Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Nghị luận về sức lay động của Tuyên ngôn Độc lập - Bài 1

Gửi bởi: Nguyễn Thị Vân 3 tháng 1 2020 lúc 17:16:59 | Được cập nhật: hôm qua lúc 0:00:30 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 491 | Lượt Download: 1 | File size: 0.023048 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Nghị luận về sức lay động của Tuyên ngôn Độc lập
Bài số 1
Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc ta ngàn đời tôn kính, biết ơn là một
trong những nhà văn bậc thầy về thể chính luận. Trong những áng văn chương đồ sộ mà
người để lại, “Tuyên ngôn độc lập” hiện lên như một áng văn chính luận mẫu mực nhất,
là kết tinh của giá trị lịch sử, giá trị thời đại và nó trường tồn bất diệt.
Toàn văn bản Tuyên ngôn độc lập không quá dài mà rất súc tích, cô đọng, hàm ý sâu
sa. Bản tuyên ngôn độc lập được ra đời vào ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, người soạn thảo bản
Tuyên ngôn và sau đó, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
Hồ Chí Minh dùng những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng
không thể chối cãi được để viết nên áng văn chính luận mẫu mực. Không chỉ vậy, văn
kiện này còn là tấm lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, sự khao khát
độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập của nhân dân Việt Nam ở Người.
Mở đầu bản tuyên ngôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo đưa cơ sở lí lẽ về nhân
quyền và dân quyền. Trước hết Người khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có
quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đây là
quyền lợi đáng được hưởng từ khi mỗi người sinh là, là quyền thiêng liêng bất khả xâm
phạm. Hồ Chí Minh đã khéo léo trích dẫn thuyết phục hai bản tuyên ngôn của thực dân
Pháp và của đế quốc Mĩ: “Tất cả mọi người đều sinh ra tự do và bình đẳng. Tạo hóa cho
họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ);
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình
đẳng về quyền lợi” (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp). Tại sao
Người lại chọn Pháp và Mỹ mà không phải các nước khác? Ta thấy được rằng, hai nước
này mang tư tưởng tiến bộ bấy giờ. Nếu thế giới công nhận các quyền cơ bản của thực
dân Pháp và đế quốc Mĩ thì họ cũng sẽ công nhận các quyền ấy với đất nước Việt Nam.
Một cú gậy ông đập lưng ông hoàn hảo. Bản tuyên ngôn của ta đặt ngang hàng với bản
tuyên ngôn của hai nước lớn càng tạo sự thuyết phục mạnh mẽ trong cộng đồng thế giới.
Người đã chặn đứng âm mưu xâm lược của chúng bằng cách: “Suy rộng ra, câu ấy có ý
nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Và Người khẳng định chắc nịch: “Đó là lí lẽ
không ai có thể chối cãi được”. Vậy có nghĩa là nền độc lập của dân tộc ta là có căn cứ
chính đáng, sâu sắc. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ không thể đi trái với tổ tiên của họ.

