Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Người lái đò sông Đà

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 12 tháng 2 2020 lúc 10:21:09


Mục lục
* * * * *
Người lái đò sông Đà

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Người lái đò sông Đà được sáng tác năm 1960. Đây được coi là tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng, khi ông tìm thấy vẻ đẹp ngay ở những con người lao động bình dị đời thường, chân chính.

- Người lái đò sông Đà là mọt áng văn đẹp, thể hiện tình yêu nước say đắm. Qua văn chương, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ hào hùng, vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là con người lao động bình dị miền Tây Bắc.

- Tác phẩm cho thấy sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc tái tạo những kì công của tạo hóa và kì tích lao động của con người.

Câu 1

Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kĩ năng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà:

- Nguyễn Tuân đã tham gia trải nghiệm hành trình leo ghềnh vượt thác của người lái đò để miêu tả con sông và con người ở nhiều điểm nhìn. (khi là anh bạn quay phim táo tợn, khi là người khách ngồi trên

- Ông đã sử dụng vốn tri thức, văn hóa, sự hiểu biết của nhiều ngành nghệ thuật để miêu tả và tái hiện hình tượng thiên nhiên và con người. (Điện ảnh, hội họa,…)

- Với vốn hiểu biết và quan sát kĩ càng, Nguyễn Tuân đã miêu tả con sông Đà ngôn ngữ điêu luyện, hình ảnh sinh động,…Để từ đó tạo nên 2 hình tượng trung tâm:

+ Con sông Đà vừa hùng vĩ dữ dội, vừa thơ mộng trữ tình.

+ Người lái đò sông Đà hiện lên với phẩm chất: Tài hoa, trí dũng.

Câu 2

Những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để miêu tả con sông Đà hung bạo:

* So sánh:

- Vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu.

- Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

- Cuồn cuộn luồn gió gùn ghè suốt năm như muốn đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy.

- Những cái hút nước giống như cái giếng bê tông người ta thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.

- Nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. … Nước ặc ặc như vừa rót dầu sôi vào. …

* Nhân hóa:

- Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm.

- Nước thở và kêu ặc ặc.

- Tiếng nước thác “Rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng…”.

- Đá từ ngàn năm vẫn mai phục và bày binh bố trận để hãm hại con người.

- Đá và thác nước tổ chức thành ba trùng vi thạch trận, nhiều cửa tử, ít cửa sinh, như đô vật, nắm chắc cả binh pháp…

=> Tác giả đã trải nghiệm nhiều điểm nhìn để thấy được sự dữ dội, hung bạo của con sông Đà từ giữa lòng sông, dưới đáy sông và cả hai bên bờ sông. Bằng phép nhân hóa, so sánh, con sông Đà được nhìn nhận thành ra diện mạo và tâm địa của thứ kẻ thù số 1 của con người.

Câu 3

Khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình, cách viết của nhà văn trở nên mềm mại uyển chuyển và nhẹ nhõm hẳn. Lúc này, Nguyễn Tuân là không còn phải lên gân để theo ông lái đò chiến đấu với đá thác dữ dội nữa mà như được thả lỏng, theo dòng sông mềm mại, ngắm nhìn và cảm nhận vẻ thi vị, lãng mạn của con sông. Vì thế mà con sông Đà hiện lên với vẻ đẹp từ 3 điểm nhìn:

- Điểm nhìn từ trên cao xuống: Con sông đẹp như một mĩ nhân.

- Điểm nhìn từ giữa lòng sông: Con sông mang vẻ đẹp của một cố nhân.

- Điểm nhìn từ hai bên bờ sông: Con sông mang vẻ đẹp của một tình nhân.

Câu 4

Thiên nhiên Tây Bắc được xem như chất vàng mười còn người lái đò được xem như thứ vàng mười đã qua thử lửa.

* Lai lịch, chân dung:

- Xuất hiện với cái tên chung chung, thể hiện vẻ đẹp của một lớp người lao động cống hiến thầm lặng, góp phần dựng xây quê hương.

- Ông lái đò đã 70 tuổi, lái ngược xuôi dọc con sông này hàng trăm chuyến. Cơ bắp săn chắc, chân lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như nắm lấy một bánh lái trong tưởng tượng.

* Phẩm chất:

- Vẻ đẹp trí dũng: Ông leo ghềnh vượt thác và đối mặt với con sông dữ mà không hề nao núng. Ông đã thuộc binh pháp của thần sông thần đá và nhanh chóng vượt qua các trùng vi thạch trận.

- Vẻ đẹp tài hoa: Sự thành thục trong công việc đã khiến tay lái ra hoa. Ông như một người nghệ sĩ, công việc leo ghềnh vượt thác hàng ngày như một thiên sử thi anh hùng ca mà ông lái đò đã thuộc đến từng dấu chấm than và dấu chấm câu.

Câu 5

Phân tích một số câu văn thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân:

- “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như muốn đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào tóm được qua đấy” => Con sông được nhìn nhận như một con người dữ dằn độc đoán, hung bạo dữ dội.

- “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.” Hay “Mùa xuân, dòng xanh ngọc bích chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu, nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất an, bực bội gì mỗi độ thu về…

=> Con sông Đà hung bạo dữ dội là vậy mà khi chuyển mình, con sông Đà lại mang một vẻ đẹp thơ mộng, dịu dàng đầy ấn tượng. Ngôn ngữ miêu tả của Nguyễn Tuân thật tinh tế và uyên bác. Nguyễn Tuân như xây dựng được một bộ từ điển riêng về sắc nước sông Đà và tái tạo được vẻ đẹp của con sông ở nhiều điểm nhìn, nhiều vị thế khác nhau.


Được cập nhật: 17 giờ trước (4:20:21) | Lượt xem: 494

Các bài học liên quan