu trúc phân tán dữ liệu thích hợp cho bản chất phân tán của nhiều người dùng. + Dữ liệu được chia sẻ trên mạng nhưng vẫn cho phép quản trị dữ liệu địa phương (dữ liệu đặt tại mỗi trạm) + Dữ liệu cótính sẵn sàng cao. + Dữ liệu cótính tin cậy cao vìkhi một nút gặp sự cố, cóthể khôi phục được dữ liệu tại đây do bản sao của nócóthể được lưu trữ tại một nút khác nữa. + Hiệu năng của hệ thống được nâng cao hơn. + Cho phép mở rộng các tổ chức một cách linh hoạt. Cóthể thêm nút mới vào mạng máy tí nh màkhông ảnh hưởng đến hoạt động của các nút sẵn có. So với các hệ CSDL tập trung, hệ CSDL phân tán cómột số hạn chế như sau: + Hệ thống phức tạp hơn vì phải làm ẩn đi sự phân tán dữ liệu đối với người dùng. + Chi phí cao hơn. + Đảm bảo an ninh khó khăn hơn. 4 NDHT TIN HỌC 12-HK2 NH 2019-2020 + Đảm bảo tí nh nhất quán dữ liệu khó hơn. + Việc thiết kế CSDL phân tán phức tạp hơn III. Bài tập: bt 1,2,3 trang 100. IV. Hướng dẫn tự học: Bài 2: Bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu I. Mục đích, yêu cầu - Các khái niệm về đối tượng bảo vệ và phương thức bảo vệ. - Nhất thiết phải có cơ chế bảo vệ trong mọi hệ CSDL. II. Nội dung: 1. Chí nh sách vàýthức - Ở cấp quốc gia, hiệu quả của việc bảo mật phụ thuộc vào các chủ trương, chính sách, điều luật qui định của nhà nước về bảo mật. - Trong các tổ chức, người đứng đầu cần có các qui định cụ thể, cung cấp tài chí nh, nguồn lực,.. cho việc bảo vệ an toàn thông tin của đơn vị mì nh. - Người phân tích, thiết kế và người quản trị CSDL phải cócác giải pháp tốt về phần cứng và phần mềm thí ch hợp để bảo mật thông tin, bảo vệ hệ thống. - Người dùng cần cóýthức coi thông tin làmột nguồn tài nguyên quan trọng, cần cótrách nhiệm cao, thực hiện tốt các qui trình, quy phạm do người quản trị hệ thống yêu cầu, tự giác thực hiện các điều khoản do pháp luật qui định 2. Phân quyền truy cập vànhận dạng người dùng Tuỳ theo vai trò khác nhau của người dùng mà họ được cấp quyền khác nhau để khai thác CSDL. - Bảng phân quyền truy cập cũng là dữ liệu của CSDL, được tổ chức vàxây dựng như những dữ liệu khác. Điểm khác biệt duy nhất là nó được quản líchặt chẽ, không giới thiệu công khai vàchỉ cónhững người quản trị hệ thống mới cóquyền truy cập , bổ sung, sửa. - Vídụ: một số hệ quản líhọc tập vàgiảng dạy của nhà trường cho phép mọi phhs truy cập để biết kết quả học tập của con em mình. Mỗi phhs chỉ cóquyền xem điểm của con em mình. Đây làquyền truy cập hạn chế nhất. Các thầy cô giáo trong trường cóquyền truy cập cao hơn: xem kết quả vàmọi thông tin khác của bất kì hs nào trong trường. Người quản líhọc tập cóquyền nhập điểm, cập nhật các thông tin khác trong CSDL. Bảng phân quyền truy cập: Đ: Đọc; K: Không được truy cập; S: Sửa; X: Xoá. B: Bổ sung. III. Bài tập: bt 1,2,4 trang 104. IV. Hướng dẫn tự học: btth 11. Ngày 15 tháng 4 năm 2020 Xét duyệt của Ban giám hiệu Xét duyệt của Tổ trưởng chuyên môn Đỗ Ngọc Lãm Trần Thị Lệ Thủy 5