Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

NGỮ VĂN 10 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC, TRƯỜNG THPT QUỐC OAI - HÀ NỘI.

f53f6ffbf51a707a59569c6453ce2037
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 14:41:50 | Được cập nhật: 18 tháng 4 lúc 7:04:59 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 381 | Lượt Download: 5 | File size: 0.020245 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC

  1. KIẾN THỨC CƠ BẢN

  1. CÁC KHÁI NIỆM THUỘC NỘI DUNG VĂN BẢN VĂN HỌC

  1. Đề tài

  • Là lĩnh vực đời sống được tác giả chọn lựa, phản ánh trong tác phẩm.

  • Phong phú, đa dạng: đề tài rộng lớn (đất nước, xã hội, thời đại); đề tài nhỏ (1 con người, 1 khoảnh khắc)

  • Tác giả lựa chọn đề tài theo sự hiểu biết, cảm hứng nghệ thuật

  1. Chủ đê

  • Là vấn đề cơ bản, chủ yếu được nêu ra trong văn bản

  • Những vấn đề có ý nghĩa quan trọng với con người -> chiều sâu nhận thức của tác giả

  • Một văn bản văn học có thể có nhiều chủ đề

  1. Tư tưởng

  • Là sự nhận thức, lý giải của tác giả trước vấn đề đã nêu; là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm, đối thoại

  • Thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc đời, về con người -> chiều sâu trí tuệ của tác giả và giá trị tác phẩm

  1. Cảm hứng nghệ thuật

  • Là tình cảm, cảm xúc mãnh liệt được thể hiện trong văn bản, truyền đến cho người đọc

  • Tác động sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm người đọc

Tiểu kết: Nội dung VBVH với 4 tiêu chí trên góp phần thể hiện:

+ hiện thực cuộc sống, tâm hồn con người: lí giải cuộc đời, triết lí nhân sinh

+ tình cảm chân thành, mãnh liệt, cao đẹp

+giá trị Chân – Thiện - Mĩ

  1. CÁC KHÁI NIỆM THUỘC VỀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC

  1. Ngôn từ

  • Ngôn từ với 3 đặc trưng: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể là chất liệu xây dựng VBVH

  • Ngôn từ trong VBVH có khả năng vô hạn trong phản ánh hiện thực và con người.

  1. Kết cấu

  • Là cách tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản; tạo thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh, có ý nghĩa

  • Kết cấu phải theo dụng ý của tác giả; thể hiện ý nghĩa, nội dung văn bản

  1. Thể loại

  • Là các quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung

  • Các thể loại chính: trữ tình, tự sự, kịch, nghị luận

  • Mỗi thể loại được sáng tạo theo thời đại và sắc thái riêng của tác giả

Tiểu kết: các khái niệm thuộc hình thức VBVH thống nhất để thể hiện nội dung văn bản và sự sáng tạo, tài năng của người nghệ sĩ.

  1. Ý NGHĨA QUAN TRỌNG CỦA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC VBVH

  • Nội dung là linh hồn của tác phẩm, mang đến những giá trị tư tưởng nhân văn, hướng con người đến cái Chân – Thiện – Mĩ => giá trị nội dung tác phẩm

  • Hình thức tác phẩm mang đến những giá trị thẩm mĩ; mang đến cho tác phẩm văn học sự sinh động, hấp dẫn và đòi hỏi các nhà văn luôn luôn sáng tạo không ngừng => giá trị hình thức tác phẩm

  • Nội dung và hình thức luôn có sự thống nhất, nội dung phải được thể hiện qua hình thức, hình thức để thể hiện nội dung.

  1. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

  1. Anh (chị) hiểu đề tài của văn bản văn học là gì ? Hãy xác định đề tài của Tắt đèn (Ngô Tất Tố) và nêu ý nghĩa của đề tài này đối với xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

2. Hãy nêu chủ đề và ý nghĩa của truyện sau :

ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG

Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo bắp cày.

Một hôm, một ông cụ nói :

Phải đẽo cho cao, cho to thì cày mới dễ.

Anh ta cho là phải, đẽo cái nào cũng vừa to, vừa cao.

Mấy hôm sau, một bác nông dân rẽ vào, nhìn đống cày, lắc đầu nói :

–  Đẽo thế này thì cày sao được ! Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn mới dễ cày.

Nghe cũng có lí, anh ta liền đẽo cày vừa nhỏ,  vừa thấp. Nhưng hàng đầy ra ở cửa, chẳng ai mua. Chợt có người đến bảo :

Ở miền núi, người ta vỡ hoang, toàn cày bằng voi cả. Anh mau đẽo cày to gấp đôi, gấp ba như thế này thì bao nhiêu bán cũng hết, tha hồ mà lãi.

Nghe nói được nhiều lãi, anh ta đem tất cả số gỗ của nhà còn lại đẽo toàn loại cày để cho voi cày. Nhưng ngày qua, tháng lại, chẳng thấy ai đến mua cày voi của anh ta cả. Thế là bao nhiêu gỗ anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. vốn liếng đi đời nhà ma. Khi anh ta biết cả tin là dại thì đã quá muộn !

(Theo Trương Chính)

3. Tìm hiểu chủ đề của bài thơ sau :

Ở làng tôi đã lâu lắm – từ xưa,

Ở làng tôi có một dòng suối nhỏ.

Và bầy trẻ tắm hôm nào ở đó

Đã lớn lên thành những ông già.

Những dòng sông, dù năm tháng đi qua,

Trước cặp mắt con người, vẫn trẻ.

Vẫn róc rách nói cười như đứa bé,

Chảy qua rừng, qua đá vẫn như xưa.

(Ra-xun Gam-za-tốp)

4.Tìm hiểu cảm hứng nghệ thuật của bài thơ sau :

TỪ ẤY

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo com, cù bất cù bơ…

\

Thơ Tố Hữu)