Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Lý thuyết: Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 11 tháng 3 2020 lúc 14:54:13


Mục lục
* * * * *

1. Cân bằng của một vật có trục quay cô định. Momen lực

    a) Thí nghiệm

    Cho đĩa tròn có trục quay qua tâm O, trên đĩa có lỗ dùng để treo quả cân. Tác dụng vào đĩa hai lực F1 và F2 nằm trong mặt phẳng của đĩa, sao cho đĩa vẫn đứng yên

    Nếu không có lực F2 thì lực F1 làm cho đĩa quay theo chiều kim đồng hồ. Ngược lại, nếu không có lực F1 thì lực F2 làm cho đĩa quay ngược chiều kim đồng hồ. Đĩa đứng yên vì tác dụng làm quay của lực F1 cân bằng với tác dụng làm quay của lực F2.

    b) Momen lực

    Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó:

    M = F.d

    Trong đó:

    F là độ lớn của lực tác dụng (N)

    d là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực và gọi là cánh tay đòn của lực (m)

    M là momen lực (N.m)

2. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định

    a) Quy tắc

    Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.

    Biểu thức: F1.d1 = F2.d2 hay M1 = M2

    Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng:

    F1.d1 + F2.d2 +... = F1’.d1’ + F2’.d2’ + ...

    b) Chú ý

    Quy tắc momen còn được áp dụng cho cả trường hợp một vật không có trục quay cố định nếu như trong một tình huống cụ thể nào đó ở vật xuất hiện trục quay.

    Nếu ta thôi không tác dụng lực F2 vào cán, thì dưới tác dụng của lực F1 của tảng đá, chiếc cuốc chim sẽ quay quanh trục quay O đi qua điểm tiếp xúc của cuốc với mặt đất


Được cập nhật: 23 tháng 3 lúc 15:41:25 | Lượt xem: 851