Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề bài : Kể lại truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy"

Đề bài : Kể lại truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy"

Bài làm 

     Vua Hùng thứ 6 có 20 hoàng tử. Nhà vua ngày một già yếu. Việc truyền ngôi cho thế tử biết chọn ai bây giờ ? Nhà vua băn khoăn lo nghĩ mãi : "Giặc ngoài đã dẹp yên, giặc trong phải đề phòng; dân ấm no, ngai vàng mới vững.

      Một hôm nhà vua triệu tập các hoàng tử đến và phán : "Ta đã già. Người nối dõi không nhất thiết phải là con trưởng mà phải là người nối chí ta. Lễ Tiên Vương sắp tới, hễ con nào làm vừa ý ta, ta truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám"

     Các ông Lang tưng bừng chuẩn bị, ai cũng muốn ngôi báu về mình. Riêng Lang Liêu là con thứ 18, mẹ mất sớm chịu nhiều thiệt thòi, lâu nay chỉ biết trồng lúa, trồng khoai....Nhẩm lại lời vua cha, Lang Liêu buồn lắm. Đêm đó, nằm mộng, ông thấy thần đến bảo :

     "Gạo là thứ quý nhất trên đời. Ăn mãi không chán, lại do người làm ra...Hãy lấy gạo làm bánh, làm như thế...như thế.... mà lễ Tiên Vương"

      Tỉnh mộng, Lang Liêu mừng thầm. Ông chọn thứ gạo nếp thơm ngon nhất đêm ngâm, vo thật sạch. Lấy đậu xanh đãi sạch vỏ, lấy thịt lợn làm nhân, dùng lá dong đùm thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thành bánh. Một nửa số gạo nếp đã vo sạch còn lại đem đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.

      Đến ngày lễ Tiên Vương, các hoàng tử mang cỗ đến với bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Còn Lang Liêu chỉ có 2 mâm đầy với hai loại bánh bình dị ấy. Vua Hùng đi xem xét từng mâm cố một. Nhà vua dừng lại rất lâu trước hai mâm bánh của Lang Liêu rồi gật đầu, vui lòng lắm. Vua cho gọi Lang Liêu lại hỏi. Vị hoàng tử thứ 18 kể lại giấc mộng gặp thần linh. Vua cha ngẫm nghĩ rồi chọn 2 mâm bánh ấy đặt lên bàn thờ nơi cao nhất để lễ Tiên Vương. Lễ xong, vua ban bánh cho quần thần và các hoàng tử. Ai cũng tấm tắc khen. Vua nói với họ :

    " Thứ bánh hình tròn, trắng tinh khiết này tượng trưng Trời đặt tên là bánh dày. Thứ bánh hình vuông là tương trưng Đất : thịt mỡ, đậu xanh, lá dong tượng trưng cầm thú, cây cỏ muôn loài, đặt tên là bánh chưng. Lá xanh bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau....." Ngập ngừng một lát, nhà vua kính cẩn nhìn lên bàn thờ Tiên Vương nghiêm trang nhìn quần thần và các hoàng tử rồi phán : "Lang Liêu đã dâng lễ phẩm hợp ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi, kính xin Tiên Vương chứng giám".

      Từ đó nghề nông ở nước ta ngày càng được mở mang và phát triển. Ngày tết có tục làm bánh chưng, bánh dầy. Bánh chưng, bánh dầy là hương vị Tết cổ truyền dân tộc.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm