Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12

abbe5ad7628781601c513782763948e3
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 12:47:26 | Được cập nhật: 8 giờ trước (23:19:03) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 374 | Lượt Download: 8 | File size: 0.519163 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1 Câu 1. Ở Duyên hải Nam Trung Bộ có thành phố nào trực thuộc trung ương? A. Nha Trang. B. Đà Nẵng. C. Quy Nhơn. D. Phan Thiết. Câu 2. Duyên hải Nam Trung Bộ có khả năng sản xuất muối nhờ A. số giờ nắng nhiều, ít sông đổ ra biển. B. nghề cá phát triển mạnh nên nhu cầu muối cao C. quá trình bốc hơi chậm, độ mặn nước biển cao. D. nhân dân có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất. Câu 3. Vùng đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về A. lâm nghiêp. B. chăn nuôi đại gia súc, trồng cây lâu năm. C. trồng cây hàng năm, lúa thâm canh. D. lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Câu 4. Yếu tố quyết định sự phát triển ngành chăn nuôi lợn ở Đồng bằng sông Hồng là A. cơ sở vật chất hiện đại. B. lao động có trình độ cao. C. nguồn vốn đầu tư lớn. D. cơ sở nguồn thức ăn dồi dào. Câu 5 Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có vai trò A. ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn. B. chắn gió, bão, hạn chế cát bay, cát chảy. C. hạn chế các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn, dốc D. bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã. Câu 6. Ở Tây Nguyên trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt đới khá thuận lợi là nhờ có A. đất đỏ badan thích hợp. B. độ cao của các cao nguyên thích hợp. C. có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp. D. các cao nguyên trên 1000 m khí hậu mát mẻ. Câu 7. Việc khai thác thế mạnh công nghiệp của vùng Trung Du và miền núi Bắc bộ là sự kết hợp giữa A. trồng rừng và khai thác lâm sản. B. sản xuất nông nghiệp với chế biến nông sản C. phát triển thủy điện với xây dựng cơ sở luyện kim. D. phát tiển giao thông với chế biến lâm sản. Câu 8. Dựa vào Atlat trang 27, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn. B. Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng. C. Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng. D. Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế. Câu 9. Điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề cá của Duyên hải Nam Trung Bộ là A. có diện tích rừng ngập mặn lớn. B. có nhiều bãi triều. C. có nhiều bãi tôm, bãi cá. D. có nhiều cửa sông lớn. Câu 10. Điểm giống nhau về vị trí địa lý của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ là A. tất cả các tỉnh đều giáp biển. B. có khí hậu cận xích đạo gió mùa. C. có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang. D. tất cả các tỉnh đều giáp nước Lào. Câu 11. Ngành nào sau đây không phải thế mạnh trong cơ cấu công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Luyện kim. B. Điện tử, tin học. C. Hóa chất, phân bón. D. Năng lượng. Câu 12. Ý nào sau đây không phải thế mạnh trong phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Giao thông vận tải biển. B. Nuôi trồng thủy sản. C. Du lịch biển đảo. D. Khai thác dầu thô. Câu 13. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Phía Nam đèo Hải Vân. D.Tây nguyên. Câu 14. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 28, tỉnh nào của vùng Tây Nguyên có đường biên giới chung với Lào và Campuchia? A. Đăc Nông. B. Đăk Lăk. C. Gia Lai. D. Kon Tum. Câu 15. Đất chiếm phần lớn diện tích của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. đất phù sa cổ B. đất đồi. C. đất feralit trên đá vôi. D. đất mùn pha cát Câu 16. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên ở vùng Tây Nguyên là A. mùa khô kéo dài. B. nhiều bão và ngập lụt. C. mùa đông lạnh và khô. D. lũ lụt và các hiện tượng thời tiết thất thường. Câu 17. Đánh giá nào sau đây không đúng với tài nguyên thiên nhiên của Tây Nguyên? A. Đất đai màu mỡ. B. Khí hậu phân hóa đa dạng. C. Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú. D. Trữ năng thủy điện tương đối lớn. Câu 18. Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005 (nghìn ha) Loại cây Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Cây công nghiệp lâu năm 1633,6 91 634,3 Cà phê 497,4 3,3 445,4 Chè 122,5 80 27 Cao su 482,7 109,4 Các cây khác 531 7,7 52,5 (Nguồn: SGK Địa Lí 12, trang 74) Nhận xét nào sau đây đúng về diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên? A. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cây chè lớn nhất cả nước. B. Cà phê là cây chuyên môn hóa chủ yếu của Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Diện tích cây cà phê của nước ta lớn hơn diện tích cây cao su. D. Diện tích cây chè của nước ta lớn hơn diện tích cây cao su. Câu 19. Thế mạnh lớn nhất về tự nhiên của vùng Đồng Bằng Sông Hồng A. Dân cư đông đúc B. Nguồn nước phong phú C. Tài nguyên khoáng sản dồi dào D. Đất phù sa màu mỡ, đồng bằng rộng lớn Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, xác định vùng có nhiều tỉnh có GDP bình quân đầu người thấp dưới 6 triệu đồng A. Tây Nguyên B. Bắc Trung Bộ C. TDMN Bắc Bộ D. DH Nam Trung Bộ Câu 21. Dựa vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 6-7, hãy cho biết các vịnh biển nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự từ Bắc và Nam? A. Vịnh Hạ Long, Vịnh Đà Nẵng, Vịnh Cam Ranh, Vịnh Vân Phong B. Vịnh Đà Nẵng, Vịnh Hạ Long, Vịnh Vân Phong, Vịnh Cam Ranh C. Vịnh Hạ Long, Vịnh Đà Nẵng, Vịnh Vân Phong, Vịnh Cam Ranh D. Vịnh Đà Nẵng, Vịnh Vân Phong, Vịnh Cam Ranh, Vịnh Hạ Long Câu 22. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp hiện nay ở ĐBSH là A. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. B. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, giảm tỉ trọng các ngành không qua giết thịt. C. giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm. D. tăng tỉ trọng ngành trồng cây ăn quả, giảm tỉ trọng trồng cây lương thực. Câu 23. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN VÀ DIỆN TÍCH RỪNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2014 (Đơn vị : nghìn ha) Diện tích rừng Năm 2005 Năm 2014 Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 10143,8 4360,8 5386,2 Vùng Bắc Trung Bộ 5152,2 2400,4 2914,3 Duyên hải Nam Trung Bộ 4440,0 1770,0 2055,2 Vùng Tây Nguyên 5464,1 2995,9 2567,1 Các vùng còn lại 12345,0 2661.4 2928.9 Cả nước 33105,1 12418,5 13796,5 Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết vùng nào ở nước ta dưới đây có diện tích rừng giảm trong giai đoạn 2005 – 2014? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên Câu 24. Ở Tây Nguyên, các cao nguyên cao từ 400 -500m khí hậu khá nóng không thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp A. cao su. B. cà phê vối. C. hồ tiêu. D. cà phê chè. Câu 25. Đất trong đê của đồng bằng sông Hồng bị bạc màu do A. khai thác lâu đời và không được bồi đắp phù sa hàng năm. B. vào mùa mưa thường xuyên bị ngập trên diện rộng. C. chịu ảnh hưởng của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn vào đồng bằng. D. nước mặn xâm nhập sâu vào trong đồng bằng. Câu 26. Vùng nào sau đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp có quy mô lớn nhất nước ta? A.Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C.Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 27. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, vùng nào có tất cả các tỉnh có diện tích trồng lúa dưới 60% trong tổng diện tích trồng cây lương thực? A. TDMN Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên Câu 28. Việc nâng cấp tuyến đường Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng đối với vùng Bắc Trung Bộ vì Vùng Diện tích tự nhiên A. tăng cường thu hút khách du lịch. B. làm tăng khả năng vận chuyển Bắc-Nam. C. tăng cường giao thương với các nước láng giềng. D. thúc đẩy phát triển kinh tế các huyện phía tây và phân bố lại dân cư. Câu 29. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26 cho biết Đồng bằng sông Hồng có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 30. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng ? A. Nhằm khai thác thế mạnh vốn có. B. Vùng có vị trí đặc biệt đối với cả nước. C. Cơ cầu kinh tế của vùng hiện nay không còn hợp lí. D. Nhằm khắc phục tình trạng nghèo tài nguyên khoáng sản. ĐỀ 2 Câu 1: Vào thời kì đầu mùa hạ, Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió A. mùa Đông nam. B. tín phong Bắc bán cầu. C. gió phơn Tây Nam (Lào). D. mùa Đông Bắc. Câu 2: Tất cả các tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ đều có thể hình thành cơ cấu Nông- lâm ngư nghiệp do sự đa dạng về A. khí hậu. B. địa hình. C. nguồn nước. D. tài nguyên rừng Câu 3: Trong việc hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp, vùng Bắc Trung Bộ phải đặc biệt chú ý A. đẩy mạnh phát triển các cây công nghiệp lâu năm ở vùng trung du. B. việc phát triển vốn rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển. C. khai thác tổng hợp thế mạnh của trung du, đồng bằng và ven biển. D. khai thác thế mạnh của trung du để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc lớn Câu 4: Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc vùng DHNTB? A. Chân Mây- Lăng Cô. B. Hòn La. C. Vũng Áng. D. Nhơn Hội. Câu 5: Cho bảng số liệu: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng Bằng Sông Hồng ( Đơn vị : %) Năm 1986 1990 1995 2000 2005 Ngành 49,5 45,6 32,6 29,1 25,1 N- L-N 21,5 22,7 25,4 27,5 29,9 CN - XD 29,0 31,7 42,0 43,4 45,0 DV Theo bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng, giai đoạn 1986 – 2005? A. Tỷ trọng khu vực I và khu vực II tăng, tỷ trọng khu vực III giảm. B. Tỉ trọng khu vực II giảm, tỷ trọng khu vực I và khu vực III tăng. C. Tỷ trọng khu vực I và khu vực II giảm, tỷ trọng khu vực III tăng. D. Tỷ trọng khu vực I giảm, tỷ trọng khu vực II và khu vực III tăng. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, vật nuôi chủ yếu của vùng Tây Nguyên là A. gia cầm. B. bò. C. trâu. D. lợn. Câu 7: Giải pháp nào sau đây không đúng trong việc năng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của SX cây CN ở Tây Nguyên? A. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo nhu cầu thị trường. B. Đẩy mạnh việc di dân. C. Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm cây CN & xuất khẩu. D. Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây CN. Câu 8: Việc khai thác thế mạnh công nghiệp của vùng Trung Du và miền núi Bắc bộ là sự kết hợp giữa A. phát triển thủy điện với xây dựng cơ sở luyện kim. B. phát tiển giao thông với chế biến lâm sản. C. trồng rừng và khai thác lâm sản. D. sản xuất nông nghiệp với chế biến nông sản. Câu 9: Việc hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ có tính liên hoàn về mặt không gian là do A. cấu trúc địa hình có tính đồng nhất từ đông-tây B. tiềm năng để phát triển nông-lâm-ngư nghiệp rất lớn C. lãnh thổ hẹp ngang, từ đông sang tây có cả vùng biển, đồng bằng, đồi núi. D. lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc- Nam Câu 10: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2010 2013 2014 1150,1 1129,9 1122,8 Đồng bằng sông Hồng 3945,9 4340,3 4246,6 Đồng bằng sông Cửu Long (Nguồn: Niên giám thống kê 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Để thể hiện diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất ? A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ miền. C. biểu đồ đường. D. biểu đồ cột ghép. Câu 11: Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là A. đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng. B. ngăn chặn nạn phá rừng. C. khai thác rừng hợp lý đi đôi với khoanh nuôi và trồng rừng mới. D. đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn. Câu 12: Vùng đồi trước núi của BTB có thế mạnh về A. lâm nghiêp. B. chăn nuôi đại gia súc, trồng cây CN lâu năm. C. trồng cây CN hàng năm, lúa thâm canh. D. lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Câu 13: Yếu tố quyết định sự phát triển ngành chăn nuôi lợn ở Đồng bằng sông Hồng là A. cơ sở vật chất hiện đại. B. lao động có trình độ cao. C. nguồn vốn đầu tư lớn. D. cơ sở nguồn thức ăn dồi dào. Câu 14: ĐBSH có mật độ dân số cao hơn ĐBSCL không phải do nguyên nhân nào sau đây? A. có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn. B. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời C. có trình độ phát triển kinh tế cao hơn. D. có thị trường tiêu thụ lớn. Câu 15: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào ở Đồng Bằng Sông Hồng có giá trị sản xuất trên 120 nghìn tỉ đồng ? A. Hà Nội . B. Hải Dương. C. Hải Phòng. D. Phúc Yên Câu 16: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây? A. Khánh Hòa B. Quảng Ngãi. C. Quảng Nam. D. Đà Nẵng. Câu 17: Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên? A. Tây Nguyên giáp với Biển Đông. B. Tây Nguyên giáp với hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. C. Tây Nguyên giáp với vùng Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên giáp với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Câu 18: Tỉnh nào của vùng Trung du miền núi Bắc bộ giáp biển? A. Quảng Ninh B. Sơn La C. Lai Châu D. Hải Phòng Câu 19: Căn cứ trang 26 - Atlat Địa lí Việt Nam, tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Đồng Nai. B. Quảng Ngãi. C. Bình Định. D. Phú Yên. Câu 20: Các tỉnh của Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ bắc vào nam là A. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên Huế. B. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa thiên Huế. C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên Huế. D. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa thiên Huế, Quảng Trị Câu 21: Dựa vào Atlat trang 27, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn. B. Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng. C. Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng. D. Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế. Câu 22: Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có tác dụng A. chắn gió bão và không cho cát bay, cát chảy lấn làng mạc ruộng đồng. B. bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các động thực vật quý hiếm, điều hòa nguồn nước. C. tăng diện tích rừng sản xuất. D. hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông. Câu 23: Đồng Bằng Sông Hồng có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương? A. 10. B. 12. C. 9. D. 11. Câu 24: Trung du và miền núi Bắc Bộ đứng đầu cả nước về loại vật nuôi nào sau đây? A. Bò. B. Trâu . C. Lợn. D. Gia cầm. Câu 25: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu A. tài nguyên biển bậc nhất nước ta . B. tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. C. tài nguyên nông nghiệp bậc nhất nước ta . D. tài nguyên rừng bậc nhất nước ta . Câu 26: Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng trên A. sông Lô. B. sông Chảy. C. sông Hồng. D. sông Đà. Câu 27: Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ thuận lợi vì A. đường bờ biển dài có nhiều sông đổ ra biển. B. bờ biển dài nhất nước ta, biển ấm quanh năm không đóng băng. C. bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh, mực nước sâu, ít sa bồi. D. có đường bờ biển dài, có nhiều cồn cát và bãi cát ven biển. Câu 28: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 26, cho biết cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Cà phê. B. Chè. C. Cao su. D. Dâu tằm. Câu 29: Điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề cá của Duyên hải Nam Trung Bộ là A. có diện tích rừng ngập mặn lớn. B. có nhiều bãi triều. C. có nhiều bãi tôm, bãi cá. D. có nhiều cửa sông lớn. Câu 30: Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất của Duyên hải Nam Trung Bộ trong việc xây dựng cảng biển lớn là A. có nhiều cửa sông lớn. B. có nhiều vịnh nước sâu. C. có đường bờ biển dài. D. có nhiều đảo ven bờ. Câu 31: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của vùng TDMNBB ? A. Giáp với vùng kinh tế ĐBSH. B. Giáp với Trung Quốc và Thượng Lào. C. Tất cả các tỉnh đều giáp biển. D. Giáp với vùng kinh tế BTB. Câu 32: Điểm giống nhau về vị trí địa lý của 2 vùng BTB và DHNTB là A. tất cả các tỉnh đều giáp biển. B. có khí hậu cận xích đạo gió mùa. C. có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang. D. tất cả các tỉnh đều giáp nước Lào. Câu 33: Vùng nào có năng suất lúa cao nhất ở nước ta năm 2005? A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng Sông Cửu Long. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng Sông Hồng. Câu 34: Cây công nghiệp lâu năm nào chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên? A. Hồ tiêu. B. Chè. C. Cao su. D. Cà phê. Câu 35: Vùng Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào sau đây? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng Sông Hồng. C. Duyên hải NTB. D. Tây Nguyên. Câu 36: Thế mạnh về ngành trồng trọt Trung du miền núi Bắc Bộ là A. Các cây cận xích đạo. B. Cây nhiệt dới C. Các cây cận nhiệt và ôn đới. D. Cây nhiệt đới và ôn đới. Câu 37: Việc khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng nhằm A. đảm bảo trữ lượng của các loài gỗ qúi. B. để bảo vệ lớp phủ rừng, đa dạng sinh học và mực nước ngầm. C. ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. D. đảm bảo cung cấp nước cho hoạt động kinh tế. Câu 38: Cho các nhận định sau về lí do phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH: (1)chuyển dịch CCKT theo hướng CNH- HĐH là xu hướng chung của cả nước; (2)ĐBSH là vùng kinh tế phát triển nhất của cả nước; (3)nhằm khai thác hết các thế mạnh và giải quyết những hạn chế của vùng; (4) Thực trạng chuyển dịch CCKT theo ngành của vùng còn chậm. Tổ hợp những nhận định đúng là A. (1)(2)(3). B. (1)(3)(4). C. (2)(3)(4). D. (1)(2)(4). Câu 39: Cho bảng số liệu: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng ( Đơn vị %) Năm 1990 1995 2000 2005 Nông- lâm- ngư 45,6 32,6 29,1 25,1 Công nghiệp- xây 22,7 25,4 27,5 29,9 dựng Dịch vụ 31,7 42,0 43,4 45,0 Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1990-2005 biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. biểu đồ đường. B. biểu đồ miền. C. biểu đồ cột. D. biểu đồ tròn. Câu 40: Nhận định cho rằng: “Đồng bằng sông Hồng là vùng thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp nhưng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước là do 1. có vị trí địa lí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 2. cơ sở hạ tầng phát triển tổt. 3. nguồn lao động dồi dào có trình độ cao. 4. phần lớn nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài. 5. mật độ dân số cao nhất cả nước.” Trong các nguyên nhân ở nhận định trên, những nguyên nhân nào là đúng: A. 1, 2, 4. B. 1, 2, 3. C. 3, 4, 5. D. 2, 3, 5. ĐỀ 3 Câu 1. Khu vực Tây Bắc gồm các tỉnh: A. Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình. B. Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai. C. Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng. D. Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn. Câu 2. Đặc điểm nổi bật về lao động của vùng Đồng bằng Sông Hồng là A. nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ. B. nguồn lao động đông nhất cả nước. C. lao động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. D. lao động có trình độ thấp. Câu 3. Thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng nhất đối với đời sống -kinh tế xã hội ở Bắc trung bộ là A. bão B. hạn hán C. lũ quét D. động đất Câu 4. Tài nguyên khoáng sản có giá trị nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là A. crôm, sắt, đá vôi, sét. B. crôm, thiếc, đá vôi, đồng. C. đá vôi, thiếc, apatit, kẽm. D. dầu khí, than, đá vôi, đá quý. Câu 5. Cho biểu đồ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng 1986 -2005 (%) Nhận xét nào dưới đây là đúng ? A. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III. B. Tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực I và II. C. Tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III. D. Tăng tỉ trọng khu vực II và III, giảm tỉ trọng khu vực I. Câu 6. Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa lần lượt thuộc các tỉnh/thành phố A. Khánh Hòa, Bình Thuận. C. Quảng Nam, Đà Nẵng. B. Đà Nẵng , Ninh Thuận. D. Khánh Hòa, Đà Nẵng. Câu 7. Cơ cấu các ngành công nghiệp chủ yếu hiện nay của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là A. cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản, hàng tiêu dùng. B. vật liệu xây dựng, chế biến nông – lâm – thủy sản, hóa chất. C. đóng tàu, chế biến nông – lâm – thủy sản, hàng tiêu dùng. D. điện tử, hóa chất, chế biến nông – lâm – thủy sản. Câu 8.Trung du và miền núi Bắc Bộ, sông nào có trữ lượng thủy điện lớn nhất ? A. Sông Gâm B. Sông Đà C. Sông Chảy D. Sông Lô Câu 9. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị loại 2 ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Quy Nhơn, Nha Trang. B. Quy Nhơn, Đà Nẵng. C. Nha Trang, Phan Thiết. D. Đà Nẵng, Phan Thiết. Câu 10. Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ thuận lợi vì A. có đường bờ biển dài, có nhiều cồn cát và bãi cát ven biển. B. bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh, mực nước sâu, ít sa bồi. C. đường bờ biển dài có nhiều sông đổ ra biển. D. bờ biển dài nhất nước ta, biển ấm quanh năm không đóng băng. Câu 11. Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối vì A. bờ biển có nhiều vụng, đầm phá. B. vùng có bờ biển dài nhất cả nước. C. nước biển có độ mặn cao, mưa ít, nắng nhiều. D. biển sâu, ít có sông suối đổ ra ngoài biển. Câu 12. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN VÀ DIỆN TÍCH RỪNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2014 (Đơn vị : nghìn ha) Diện tích rừng Vùng Diện tích tự nhiên Năm 2005 Năm 2014 Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 10143,8 4360,8 5386,2 Vùng Bắc Trung Bộ 5152,2 2400,4 2914,3 Duyên hải Nam Trung Bộ 4440,0 1770,0 2055,2 Vùng Tây Nguyên 5464,1 2995,9 2567,1 Các vùng còn lại 12345,0 2661.4 2928.9 Cả nước 33105,1 12418,5 13796,5 Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết vùng nào ở nước ta dưới đây có diện tích rừng giảm trong giai đoạn 2005 – 2014? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Tây Nguyên. Câu 13 . Giá trị nhập khẩu của nước ta tăng nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Sự phát triển của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng. B. Nguồn lao động dồi dào, thiên nhiên ưu đãi. C. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi. D. Thị trường buôn bán mở rộng và đa dạng hóa. Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô rất lớn? A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. C. Đà nẵng, Nha Trang. D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa. Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết Việt Nam có giá trị xuất khẩu hàng hóa trên 6 tỉ đô la Mĩ với quốc gia nào sau đây? A. Hoa Kì. B. Trung Quốc. C. Ôxtrâylia. D. Liên bang Nga. Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây ở Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng? A. Nam Định. B. Hải Dương. C. Hà Nội. D. Hải Phòng Câu 17. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay? A. Đàn trâu lớn nhất cả nước. B. Bò được nuôi nhiều hơn trâu. C. Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi. D. Bò sữa được nuôi ở Mộc Châu Câu 18. Cho bảng số liệu: SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2014 (Đơn vị: triệu lượt người) Năm Đường sắt 2005 2010 2014 12,8 11,2 12,0 Đường bộ 1 173,4 2 132,3 2 863,5 Đường thủy 156,9 157,5 156,9 Đường hàng không 6,5 14,2 24,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi số lượt hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 2005 - 2014? A. Đường sắt tăng liên tục. B. Đường bộ có xu hướng giảm. C. Đường thủy giảm liên tục. D. Đường hàng không tăng liên tục. Câu 19. Ý nào sau đây không đúng với điều kiện phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ? A. Hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn. B. Nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ. C. Một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn. D. Hạn chế về nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ có mỏ đồng là A. Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ. B. Cao Bằng, Hòa Bình, Tuyên Quang. C. Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang. D. Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây không thuộc Bắc Trung Bộ? A. Vũng Áng. B. Nghi Sơn. C. Hòn La. D. Chu Lai. Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Hạ Long, Thái Nguyên. B. Hạ Long, Điện Biên Phủ. C. Hạ Long, Lạng Sơn. D. Thái Nguyên, Việt Trì. Câu 23. Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về A. nhiệt điện, điện gió. B. thuỷ điện, điện gió. C. nhiệt điện, thuỷ điện. D. thuỷ điện, điện nguyên tử. Câu 24. Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành A. có thế mạnh lâu dài. B. đem lại hiệu quả kinh tế cao. C. tác động mạnh đến việc phát triển các ngành khác. D. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài. Câu 25. Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014? A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm. B. Tỉ trọng hàng nông, lâm thuỷ sản và hàng khác luôn nhỏ nhất. C. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng. D. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản luôn lớn nhất. Câu 26. Thế mạnh đặc biệt trong việc phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do A. đất feralit trên đá phiến, đá vôi chiếm diện tích lớn. B. nguồn nước tưới đảm bảo quanh năm. C. có nhiều giống cây trồng cận nhiệt và ôn đới. D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Câu 27. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng? A. Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn. B. Để giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. C. Do nhu cầu của công nghiệp chế biến lương thực. D. Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi lợn và gia cầm. Câu 28. Hướng chuyên môn hóa sản xuất nào sau đây không phải của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn. B. Cây ăn quả, cây dược liệu. C. Đậu tương, lạc, thuốc lá. D. Trồng cao su, cà phê, điều . Câu 29. Đây là các cảng biển nước sâu của nước ta kể theo thứ tự từ Bắc vào Nam: A. Vũng Áng, Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Cái Lân. B. Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất. C. Nghi Sơn, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất. D. Cái Lân, Vũng Áng, Nghi Sơn, Dung Quất, Chân Mây. Câu 30. Đường quốc lộ 1A không đi qua A. Cần Thơ. B. Việt Trì. C. Thanh Hoá. D. Biên Hoà. Câu 31. Tuyến đường bộ nào sau đây không ở vùng Bắc Trung Bộ? A. Đường số 6. B. Đường số 7. C. Đường số 8. D. Đường số 9 Câu 32. Điểm nào sau đây không đúng với duyên hải Nam Trung Bộ? A. Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển B. Vùng có các đồng bằng rộng lớn ven biển C. Vùng có biển rộng lớn phía Đông D. Ở phía Tây của vùng có đồi núi thấp Câu 33. Tỉnh nào sau đây thuộc vùng kinh tế Tây Nguyên? A. Lâm Đồng B. Bình Phước C. Phú Yên D. Ninh Thuận Câu 34. Vùng kinh tế của nước ta giáp với miền Hạ Lào là A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Tây Nguyên C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng sông Hồng Câu 35. Cây công nghiệp quan trọng số một của vùng Tây Nguyên là A. cao su B. chè C. cà phê D. hồ tiêu Câu 36. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, cho biết các thủy điện Đrây Hling, Buôn Kuôp, Buôn Tua Sra nằm trên hệ thống sông nào? A. Sông Xêxan B. Sông Đồng Nai C. Sông Xrê Pôk D. Sông Ba Câu 37. Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã A. tạo ra cho vùng có các ngành công nghiệp chế biến phát triển nhất nước. B. thu hút về đây hàng vạn lao động từ các vùng khác. C. cung cấp cho cả nước nguồn hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất. D. đưa Tây Nguyên thành vùng chuyên canh cây công nghiệp đứng đầu cả nước. Câu 38. Để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên cần A. hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp. B. đưa một phần diện tích trồng rừng sang trồng cây công nghiệp. C. tập trung vào phát triển cây cà phê. C. Tập trung vào phát triển cây cao su. Câu 39. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, cho biết quốc lộ 1A không đi qua vùng kinh tế nào? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Tây Nguyên D. Đông Nam Bộ Câu 40. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là A. Châu Á – Thái Bình Dương B. Châu Âu, châu Đại Dương C. Mĩ la tinh, Liên Bang Nga D. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc