Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ngôn ngữ Thơ Mới gợi sự liên tưởng tự do, bất định

Gửi bởi: Nguyễn Thị Vân 12 tháng 11 2019 lúc 10:38:26 | Được cập nhật: hôm qua lúc 6:38:16 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 553 | Lượt Download: 1 | File size: 0.023006 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ngôn ngữ Thơ Mới gợi sự liên tưởng tự do, bất định Nghệ thuật hiện đại, trong đó có thơ, là nghệ thuật mang tính “phát minh”. Th ực t ế văn h ọc thế kỉ XX cũng chứng minh một điều rằng: thẩm mĩ dựa trên nguyên tắc mô phỏng đ ược xác lập từ cổ đại với Aristote, để từ đó đưa lại một ảo giác về tính có thật của cái được miêu tả đã trở nên không đủ sức khái quát thực tế vô cùng phong phú và sinh động của văn học trong thời đại chủ nghĩa duy lí và tư duy phân tích đầy tính thực chứng đã trở nên bất tín nhiệm. Thế giới trong cách cảm nhận của người hiện đại không chỉ là thế gi ới được nhìn th ấy mà còn là thế giới được nhận ra, một thế giới của những chiều sâu th ẳm, đầy bí ẩn. Quy ền năng của thơ, vì vậy, không thể chỉ là sự miêu tả, kể lể hời hợt, mà quan trọng hơn là s ự khải th ị về một thế giới chưa từng biết, thế giới của tinh thần, huyền diệu và linh động. Diễn đạt thế giới ấy là bất khả đối với thứ ngôn từ của trí năng và là cơ hội cho ngôn từ của s ự liên t ưởng đầy tính trực giác, thần cảm của nhà thơ. Nhìn lại con đường tiến hóa của thơ mới, một thực tế rõ ràng rằng thơ càng ngày càng có xu hướng xa rời dần lối thơ thiên về kể tả sự vật khách quan theo nguyên tắc “đ ối cảnh sinh tình” phổ biến của thơ ca truyền thống, mà thiên về lối thơ diễn đạt những tương quan vô hình, bên trong, mang tính tinh thần của bản thân sự vật, gắn v ới c ảm quan v ề m ột th ế gi ới thống nhất (cụ thể và trừu tượng, hữu hình và vô hình, thể chất và tâm linh…)…. Và cũng vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà thơ mới như Xuân Diệu, Huy C ận, Hàn M ặc T ử, Bích Khê, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú T ứ, Phạm Văn Hạnh lại say mê tư duy tương hợp và tinh thần nhất thể giác quan (unité de sens), những giá trị thơ mới lạ và độc đáo mà những nhà thơ tiền bối của ch ủ nghĩa hi ện đ ại nh ư Baudelaire, Mallarmé, Rimbaud, Verlaine… đã tạo ra. Về thực tế này, ta có thể dẫn ra vô số ví dụ, như: - Hãy lắng nghe nhạc tơ mềm dãy dụa Trong nhạc trăng vang nổi khắp cung mây (Chế Lan Viên - Vo lụa) - Nàng bước tới như sông trăng chảy ngọc Như nắng thơm hớp đặc cả nguồn hương (Bích Khê - Nàng bước tới) -Một đêm vàng – một đêm vàng âm điệu Đầy nhựa thơm xanh mịt ngàn phi lau (Bích Khê - Sọ người) - Đêm đêm ảo ảnh thơm chăn gối Tình hướng về đông, dạ lắng chờ (Vũ Hoàng Chương - Tình liêu trai) 1 - Cốc rượu hồng, hy vọng sáng rung rinh Mùi son phấn khác gì hương trinh bạch? (Đinh Hùng - Hương trinh bạch) - Hồn nào lang thang bên đêm êm Hồn hoa chơi vơi - bình trăng mềm (Nguyễn Xuân Sanh - Xây mơ) - Hương thời gian thanh thanh Màu thời gian tím ngát (Đoàn Phú Tứ - Màu thời gian) - Này lắng nghe em khúc nhạc thơm Hãy tự buông cho khúc nhạc hường (Xuân Diệu - Huyền diệu) -Anh đã đón tình em bay phất phới Như hương trăng đằm thắm cõi không gian (Hàn Mặc Tử - Sáng láng) Đó là những cách diễn đạt vô cùng độc đáo, lạ lẫm, mà có lẽ trước thời đại th ơ m ới khó ai có thể hình dung ra. Tuy nhiên, cũng cần dứt khoát một điều rằng: sáng tạo ngôn t ừ (ở đây) không phải là tạo ra những từ mới, mà cơ bản là làm mới ngôn từ, nhằm đ ưa l ại cho t ừ m ột khả năng đặc biệt trong việc làm hé lộ thế giới tinh thần bên trong của bản thân sự vật. Trong những ví dụ trên, rõ ràng năng lực liên tưởng đầy tính trực giác và thần cảm trở thành ngu ồn năng lượng vô tận cho sáng tạo, ở đó sự vận dụng ngôn từ không còn theo qui luật miêu tả mà theo qui luật của sự liên tưởng. Và như thế, chỉ xét riêng bình diện ngôn t ừ, th ơ m ới đã đ ặt ra một vấn đề mới về vai trò của cái biểu đạt: sáng tạo không phải chỉ là một sự lựa chọn, sắp xếp, mà bản thân ngôn từ đã là một sáng tạo, nó không chỉ đóng vai trò thừa hành s ự sai b ảo của lí trí, mà chính nó đã là một thế giới có giá trị tự thân, nó không ch ỉ là ph ương ti ện c ủa thơ mà còn là chính bản thân thơ. Liên tưởng là đặc trưng của thơ nói riêng và nghệ thuật nói chung, nhưng ở đây có nét mới cần lưu ý. Thông thường ta hay nói về hai dạng liên tưởng phổ biến: liên tưởng tương đồng (hai vật thể có cùng hoặc gần về bản chất) và liên tưởng tiếp cận (từ vật thể này di chuyển sự chú ý đến một hoặc nhiều vật thể khác trong một văn cảnh rộng lớn hơn). Đó là những dạng liên tưởng thuộc phạm vi lí trí và tri thức thường nghiệm. Với thơ mới, trong nhiều trường hợp (như những ví dụ thơ đã nêu), những dạng liên tưởng ấy có lẽ chưa đủ, vì thơ càng ngày càng có xu hướng vươn đến diễn đạt tinh thần bên trong, cái bí ẩn, ch ưa bi ết, nó cần những dạng liên tưởng khác tự do, linh động và bất định hơn. Theo đó, cũng b ắt đ ầu t ừ một vật thể xuất phát, nhưng mạch liên tưởng không chỉ bó hẹp trong phạm vi cái tương đồng hay tiếp cận, mà thường dẫn dắt trí tưởng tượng của nhà thơ đi đến những hình ảnh hoặc ý tưởng hết sức xa lạ với ý nghĩa ban đầu, vượt ra khỏi thói quen kinh nghiệm và nh ận thức thông thường. Những liên tưởng ấy phụ thuộc vào ý thức tìm kiếm giá trị tinh thần bên 2 trong và cũng phụ thuộc vào năng lực trực giác của nhà thơ. Nhờ liên tưởng t ự do và có tính bất định ấy, người đọc được dẫn dắt trải nghiệm những trạng thái cảm giác khác nhau đầy ngạc nhiên với những cảm nhận mới mẻ, thú vị, những điều mà thơ nghiêng về tư duy luận lí không thể có được. Những liên tưởng bất định trong sáng tạo ngôn từ của các nhà thơ m ới thực sự đã góp phần nới rộng tầm nhìn và nêu lên cách nhìn mới về thế giới với tất cả s ự uyển chuyển, linh động cùng chiều sâu thăm thẳm của nó. 3