Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

Nguyễn Đình Thi

I.Đọc và tìm hiểu chung về văn bản

1.Tác giả- tác phẩm

*Tác giả:Nguyễn Đình Thi (1924-2003)

-Quê: Hà Nội

-Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, soạn nhạc, viết lý luận văn học.

-Năm 1996, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.Ông là nhà văn Cách mạng tiêu biểu, xuất sắc.

-Trước Cách mạng, ông là thành viên của tổ chức văn hóa cứu quốc.

-Sau cách mạng:

+Làm tổng thư ký hội văn hóa cứu quốc

+Từ năm 1958-1989, ông là tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam

+1995, là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật

*Tác phẩm:

-Xuất xứ: “Tiếng nói của văn nghệ” viết năm 1948- Thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”, xuất bản năm 1956.

-Tóm tắt:

+Nội dung tiếng nói của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tất cả tuwtuownrg, tình cảm cá nhân người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.

+Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là hình ảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của nhân dân ta hiện nay (thời điểm sáng tác)

+Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kỳ diệu- bởi đó là tiếng nói của tình cảm- tác động của mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim

-Bố cục: 3 phần

1.Từ đầu đến “của tâm hồn” :Nội dung của văn nghệ

2.Tiếp đến “Tiếng nói của tình cảm”: Nghệ thuật với đời sống tình cảm của con người

3.Còn lại: Sức mạnh kỳ diệu, khả năng cảm hóa của văn nghệ.

2.Đọc và tìm hiểu chú thích (SGK)

II.Đọc hiểu văn bản:

1.Nội dung phản ánh của văn nghệ:

-Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại- không đơn thuần là ghi chép, sao chép thực tại ấy một cách máy móc mà thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ (đó là cái nhìn, quan niệm tác giả, lời nhắn nhủ riêng tư…)

-Nội dung của tác phẩm văn nghệ không đơn thuần là câu chuyện của con người như cuộc sống thực (đời thường) mà ở đó có cả tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sỹ đã gửi gắm, chất chứa trong đó.

Văn nghệ phản ánh những chất liệu thực qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ.

-Tác phẩm văn nghệ: Không chỉ là những lời lẽ suông, lý thuyết khô khan cứng nhắc- mà nó còn chứa đựng cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo ra nó. Những buồn vui, yêu ghét, mộng mơ, những giây phút bồng bột của tuổi trẻ…Tất cả những điều đó mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như bình thường, quen thuộc.

-Nó chứa đựng tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ.

-Nó luôn khám phá tác động mạnh mẽ đến người đọc.

-Những nhận thức

-Những rung cảm.

“Mỗi tác phẩm như rọi… của tâm hồn”

-Mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ.

Tóm lại: Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người và cả thế giới bên trong con người.

-Những bộ môn khoa học xã hội khác đi vào khám phá, miêu tả, đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan.

Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ.

2.Vai trò ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống của con người

-Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài.

Ví dụ: Những người tù chính trị từ Sở Mật Thám:

+Bị ngăn cách với thế giới bên ngoài.

+Bị tra tấn, đánh đập

+Không gian tối tăm, chật hẹp…

Tiếng nói văn nghệ đến bên họ như phép màu nhiệm, một sức mạnh cổ vũ tinh thần to lớn.

Hay những người sống trong lam lũ vất vả, u tối cả cuộc đời.Tiếng nói văn nghệ làm cho tâm hồn của họ được sống, quên đi nỗi cơ cực hàng ngày.

-Những tác phẩm văn nghệ hay luôn nuôi dưỡng, làm cho đời sống tình cảm con người thêm phong phú.Qua văn nghệ, con người trở nên lạc quan hơn, biết rung cảm và biết ước mơ.

-Dẫn chứng đưa ra tiêu biểu, cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết phục

-Phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa trên mọi việc chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.

Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, chứa đựng tình yêu ghét, nỗi buồn của chúng ta trong cuộc sống.

3.Sức mạnh kỳ diệu của nghệ thuật

Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm.Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.

-Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà thấm sâu những cảm xúc, nỗi niềm, từ đó tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc đi vào nhận thức tâm hồn mỗi chúng ta qua con đường tình cảm, giúp con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.

-Bằng cách thức đặc biệt đó mà văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền.

-Tự thân văn nghệ, những tác phẩm chân chính đã có tác dụng tuyên truyền.

Vì: Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi một tư tưởng tiến bộ hướng người đọc, người nghe vào một lẽ sống, cách nghĩ đứng đắn nhân đạo mà vẫn có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cập, một dân tộc nào đó.

+Nó không tuyên truyền một cách lộ liễu, khô khan, không diễn thuyết, minh họa cho các tư tưởng chính trị.

-Văn nghệ là cả sự sống con người, là mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm phong phú của con người trong đời sống cụ thể, sinh động.

-Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt- con đường tình cảm.Qua tình cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim khối óc của chúng ra. “Nghệ sĩ truyền điện thẳng vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên con đường ấy”.

-Nghệ thuật mở rộng khả năng cảm nhận, thưởng thức của tâm hồn.

-Nghệ thuật giải phóng con người khỏi những giới hạn chật hẹp của đời sống con người.

Nói tóm lại, nghệ thuật là tiếng nói cảu tình cảm.Nó có sức mạnh kì diệu, sức mạnh cảm hóa to lớn.

VD: Tiếng nhạc của bản thánh ca trong truyện “Người cảnh sát và bản thánh ca”- O.Henri.

-Truyện :Bức tranh (Nguyễn Minh Châu)

-Bài thơ “thần”: “Nam quốc sơn hà”

-Câu chuyện :Bó đũa- giáo dục tinh thần đoàn kết.

-Bài thơ chép tay của Phạm Thị Xuân Khải: Mùa xuân nhớ Bác...

III.Tổng kết

-Bố cục chặt chẽ, hợp lý, dẫn dắt tự nhiên.

-CÁch viết: giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng tiêu biểu, đa dạng, có sức thuyết phục cao/

-Luận điểm sắp xếp theo một hệ thống hợp lý.

-Lời văn chân thành, say sưa nhiệt huyết.

Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim.Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” với cách viết vừa chặt chẽ vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm