Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 12 tháng 2 2020 lúc 10:16:01


Mục lục
* * * * *
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

I. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

1. Các thao tác lập luận cơ bản:

- Thao tác lập luận phân tích: chia đối tượng ra thành nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ để có thể nhận biết đối tượng một cách cặn kẽ, thấu đáo.

- Thao tác lập luận so sánh: làm rõ thông tin về sự vật bằng cách đối chiếu với đối tượng, sự vật khác quen thuộc hơn, cụ thể hơn để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.

- Thao tác lập luận giải thích: là giảng giải các vấn đề liên quan đến đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng cho người nghe, người đọc hiểu rõ, tường tận.

- Thao tác lập luận chứng minh: mục đích của chứng minh là làm cho người ta tin tưởng về những ý kiến sai lệch hoặc hiểu chính xác, từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.

- Thao tác lập luận bình luận: nhằm đề xuất người đọc tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học.

- Thao tác lập luận bác bỏ: là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến.

2. Các thao tác lập luận được sử dụng kết hợp trong đoạn trích trích trong “Tuyên ngôn độc lập” là:

- Thao tác lập luận phân tích.

- Thao tác lập luận chứng minh.

- Thao tác lập luận bình luận.

- Thao tác lập luận bác bỏ.

3. Vận dụng kết hợp các thao tác để bàn về một vấn đề đang đặt ra trong đời sống văn hóa – tinh thần của con người:

* Bạo lực học đường:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề

- Thân bài:

+ Chỉ ra biểu hiện, thực trạng của nạn bạo lực học đường. (Sử dụng thao tác chứng minh)

+ Chỉ ra nguyên nhân của nạn bạo lực học đường (Sử dụng thao tác phân tích)

+ Đánh giá: Đây là hành động tiêu cực, cần ý thức rõ để giảm thiểu. (Sử dụng thao tác bình luận, bác bỏ)

+ Chỉ ra giải pháp để khắc phục tình trạng nạn bạo lực học đường. (Sử dụng thao tác phân tích, bình luận)

- Kết bài: Liên hệ bản thân. (Bài học nhận thức và hành động)

* In-ter-net – con dao hai lưỡi:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Thân bài:

+ Nêu biểu hiện và xu hướng sử dụng in-ter-net hiện nay.

+ Lý giải: In-ter-net được coi là con dao hai lưỡi vì: cùng với xu hướng toàn cầu hóa thì việc sử dụng mạng lưới kết nối toàn cầu sẽ giúp các nước hội nhập, phát triển tốt hơn. Nhưng đây vừa là thời cơ cũng là thách thức lớn. …

+ Nêu giải pháp: Làm sao để in-ter-net được sử dụng có hiệu quả, sử dụng tích cực.

- Kết bài: Liên hệ bản thân. (Bài học nhận thức và hành động)

II. LUYỆN TẬP Ở NHÀ

1. HS có thể đọc tham khảo các văn bản nghị luận đã học như: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh), Lòng yêu nước (I. Ê-ren-bua),…

2. HS dựa vào dàn ý ở I.3 trên để viết thành bài văn hoàn chỉnh.


Được cập nhật: 20 tháng 3 lúc 7:49:52 | Lượt xem: 519

Các bài học liên quan