Để làm nổi bật hơn cho lí lẽ thêm sắc bén và thuyết phục, Người đã vạch trần bộ mặt
thối tha của thực dân Pháp với những tội ác khó có thể dung tha cả về 3 mặt: chính trị,
kinh tế, xã hội.
Đầu tiên, về mặt chính trị, “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân
chủ nào”. Chúng thi hành pháp luật dã man, chúng lập ba chế độ khác nhau, chúng lập
nhà tù nhiều hơn trường học, chúng chém giết người yêu nước, chúng ràng buộc dư luận,
thi hành chính sách ngu dân, chúng còn dùng thuốc phiện, rươu cồn làm cho giống nòi ta
suy nhược. Một loạt tội ác của Pháp được liệt kê một cách chân thực dưới ngòi bút sắc
bén của Hồ Chí Minh với những lập luận xác đáng, thuyết phục. Hành động của chúng vô
cùng độc ác, vô nhân đạo, cay nghiệt đáng lên án.
Tiếp đến, về mặt kinh tế, chúng bóc lột sức lao động của người dân, chúng cướp ruộng
đất, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí nhằm bào mòn cả thể chất, sức cùng lực kiệt của dân
Việt. Người đã phơi bày bản chất dã man, tàn bạo của thực dân Pháp ra ánh sáng, mang
bộ mặt giả đội lốt người “khai hóa, bảo hộ” đến nhân dân thế giới, khơi dậy lòng căm thù
giặc, tinh thần chiến đấu xả thân cứu nước của nhân dân ta.
Giọng văn ở phần này thay đổi linh họạt được Người vận dụng một cách triệt để. Nếu
như ở phần liệt kê tội ác, việc làm xấu xa của thực dân Pháp, Người dùng giọng đanh
thép, mỉa mai, căm thù quân địch thì khi tới miêu tả hậu quả mà dân ta phải chịu, phải
gồng mình lên gánh chống đỡ thì giọng văn lại chuyển sang nhẹ nhàng, đau xót, thương
cảm. Đọc đọan kết tội ấy, ta lại nhớ tới Nguyễn Trãi, ông cũng từng viết:
“Độc ác thay trúc Lam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi”
Hồ Chí Minh không luận tội mà kết tội trực tiếp những việc làm kinh khủng mà thực
dân Pháp đã tạo ra. Dường như, Người như một vị quan tòa anh minh đang lột tả tộc ác
của kẻ cầm đầu phơi bày bộ mặt ra cho thế giới chiêm ngưỡng, ném gạch.
Người đã lột lớp mặt nạ đểu cáng của thực dân Pháp xuống. Điệp từ “sự thật là..” lặp
lại để thể hiện chiến thắng của quân ta. Ta giành lại nước từ tay Nhật chứ không phải từ
tay Pháp. Để rồi kết: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” ngắn gọn và súc tích,
nghe như một lời reo vui. Tự do mà ta giành được thật đáng trân trọng. Bản tuyên ngôn
gần như chỉ xóay sâu vào 2 trọng điểm lớn: một là, phủ nhận hòan tòan quyền liên quan
đến thực dân pháp, hai là khẳng định quyền độc lập và ý thức bảo vệ mãnh liệt quyền độc
lập đã giành được ấy: “ tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp
ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất
nước Việt Nam”.
Từ những lí lẽ trên, Người như muốn tuyên bố cho cả thế giới biết rằng: “Nước Việt
Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn

thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập ấy.” Để đánh đổi được nền độc lập ấy, biết bao nhiêu con
người đã phải hi sinh, họ nằm xuống nơi đất khách quê người, họ bỏ tuổi trẻ còn dở dang,
họ bỏ cuộc sống êm đềm bên người thân, gia đình, bạn bè, theo tiếng gọi của tổ quốc để
chiến đấu, bảo vệ, giữ gìn những cái àm chúng ta đã giành được. Người đã khẳng định:
“Sự thật đã thành một nước tự do, độc lập” thật tuyệt vời biết bao. Trong phần tuyên này,
Hồ Chí Minh cũng hết sức thuyết phục khi lồng ghép lập luận, lí lẽ sắc bén, ngòi bút
chính luận thâm thúy với những từ ngữ hào hùng, khí thế của thể văn chính luận.
Có thể thấy rằng, Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực khai sinh ra
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bằng lí lé, lập luận sắc bén, giọng văn thay đổi luân
chuyển nhịp nhàng, Người vừa vạch ra hàng lọat tội ác tày đình của thực dân Pháp, vừa
bày tỏ lòng biết ơn sự hi sinh, tình yêu quê hương sâu sắc của dân tộc Việt Nam đã đúc
kết thành một làn sóng mạnh mẽ. Tuyên ngôn độc lập như mở ra một trang sử mới cho
lịch sử nước nhà, mở đầu cho kỉ nguyên độc lập tự do, là bàn đạp cho Việt Nam hòa
mình vào với thế giới.