Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 11 tháng 2 2020 lúc 10:34:30


Mục lục
* * * * *

Câu 1

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi.

a. Đoạn văn trích nói về sự ảnh hưởng Pháp đối với các nhà thơ mới. Quan điểm của tác giả đối với vấn đề đó là: thừa nhận có sự ảnh hưởng ở những mức độ nhất định "tính chất Pháp" đối với các nhà thơ mới Việt Nam, nhất là ở Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên. Song tác giả cũng đồng thời khẳng định sự ảnh hưởng đó không làm mất đi bản sắc Việt Nam của các nhà thơ.

b. Thao tác lập luận chủ yếu trong đoạn trích là thao tác phân tích. Ngoài thao tác phân tích, chúng ta cũng có thể nhận ra đoạn trích còn sử dụng cả thao tác so sánh, bác bỏ và cả một chút của thao tác bình luận nữa.

c. Không thể nói rằng một bài (đoạn) văn càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn. Điều đó có thể làm cho mục đích của bài viết không được thực hiện, làm cho bài viết bị loãng mất trọng tâm mà người viết cần phải nhấn mạnh.

- Trong thực tế giao tiếp, rất hiếm những trường hợp người nghị luận chỉ sử dụng một thao tác lập luận duy nhất. Bởi vậy, cần phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như là một cách thức để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, hướng tới đời sống.

- Song cũng cần thấy rằng, sự kết hợp các thao tác lập luận không có nghĩa là sử dụng chúng một cách ngang hàng nhau, càng không được hiểu rằng trong mọi trường hợp thao tác này phải có vai trò lớn hơn thao tác kia hay ngược lại.

- Có thể thấy trong tuyệt đại đa số các trường hợp, chỉ có một trong số các thao tác được sử dụng giữ vai trò chủ đạo. Bởi một văn bản (hoặc một đoạn văn bản) nghị luận luôn được phát biểu ra chỉ để nhằm một mục đích chủ yếu hoặc để phân tích là chính hoặc để so sánh là chính,..

=> Như thế, người viết (người nói) chừng nào còn chưa nắm được mục đích nghị luận, chưa thực sự xuất phát từ mục đích nghị luận, thì chừng đó, việc kết hợp các thao tác lập luận còn chưa tránh khỏi trở nên giả tạo, khiên cưỡng; và do đó, chưa thể đem lại kết quả như mong muốn. Với người đọc (người nghe) cũng vậy. Chỉ khi đã hiểu được mục đích nghị luận, xuất phát từ mục đích nghị luận, họ mới có thể nhận ra chính xác thao tác lập luận nào là chủ yếu, thao tác lập luận nào là bổ trợ, và việc kết hợp những thao tác đó có xác đáng, có nhuần nhuyễn hay không.

Câu 2

Giả sử anh (chị) phải trình bày một luận điểm trong bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên ngày nay cần có.

a. Bước 1:

* Chọn vấn đề cần nghị luận: Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác.

* Lập dàn ý:

- Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.

- Giải quyết vấn đề:

 + Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của con người ở thời đại mới.

 + Phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác cho thanh niên ngày nay.

 + Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay.

 + Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên trong học tập và công tác.

- Kết thúc vấn đề:

 + Ý nghĩa của vấn đề đặt ra

 + Bản thân

b. Bước 2

- Trình bày một luận điểm trong dàn ý.

- Trong khi trình bày cần lựa chọn kết hợp đưa các dẫn chứng và các lí lẽ thuyết phục.

c. Bước 3

- Diễn đạt các ý thành đoạn văn nghị luận trình bày trước lớp.

Câu 3

* Tiến hành các bước như trên để viết một văn bản nghị luận ngắn, có sử dụng kết hợp ít nhất là hai kiểu lập luận khác nhau, nhằm thuyết phục độc giả nghe theo quan điểm của mình về một trong những hiện tượng (vấn đề) đang được quan tâm trong lớp, trong nhà trường hoặc trong đời sống hiện nay.

- Một bài thơ (bài hát, bộ phim,...) đang gây nhiều tranh cãi;

- Vấn đề tiếp thụ những tinh hoa của văn hoá nhân loại trong bối cảnh thế giới đang có xu hướng trở thành một ngôi nhà chung;

- Nên hay không nên bàn về những hạn chế, điểm yếu của dân tộc mình (Tham khảo bài viết: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Vũ Khoan trong SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục).

Ví dụ: Bàn về bệnh quay cóp của học sinh trong thi kiểm tra.

* Gợi ý về nội dung:

- Thực trạng của bệnh quay cóp trong Học sinh ngày nay.

- Tác hại của bệnh quay cóp.

- Lời khuyên.

(Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn; Vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận)


Được cập nhật: 9 tháng 4 lúc 21:32:10 | Lượt xem: 519

Các bài học liên quan