Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ngữ văn 8- Bài 1:Tôi đi học

3f027d898ba4a3d274373a7da1e3692c
Gửi bởi: Trần Quỳnh Anh 31 tháng 8 2020 lúc 19:53:00 | Được cập nhật: 24 tháng 3 lúc 3:38:04 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 709 | Lượt Download: 19 | File size: 0.559239 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh) I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Thanh Tịnh (1911- 1988) - Tên thật là: Trần Văn Ninh. - Quê quán: Huế. - Các tác phẩm: Hận chiến trường, Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển,…. → Sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp dằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo, nhẹ nhàng, sâu lắng. - Năm 2007, Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. 2. Tác phẩm a. Xuất xứ: “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản 1941. b. Bố cục: 4 phần - Phần 1: Từ đầu đến “tôi đi học”: Khởi nguồn của nỗi nhớ. - Phần 2: Tiếp theo đến “Trên ngọn núi”: Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường đến trường. - Phần 3: Tiếp theo đến “chút nào hết”: Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trong sân trường và phải tời tay mẹ để vào lớp học. - Phần 4: Còn lại: Tâm trạng của nhân vật Tôi khi vào lớp và đón nhận giờ học đầu tiên. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Cảm xúc của nhân vật tôi về kí ức trên con đường đến trường - Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi”: được mô tả ở cả hiện tại và quá khứ Thời gian Hiện tại Hàng năm, cứ vào cuối thu OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN Hồi ức Buổi mai đầy sương thu 1 Không gian Lá rụng nhiều, những đám mây Con đường làng dài và hẹp bàng bạc Tâm trạng Náo nức, tưng bừng, rộn rã Tự nhiên thấy lạ và cảm nhận được sự thay đổi. => Ấn tượng về buổi tựu trường của nhân vật “tôi” luôn đẹp và đáng nhớ. Nỗi nhớ như trở thành tình cảm thường trực, thành quy luật, thói quen. - Nghệ thuật biểu hiện: Chủ yếu sử dụng biện pháp so sánh. + Cảm giác trong sáng nở như mấy cành hoa tươi + Nhẹ nhàng như một làn mây + Có sự thay đổi: điệp lại “hôm nay tôi đi học”. - Sự thay đổi trong suy nghĩ của nhân vật “tôi”: + Không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa. + Thấy mình trang trọng, đứng đắn. + Hai quyển vở mới và bút thước được xếp ngay ngắn; thấy nặng, nắm lại cẩn thận. => Trân trọng việc mình đến trường và cảm thấy có trách nhiệm khi mình được đến trường. 2. Cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trước sân trường. * Ấn tượng của tôi về ngôi trường: - Sân trường dày đặc người, ai cũng sạch sẽ, mặt vui tươi. - Trước đây: nhân vật tôi chưa biết nên chưa có tình cảm và ấn tượng gì về ngôi trường. + Tôi thấy trường hoàn toàn xa lạ. + Trường sạch sẽ, cao ráo hơn nhà khác. - Hiện nay: Trường vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm. Trường học đã gắn bó và trở thành một phần của kí ức, của tình cảm trong nhân vật “tôi”. * Ấn tượng về những cậu học trò mới: - Bỡ ngỡ, nép mình bên người thân. - Ngập ngừng, e sợ. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 2 - Rụt rè, xa lạ. - Vụng về, lúng túng, bước chân rộn ràng. => Cảm xúc ấy hệt như nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến trường. => Thanh Tịnh hoàn toàn đồng cảm với những người bạn mới khi bước chân vào trường. => Khát vọng muốn khám phá những điều mới lạ. * Khi xếp hàng: - Quả tim như ngừng đập. - Quên mất cả mẹ. - Khi được gọi tên: giật mình, lúng túng. - Khóc nức nở. => Cảm xúc thiêng liêng và lạ lùng. 3. Cảm xúc của nhân vật tôi khi bước chân vào lớp học - Hình ảnh ông đốc đã gieo vào lòng “tôi” sự ấm áp, tin tưởng. - Chưa bao giờ thấy xa mẹ đến như vậy. => Nhân vật tôi đã thấy nhiều phần hồi hộp. - Khi vào lớp: + Thầy giáo trẻ tươi cười + Mùi hương lạ + Hình ảnh trên tường lạ và hay + Lạm nhận bàn ghế là của riêng + Bạn bè mới nhưng không xa lạ + Đang mải mê nhớ lại những kí ức thì quay trở lại với bài học. => Ta thấy: cảm xúc của tôi có sự chuyển biến, hành động có sự trưởng thành, bài viết tập “Tôi đi học” đặt trước mặt, “tôi” ngay ngắn tập viết -> mọi kí ức về buổi đầu đi học luôn còn vẹn nguyên trong tâm khảm mỗi người. 4. Cảm xúc của người lớn OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 3 - Mẹ “tôi”: dắt tay dịu dàng, đứng sau lưng, vỗ về, đẩy tôi bước tới,… - Ông đốc: nhìn học sinh, tươi cười, nhẫn nại, động viên. - Thầy giáo: trẻ, tươi cười, đứng đón lũ trò nhỏ vào lớp. - Người lớn khác: sạch sẽ, gương mặt thể hiện nét tươi vui. => Sau lưng mỗi người học sinh luôn có gia đình, nhà trường hậu thuẫn và kì vọng. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung - Cảm xúc của nhân vật tôi: trong sáng, thiêng liêng - Cảm xúc của bạc phụ huynh, thầy giáo: tạo ấm áp, gần gũi, tin cậy 2. Nghệ thuật - Đề tài gần gũi - Giọng kể chuyện quen thuộc, cảm xúc rất gần, sâu - Ngôn từ trong sáng, giàu chất thơ. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 4