Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Làng - Kim Lân

LÀNG

Kim Lân

I.Đọc, tìm hiểu chung

1.Tác giả, tác phẩm

Nhà văn Kim Lân có tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920

-Quê Từ Sơn-Bắc Ninh

-Sở trường viết truyện ngắn

-Am hiểu và gắn bó với đời sống của nông dân

Tác phẩm Làng được sáng tác trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

-Tóm tắt:

Ông Hai Thu định ở lại làng cùng du kích và đám thanh niên trẻ tuổi chiến đấu giữ làng. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình, ông phải cùng vợ con rời bỏ làng Dầu, đi tản cư kháng chiến. Ở nới tản cư ông luôn nhớ về làng, kể chuyện khoe làng của mình với bà con trên đó.

Bỗng một hôm, ông nghe tin cả làng chợ Dầu theo giặc Pháp và Việt gian, ông đau khổ, cả gia đình ông buồn. Ông chủ tịch tìm đến và cải chính làng ông là làng Cách mạng, làng kháng chiến. Ông vô cùng sung sướng khoe nhà ông bị đốt cháy nhẵn, cháy rụi.

2.Đọc

3.Đại ý

Truyện đã diễn tả chân thực và sinh động, tình yêu làng quê của ông Hai- một người dân rời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến.

4.Bố cục: 2 phần

-Phần 1: (từ đầu đến “đôi lời”): diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.

-Phần 2: còn lại: diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính.

II.Đọc, hiểu văn bản

Nhân vật ông Hai

 

*Yêu làng: khoe làng ông giàu đẹp- tự hào, hãnh diện về làng.

-Không khí cách mạng của làng sôi nổi

Ông buộc phải tản cư, ở nơi tản cư ông luôn khoe về làng của mình.

-Nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh.

Di tích truyền thống:

-Khoe sinh phần cụ thượng…

Khi kể say sưa, 2 con mắt sáng, cái mặt biến chuyển

Toàn đoạn trích là diễn biến tâm trạng của ông Hai Thu

-Đang ở phòng thông tin, tâm trạng phấn chấn “ruột gan ông cứ múa cả lên”

-Ông vui vì không khí của kháng chiến thắng lợi bao nhiêu thì tin về làng lại làm cho ông buồn và đau khổ bấy nhiêu

Thái độ, tâm trạng

-Quay phắt lại, lắp bắp hỏi

-Cực kỳ đau khổ

-Cổ ông Lão nghẹ đắng cả lại, da mặt tê rân rân, ông lặng đi tưởng không thở được, một lúc sau ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi.

-Cúi gằm mặt, nằm vật ra giường, nước mắt trào ra, ông rít lên, rồi ngờ ngợ, một loạt các câu hỏi, rồi trằn trọc ngủ.

Nội tâm day dứt, trằn trọc:

-Không biết đi đâu về đâu

-Về làng không được (làng theo giặc)

-Đi đâu, ở đâu người ta cũng đuổi.

-Ông chẳng biết nói cùng ai, đành thủ thỉ nói với con cho vơi đi sự đau khổ.

+Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má

Đau đớn, tủi nhục khi nghe tin làng theo giặc.Ông là người yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến.

*Khi nghe tin cải chính:

+Thái độ :hồ hởi, vui vẻ

+Nét mặt: tươi vui, rạng rỡ hẳn lên.

+Hành động: chia quà cho con, công khai đi báo tin nhà ông bị đốt

Ông lật đật, bô bô… 3 lần lật đật cùng với động tác

“Múa tay lên mà khoe” (lại khoe)

-Ra láo!Láo hết! Toàn là sự sỉ nhục mục đích cả!

Niềm vui sướng, hạnh phúc, choáng ngợp tâm lý của ông

Ông Hai yêu Làng, yêu nước tha thiết. Niềm tin của ông vào kháng chiến, tin vào Bác Hồ… khiến người đọc cảm động

Ông Hai chỉ là một người nông dân bình thường nhưng biết hi sinh cái riêng vì kháng chiến. Điề đó cho thấy cuộc kháng chiến chống Pháp đã đi sâu vào tiền thức của người dân để trở thành cuộc kháng chiến của toàn dân. Đó chính là sự tinh tế, tài tình cảu Kim Lân

-Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên, hợp lý (phù hợp với tình cách người nông dân), thể hiện sự am hiểu đời sống, ngòi bút tinh tế của tác giả.

III.Tổng kết

1.Nghệ thuật:

-Truyện được xây dựng bằng diễn biến tâm trạng, tâm lý thích khoe khoang của ông Hai

-Truyện được xây dựng trên cơ sở tình quê hương, tình yêu quê hương của một người có tinh thần kháng chiến, nên niềm vui, nỗi buồn đều thấm thía.

-Ngôn ngữ nhân vật được miêu tả nhuần nhị, lời nói độc đáo thể hiện một năng lực miêu tả sắc xảo.

-Khắc họa diễn biến tâm lý nhân vật thành công

-Tình huống điển hình, nhân vật bộc lộ tính cách rõ nét.

2.Nội dung:

Tình yêu làng, yêu nước tha thiết của ông Hai gắn liền với niềm vui, nỗi buồn, sướng khổ của ông trong quá khứ và hiện tại

 

 

 

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm