Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Viếng lăng Bác- Viễn Phương

VIẾNG LĂNG BÁC

Viễn Phương

I.Đọc, tìm hiểu chung

1.Tác giả, tác phẩm:

a/Tác giả: Viễn Phương

-Tên:Phan Thanh Viễn sinh năm 1928

-Quê: Long Xuyên- An Giang

-Tham gia các hoạt động văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh

-Ông là nhà thơ, chiến sĩ suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

-Từng bị bắt giam ở Ga Định

-Trưởng thành từ công tác tuyên huấn văn nghệ.

-Trong những năm chiến tranh, kể cả những năm bị bắt giam cầm, vẫn bền bỉ sáng tác.

b/Tác phẩm

Tháng 4-1976, công trình xây dựng lăng Bác vừa mới hoàn thành, miền Nam vừa được giải phóng.Mĩ đã cút, Ngụy đã nhào.

Nhân dân miền Nam có dịp thực hiện lòng mong mỏi của mình: ra thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

2.Đọc và chú thích

a.Đọc

b.Chú thích

3.Bố cục bài thơ

Bốn khổ thơ thể hiện mạch cảm xúc tự nhiên, hợp lý

-Khổ 1: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng (hình ảnh hàng tre)

-Khổ 2: Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào viếng Bác và sự vĩ đại của Bác.

-Khổ 3: Khi đến trước linh cữu của Bác, suy nghĩ về sự bất tử của Bác và nỗi tiếc thương vô hạn

-Khổ 4: Khát vọng của nàh thơ được ở mãi bên lăng Bác.

II.Đọc- tìm hiểu bài thơ

1.Khổ thơ 1:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.

-Câu thơ như một lời tâm sự, từ ngữ dung dị, tự nhiên, cách xưng hộ thân mật, gần gũi, giọng điệu cảm xúc (như người con về thăm cha)

-Từ “con” thân thương vốn là cách xưng hô thông thường của đồng bào miền Nam.Cách xưng hô ấy với Bác càng không phải là mới lạ.

-Người không con mà có triệu con

-Bác kêu con đến bên bàn.

-Nhưng ở đây , từ “con” mang chất giọng ngọt ngào của người dân Nam Nộ, thái độ thành kính, gợi lên cảm xúc mãnh liệt.Ở nơi xa xôi cách trở ngàn trùng, những người con từ chiến trường miền Nam (bao năm bom đạn chiến tranh) nay trở về thăm Bác như thầm gọi Bác, nói với Bác rằng: “Bác ơi, con đã về thăm Bác đây, đồng bào miền Nam đã về thăm Bác đây”. Lúc sinh thời, một trong những tâm nguyện lớn nhất của Bác là được thăm đồng bào miền Nam và đông bào niềm Nam được đón Bác :miền Nam luôn ở trong trái tim tôi:, Tố Hữu viết:

Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha.

Ước nguyện đó chưa thành thì Bác mất.Bởi vậy, người dân miền Nam ra thăm Bác chứ không phải là viếng Bác.

-Từ “Thăm” được dùng thay cho từ “viếng”: kìm nén đau thương nói tránh- khẳng định Bác còn sống mãi.

-Ấn tượng đầu tiên sâu sắc về hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác vừa thục vừa tượng trưng

Hàng tre:

+Bát ngát, thẳng hàng (tả thực)

+xanh xanh Việt Nam (tượng trưng)

-Xung quanh lăng Bác trồng nhiều tre và trúc.TRe cũng là hình ảnh quen thuộc là biểu tượng của nhân dân Việt Nam

Cây tre diệt giặc từ mấy nghìn năm trước trong truyền thuyết Thánh Gióng đến hình ảnh cây tre trong ca dao, dân ca, trong văn Thép Mới “Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp”.Cây tre góp phần làm nên dáng đứng Việt Nam.

Hình ảnh hàng tre thể hiện lòng tôn kính, trang nghiêm.Dường như dân tộc Việt Nam quần tụ quanh Bác.”Hàng tre” như gợi tả đội quân danh dự bên người.

-Hình ảnh hàng tre vừa tượng trưng, vừa gợi tả được sự giản dị, gần gũi nhưng cũng rất thiêng liêng.

2.Khổ 2:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

-Hình ảnh ẩn dụ: Mặt trời ánh sáng của sự sống vĩ đại, lớn lao.Bác được ví như mặt trời, soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam quét mù sương của những năm dài nô lệ, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, cho dân tộc.Hình ảnh đó thể hiện lòng tôn kính và biết ơn, đồng thời lên sự cao cả, vĩ đại, lớn lao:

“Bác sống như trời đất của ta…”

Ngày ngày mặt trời: Thời gian theo dòng liên tục

Ngày ngày dòng người: đi trong không gian đặc biệt “thương nhớ”

-Bằng điệp từ “ngày ngày”, nhà thơ đã đúc kết một sự thực cảm động diễn ra ngày này qua ngày khác.Biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn cứ lặng lẽ lần lượt vào lăng viếng Bác.

-Câu thơ sâu sắc, có âm điệu kéo dài như diễn tả dòng người vô tận, khái quát được thật sâu sắc, tình cảm sâu nặng của nhà thơ với Bác Hồ.

-79 mùa xuân, xcungx là hình ảnh ẩn dụ (khi mất ,Bác 79 tuổi)

3.Khổ thơ 3:

Bên bác, nhà thơ ở trong trạng thái cảm xúc say sưa ngây ngất, gần gũi, thân thương- niềm rung động sâu sắc khi lân fđầu tiên đến bên Bác.

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

“Trời xanh: cũng là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng bất diệt của Bác Hồ- người đã ra đi nhưng lý tưởng sự nghiệp của Người vẫn còn mãi.

-Cụm từ “vẫn biết” >< “mà sao” dùng như một sự đối lập.Đó là sự mâu thuẫn giữa lý trí (biết rằng Bác vẫn còn sống mãi, cũng như lý tưởng cao quý của Người) và tình cảm (đau đớn, xót xa khi nhận thức được thực tại)

Những hình ảnh: mặt trời, vầng trăng, trời xanh là biểu tượng của thiên nhiên trường tồn, vĩnh cửu, bất diệt được ví với Bác.Bác như hóa thân vào non sông xứ sở, Bác trường tồn mãi mãi, vĩ đại, lớn lao, ngang tầm trời đất.

4.Khổ thơ 4:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.

-Nhịp thơ dàn trải, điệp từ “muốn làm” được lặp lại 3 lần gợi cảm xúc bang khuâng, xốn xang, lưu luyến, không muốn rời xa Bác, như muốn hóa thân vào thiên nhiên, xứ sở quanh lăng Bác để được gần Bác, dâng lên bác niềm tôn kính.Lời tâm nguyện chân thành, tha thiết, thể hiện cảm xúc lưu luyến, trào dâng không muốn rời xa.

Hàng tre (khổ 1):Biểu tượng dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất.

Hàng tre (khổ 4): Tấm long trung hiếu của tác giả, của đồng bào miền Nam đối với Bác, nhân dân miền Nam đối với Bác.

III>Tổng kết:

1.Nghệ thuật:

-Bài thơ có giọng điệu phù hợp với nội dung, tình cảm, cảm xúc vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể hiện tâm trạng xúc động của nhà thơ vào lăng viếng Bác.

-Thể thơ tám chữ có dòng bảy chữ, gieo vần lưng.Khổ thơ không cố định có khi liền khi tách nhịp.Nhịp thơ chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng.

-Hình ảnh thơ sáng tạo, có nhiều biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, tượng trưng

2.Nôi dung:

Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người khi vào lăng viếng Bác.

 

 

 

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm