Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ma trận, đề kiểm tra, đáp án đề thi HKI GDCD 10 năm học 2020- 2021, trường THPT Chuyên Vị Thanh- Hậu Giang.

21775b76122dc8f991f0229edaedeb3c
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 13:38:40 | Được cập nhật: 20 tháng 4 lúc 10:23:56 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 411 | Lượt Download: 3 | File size: 0.277335 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐẠO HẬU GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN VỊ THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 2020 - 2021 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Thời gian : 45 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề 1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng 2. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất Tổng Số câu Số điểm Số câu Vận dụng Tổng Tỷ lệ% Cấp độ thấp Cấp độ cao 2 1 7 2 Thông hiểu 2 0.5 0.5 0.5 0.25 1.75 8 8 5 1 (Tự luận) 22 2.0 2.0 1.25 3.0 8.25 Số điểm 10 2.5 10 2.5 7 1.75 2 3.25 29 10 Tỷ lệ điểm 25 25 17.5 32.5 100 Số điểm Số câu Số điểm Số câu Nhận biết 17.5 82.5 100 ĐỀ KIỂM TRA 01 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 ĐIỂM) Câu 1. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm? A. Hai mặt. B. Hai vấn đề. C. Hai nội dung. D. Hai câu hỏi. Câu 2. Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là? A. Quan niệm sống của con người. B. Cách sống của con người. C. Thế giới quan. D. Lối sống của con người. Câu 3. Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của? A. Thế giới quan duy tâm. B. Thế giới quan duy vật. C. Thuyết bất khả tri. D. Thuyết nhị nguyên luận. Câu 4. Quan điểm nào dưới đây là biểu hiện của thế giới quan duy vật? A. Tin vào sự an bài của số phận. B. Khám và chữa bệnh theo toa thuốc của bác sĩ. C. Tin tưởng vào sức mạnh thần thánh. D. Uống bùa thay thuốc. Câu 5. Vì nghe theo lời của thầy bói có linh hồn theo bám con trai của mình nên Bà T và ông A đã đem quần áo của con trai ruột ra đốt bỏ để trừ ma cho con trai. Chị ruột bà T phát hiện và khuyên nhủ nhưng bà T và ông A vẫn làm. Nghe tin chị C là con dâu bà T và ông A đã can ngăn, sau đó đã góp ý, phê phán hành vi sai trái của bà T và ông A. Những ai dưới đây bị ảnh hưởng của quan điểm duy tâm? A. Bà T và con trai, ông A. B. Bà T và chị C. C. Bà T và ông G. D. Thầy bói, bà T và ông A. Câu 6. Cách thức chung nhất để đạt mục đích đặt ra được gọi là gì? A. Phương hướng. B. Phương pháp. C. Phương tiện. D. Công cụ. Câu 7. Nội dung dưới đây không thuộc kiến thức Triết học? A. Kim loại có tính dẫn điện. B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động. C. Giới tự nhiên là cái sẵn có. D. Thế giới tồn tại khách quan Câu 8. Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất? A. Vận động cơ học. B. Vận động vật lí. C. Vận động hóa học. D. Vận động xã hội. Câu 9. Trong lớp học X, học sinh L nhiều lần lấy cắp tiền và đồ của V và Q nhưng họ tha thứ cho L. Bạn Y và S học cùng lớp với L đề nghị giáo viên chủ nhiệm P kỷ luật L với hình thức đuổi học. Dù gặp nhiều áp lực trước sức ép của học sinh nhưng thầy P vẫn không đồng ý đuổi học L. Từ đó, L đã sửa chữa lỗi lầm. Những ai dưới đây xem xét, đánh giá sự việc, con người trong sự vận động và phát triển? A. V và Q. B. Thầy P. C. Thầy P và V, Q. D. V, Q và Y, S. Câu 10. Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là? A. Sự tăng trưởng. B. Sự phát triển. C. Sự tiến hoá. D. Sự tuần hoàn. Câu 11. Lớp 10C có rất nhiều học sinh chăm học và thực hiện đúng nội qui nhà trường. Tuy nhiên, bạn R và G thường xuyên đi trễ và trốn học làm cho lớp thi đua về cuối. Do đó, trong tiết sinh hoạt lớp, N và M đã thẳng thắn phê bình trước lớp. Thấy vậy, K và U ra dấu cho N, M ngồi xuống và cho qua. Những ai dưới đây giải quyết mâu thuẫn theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin? A. N và M. B. K và U. C. R và G. D. N, M và K, U. Câu 12. Trường hợp nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn? A. Mặt đồng hóa ở tế bào A và mặt dị hóa ở tế bào B. B. Mặt sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế. C. Học sinh giỏi lớp 10A và học sinh yếu lớp10B. D. Điện tích dương của nguyên tử B và điện tích âm của nguyên tử A. Câu 13. Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập? A. Vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau. B. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau. D. Vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau. Câu 14. Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là? A. Bước nhảy. B. Chất. C. lượng. D. điểm nút. 15. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là? A. Độ. B. Điểm nút. C. Điểm D. Chất Câu 16. Hai mặt đối lập tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, trong triết học gọi là? A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập. C. Sự ganh đua giữa các mặt đối lập. D. Sự tranh giành giữa các mặt đối lập. Câu 17. Cặp khái niệm nào dưới đây nói đến hai mặt đối lập trong đạo đức xã hội? A. Danh dự - nhân phẩm. B. Nghĩa vụ – tự trọng. C. Bản năng – lí trí. D. Thiện ác. Câu 18. Theo quan điểm của Triết học, kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn làm cho? A. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong. B. Cái mới ra đời thay thế cái cũ. C. Sự vật, hiện tượng giữ nguyên trạng thái. D. Cái chủ quan thay thế cái khách quan. Câu 19. Theo quan điểm của Triết học, mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan đều có mặt chất và mặt lượng? A. Thống nhất với nhau. B. Đấu tranh với nhau. C. Bài trừ nhau. D. Gạt bỏ nhau. Câu 20. Nội dung nào dưới đây là đặc điểm của phủ định biện chứng? A. Tính kế thừa. B. Tính tuần hoàn. C. Tính thụt lùi. D. Tính tiến lên. Câu 21. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo đường? A. Thẳng. B. Cong . C. Xoắn ốc. D. Gấp khúc. Câu 22. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta là biểu hiện của phủ định? A. Biện chứng. B. Siêu hình. C. Tất yếu. D. Khách quan. Câu 23. Việc làm nào sau đây là biểu hiện của sự vận dụng không đúng quan điểm của Triết học duy vật biện chứng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng trong việc xây dựng nền văn hóa ở nước ta hiện nay? A. Giữ gìn, phát huy những mỹ tục. B. Giữ gìn, tôn vinh những hủ tục. C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Câu 24. Cách xử sự nào sau đây phù hợp với quan điểm của Triết học duy vật biện chứng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng? A. Có mới nới cũ. B. Phê bình và tự phê bình. C. Có trăng quên đèn. D. Ganh đua và triệt tiêu nhau. Câu 25. Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây? A. Luôn luôn vận động. B. Luôn luôn thay đổi. C. Sự thay thế nhau. D. Sự bao hàm nhau Câu 26. Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm của Triết học? A. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”. B. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn”. C. Tiến hành phê bình và tự phê bình. D. Điều hòa mâu thuẫn. Câu 27. Theo triết học Mác, sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian thuộc dạng vận động A. Cơ học. B. Hóa học. C. Vật lý. D. Xã hội. Câu 28. Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về mâu thuẫn trong Triết học? A. Mâu thuẫn là phương thức tồn tại của thế giới vật chất. B. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. C. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. D. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng. II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm). Đọc đoạn tình huống và trả lời câu hỏi sau Hôm nay cô giáo trả bài kiểm tra, điểm của cả lớp rất kém, duy có bạn B được 6 điểm. Cô giáo tuyên dương và khen ngợi ý thức học tập của bạn B và đề nghị cả lớp phải học tập noi theo. Bạn P lẩm nhẩm: hôm cả lớp được 10, cái X được 8 thì cô chê và đánh giá nó đủ thứ, thằng B được 6 có giỏi gì mà phải học tập, cô thiên vị. ĐỀ KIỂM TRA 02 Câu 1. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về thế giới và vị trí của? A. Con người trong thế giới đó. B. Mọi sự vật trong thế giới đó. C. Mọi sinh vật trong thế giới đó. D. Mọi hiện tượng trong thế giới đó. Câu 2. Để phân biệt sự vật hiện tượng này với các sự vật hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây? A. Lượng. B. Chất. C. Độ. D. Điểm nút. Câu 3. Điểm khác nhau cơ bản của triết học với các môn khoa học cụ thể là ở điểm nào dưới đây? A. Nội dung nghiên cứu. B. Đối tượng nghiên cứu. C. Phương pháp nghiên cứu. D. Hình thức nghiên cứu. Câu 4. Sự phát triển và sinh trưởng của các loại sinh vật trong giới tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học nào dưới đây? A. Toán học. B. Sinh học. C. Hóa học. D. Xã hội học. Câu 5. Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là? A. Cách thức đạt được mục tiêu. B. Cách thức đạt được ước mơ. C. Cách thức đạt được yêu cầu. D. Cách thức làm việc tốt. Câu 6. Các kiến thức sau kiến thức nào thuộc kiến thức triết học? A. Bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương 2 cạnh góc vuông. B. Ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sĩ. C. Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. D. Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Câu 7. Làm việc gì Y cũng thắp hương cầu khẩn thần linh. Thậm chí đến ngày thi học kì Y cũng thắp hương cầu thần linh cho mình làm bài tốt. Vậy theo em, Y đứng trên lập trường của? A. Thế giới quan duy tâm. B. Thế giới quan duy vật. C. Thế giới siêu nhiên thần bí D. Thế giới ý niệm tuyệt đối Câu 8. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây? A. Ngắt quảng. B. Thụt lùi. C. Tuần hoàn. D. Tiến lên. Câu 9. Ý kiến nào sau đây là đúng khi bàn về mối quan hệ giữa các hình thức vận động? A. Hình thức vận động thấp bao hàm các hình thức vận động cao. B. Hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động thấp. C. Các hình thức vận động không bao hàm nhau. D. Các hình thức vận động không có mối quan hệ với nhau. Câu 10. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng? A. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập. B. Sự phủ định giữa các mặt đối lâp. C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. Sự điều hòa giữa các mặt đối lập. Câu 11. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là? A. Lượng. B. Chất. C. Độ. D. Điểm nút. Câu 12. Phương pháp luận biện chứng xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ có sự A. Vận động cô lập và chuyển biến. B. Ràng buộc, vận động, phát triển. C. Logic, vận động và chuyển hóa. D. Không vận động, không phát triển. Câu 13. Trong ba năm học phổ thông, năm nào bạn A cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, nên mặc dù điểm xét tuyển vào trường đại học X là 25 điểm nhưng bạn vẫn vượt được qua và trở thành sinh viên đại học. Điểm nút trong ví dụ trên là? A. Ba năm học ở phổ thông. B. Sinh viên đại học. C. Học sinh giỏi. D. 25 điểm. Câu 14. Câu nói: "Muối ba năm, muối đang còn mặn..." thể hiện nội dung gì? A. Lượng. B. Độ. C. Điểm nút. D. Chất. Câu 15. Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng? A. Phủ định biện chứng kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ. B. Phủ định biện chứng diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng. C. Phủ định biện chứng đảm bảo cho các sự vậ,t hiện tượng phát triển liên tục. D. Phủ định biện chứng không tạo ra và không liên quan đến sự vật hiện tượng mới. Câu 16. Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là? A. Tính kế thừa. B. Tính tuần hoàn. C. Tính thụt lùi. D. Tính tiến lên. Câu 17. Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Điều này chỉ ra? A. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng. B. Cách thức phát triển của sự vật hiện tượng. C. Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng. D. Quá trình phát triển của sự vật hiện tượng. Câu 18. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng là phủ định? A. Biện chứng. B. Siêu hình. C. Khách quan. D. Chủ quan. Câu 19. Bạn A nói: Cứ thay cái cũ bằng cái mới là sự phát triển rồi. Theo em, bạn A nói đúng hay sai, vì sao? A. Bạn A nói đúng vì: thực chất của sự phát triển là cái mới ra đời. B. Bạn A nói sai vì: không phải cứ thay thế cái cũ bằng cái mới là sự phát triển. C. Bạn A nói đúng vì: trong sự phát triển của sự vật bao giờ cũng có cái mới xuất hiện thay cái cũ. D. Bạn A nói sai vì: cái cũ và cái mới phải liên quan đến nhau thì sự thay thế đó mới là sự phát triển. Câu 20. Cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn là thể hiện khuynh hướng nào dưới đây của sự vật hiện tượng? A. Phát triển. B. Tiến lên. C. Tuần hoàn. D. Ngắt quảng. Câu 21. Trường hợp nào dười đây là phụ định biện chứng? A. Đầu tư tiền sinh lãi B. Lai giống lúa mới C. Gạo đem ra nấu cơm. D. Sen tàn mùa hạ. Câu 22. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng A. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến. B. Các giống loài mới thay thế các giống loại cũ. C. Con người dùng nhiều hóa chất tiêu diệt sinh vật. D. Học sinh đổi mới phương pháp học tập. Câu 23. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng con đường? A. Hợp tác, thương lượng. B. Hòa bình. C. Thỏa hiệp. D. Đấu tranh giữa các mặt đối lập. Câu 24. Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi”rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫnTriết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này? A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường. B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lý những kẻ rải đinh. C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường. D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”. Câu 25. Triết học Mác - Lê nin quan niện vận động là gì? A. Là kết quả tác động từ bên ngoài vào sự vật, hiện tượng. B. Là sự thay đổi vị trí của các vật. C. Là cách thức tồn tại của vật chất. D. Là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng. Câu 26. “Những năm trước đây(1), N là một HS kém về văn hoá(2). Sau đó bạn ấy đã không ngừng nổ lực tích lũy kiến thúc và kinh nghiệm học tập(3). Đến cuối năm học này, bạn ấy đã trở thành HS giỏi về văn hoá(4). Trong đoạn văn trên, ý (gạch chân) nào nói về lượng? A. (4). B. (2). C. (3). D. (1). Câu 27. Thầy N đưa cho Q và V mỗi người một hạt táo và yêu cầu họ hãy phủ định những hạt táo đó. Hành động nào dưới đây của hai bạn là phù hợp với quan điểm của phủ định biện chứng? A. Đập vỡ hạt táo. B. Ném hạt táo xuống sống. C. Đem hạt táo gieo trồng. D. Đốt hạt táo thành tro. Câu 28. Câu nào dưới đây nói về sự phát triển? A. Rút dây động rừng. B. Nước chảy đá mòn. C. Tre già măng mọc. D. Có chí thì nên. II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm). Đọc đoạn tình huống và trả lời câu hỏi sau Trong tiết Vật lý, sau khi nghe cô giáo nói về việc con người ngày nay đã có thể thu lại nguồn điện năng do việc đi bộ tạo ra… T thì thầm với bạn: đi bộ là vận động cơ học, điện là vận động vật lý, hai cái chả liên quan với nhau. Câu hỏi: Dựa vào kiến thức GDCD đã học, em sẽ lựa chọn cách giải thích nào cho bạn T ? ĐÁP ÁN ĐỀ 01: I. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 A C B B D B A D C 20 21 22 23 24 25 26 27 28 A C A B B A C A B B A B B C A A D B A II. Điểm 6 hôm nay là điểm cao nhất lớp, điểm 8 hôm trước là điểm thấp nhất lớp nên cô giáo đánh giá như vậy là đúng và không thiên vị ai. ĐÁP ÁN ĐỀ 02: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 A B B B A C A D B C B B D D D A C A D 20 21 22 23 24 25 26 27 28 A B C D B D C C C II. - Trong điều kiện nhất định, các hình thức vận động có thể chuyển hóa cho nhau. - Các hình thức vận động luôn có mối quan hệ và các hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động thấp,