Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

Gửi bởi: Nguyễn Thị Vân 15 tháng 10 2019 lúc 7:35:52 | Được cập nhật: 22 tháng 4 lúc 13:15:49 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 450 | Lượt Download: 0 | File size: 0.022419 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA -NGUYỄN ĐÌNH CHIỂUI. Đọc- tìm hiểu chung 1.Tác giả Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Ông xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền [3] , huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; nay thuộc huyệnPhong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Lớn lên, cha ông cưới vợ ở đây và đã có hai con (một trai và một gái). Mùa hạ, tháng 5 năm Canh Thìn (1820) Tả quân Lê Văn Duyệt được triều đình Huế phái vào làm Tổng trấn Gia Định Thành. Đến đầu mùa thu, Nguyễn Đình Huy đi theo Tả quân, để tiếp tục làm thư lại ở Văn hàn ty thuộc dinh Tổng trấn. Ở Gia Định, ông Huy có thêm người vợ thứ là bà Trương Thị Thiệt, người làng Tân Thới, sinh được 7 con (4 trai, 3 gái), và Nguyễn Đình Chiểu chính là con đầu lòng. Thuở nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu được mẹ nuôi dạy. Năm lên 6, 7 tuổi, ông theo học với một ông thầy đồ ở làng. Năm 1832, Tả quân Lê Văn Duyệt mất. Năm sau (1833), con nuôi Tả quân là Lê Văn Khôi, vì bất mãn đã làm cuộc nổi dậy chiếm thành Phiên An ở Gia Định, rồi chiếm cả Nam Kỳ. Trong cơn binh biến, cha của Nguyễn Đình Chiểu bỏ trốn ra Huế, nên bị cách hết chức tước. Song vì thương con, cha ông lén trở vào Nam, đem ông ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840), thì trở về Gia Định. Năm Quý Mão (1843), ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi. Khi ấy, có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông [4]. Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849)[4]. Lần này, ông cùng đi với em trai là Nguyễn Đình Tựu (10 tuổi). Ngày rằm tháng 11 năm Mậu Thân (10 tháng 12 năm 1848), mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia Định. Được tin, ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ. Trên đường trở về, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vả và thời tiết thất thường, nên đến Quảng Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng. Trong thời gian nghỉ chữa bệnh ở nhà một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, tuy bệnh không hết, nhưng ông cũng đã học được nghề thuốc. Lâm cảnh đui mù, hôn thê bội ước, cửa nhà sa sút... Nguyễn Đình Chiểu đóng cửa chịu tang mẹ cho đến năm1851, thì mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định). Truyện thơ Lục Vân Tiên của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này [5]. Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới Lê Thị Điền (1835-1886, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, trước thuộc Gia Định; nay thuộc tỉnh Long An) làm vợ. Bà Điền là em gái thứ năm của Lê Tăng Quýnh, học trò ông, vì cảm phục và mến thương thầy, đã xin gia đình tác hợp. Truyện thơ Dương Từ-Hà Mậu của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này [5]. Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, Nguyễn Đình Chiểu tích cực tham gia phong trào kháng chiến, cùng các vị lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc đánh giặc và sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Lúc cả Nam Kì đã rơi vào tay giặc, ông về sống tại Bến Tre, 1 nêu ra tinh thần bất khuất trước kẻ thù, giữ trọn lòng trung thành với tổ quốc, với nhân dân Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15]. Ông được an táng cạnh mộ vợ, nay thuộc ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre [16]. -Tác phẩm tiêu biểu của ông: Lục Vân Tiên, Dương Từ-Hà Mẫu, Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca. ngoài ra ông còn để lại 37 bài thơ và văn tế. 2.Tác phẩm -Vị trí: Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu truyện Lục Vân Tiên. -Xuất xứ: Tác phẩm được viết khoảng đầu những năm 50, thế kỉ XIX, dài hơn hai nghìn câu thơ, theo thể lục bát. -Kết cấu: kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện Phương Đông, theo chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời nhân vật chính: người tốt gặp nhiều gian truân, trắc trở trên đường đời, bị kẻ xấu hãm hại, lừa lọc nhưng họ vẫn được phù trợ, cưu mang (khi thì nhờ con người, khi thì nhờ các thế lực thần linh), để rồi cuối cùng đều nạn khỏi tai qua, được đền trả xứng đáng, kể xấu phải bị trừng trị. -Nội dung (đạo lí) của truyện nhằm truyền dạy đạo lí làm người: đề cao tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội; nêu cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy; thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời. -Đặc điểm thể loại: đây là truyện thơ Nôm mang tính chất là truyện kể hơn là để đọc, để xem. Vì thế, nó dễ biến thành những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như "kể thơ", "nói thơ", "hát", nó chú trọng hành động của nhân vật hơn là miêu tả nội tâm. Do đó tính cách nhân vật cũng thường bộc lộ qua việc làm, lời nói, cử chỉ của họ. II. Phân tích văn bản 1.Nhân vật Lục Vân Tiên - Tóm tắt truyện theo nhân vật: trên đường đi thi trở về, tình cờ gặp bọn cướp, Lục Vân Tiên bèn ra tay đánh tan lũ cướp, cứu được một người thiếu nữ. Chàng hỏi chuyện và biết được nàng là Kiều Nguyệt Nga con quan. Chàng từ chối ý định báo đáp ơn nghĩa của nàng, vì làm người như thế cũng phi anh hùng. - Đây là nhân vật chính của tác phẩm. Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa theo mô típ quen thuộc ở truyện Nôm truyền thống: chàng trai tài giỏi, cứu cô gái khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi ân nghĩa đến tình yêu. Mô típ này thể hiện mong ước của nhân dân và của tác giả: trong thời buổi nhiều thương hỗn loạn này, người ta trông mong những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời. - Tác giả đã xây dựng Lục Vân Tiên là nhân vật lí tưởng. Chàng trai trẻ ấy vừa rời trường học bước vào đời, hăm hở muốn lập công danh, thi thố tài năng giúp đời. Gặp bọn cướp hãm hại dân lành là một thử thách, một cơ hội hành động cho chàng. a.Lục Vân Tiên đánh cướp: + Hành động đánh cướp, cứu người trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng 2 vị nghĩa của Lục Vân Tiên . Chỉ một mình, không vũ khí trong khi bọn cướp đông lại gươm giáo đủ đầy, thanh thế lẫy lừng. Lục Vân Tiên vẫn dũng cảm ra tay “bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”. +Lời nói: Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ - Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” (tuyên chiến với bọn cướp hung ác, không để chúng hại dân lành. -->Hành động mạnh mẽ của Lục Vân Tiên thể hiện cái đức của con người "vị nghĩa vong thân" (vì việc nghĩa quên mình), cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng thế lực bạo tàn. -Giặc: +Số lượng: tryền quân bốn phía phủ vây bịt bùng. +Vũ khí: gươm, giáo -->Bọn cướp đông được trang bị vũ khí. -Nghệ thuật: tương phản để làm nổi bật hình ảnh Lục Vân Tiên nổi bật tính cách anh hùng về tài năng tấm lòng vị tha. Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, hai tay không trong khi bọn cướp đông người “Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng”, gươm giáo đủ đầy, thanh thế lẫy lừng “Người đều sợ nó có tài khôn đương”. Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vô đánh cướp “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”. Vân Tiên đã anh dũng tuyên chiến với bọn cướp để cứu dân làng “Bớ đảng hung đồ - Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Ở đây Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng nghệ thuật tương phản để làm nổi bật tính cách anh hùng về tài năng và tấm lòng vị tha của Lục Vân Tiên. Hình ảnh LVT trong trận đánh được miêu tả thật đẹp-vẻ đẹp của người dũng tướng cũng theo phong cách văn chương thời xưa nghĩa là so sánh với những hình mẫu lí tưởng như dũng tướng Triệu Tử Long mà người Việt Nam đặc biệt Nam Bộ vẫn mê truyện Tam quốc. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người “Vì nghĩa vong thân”, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực tàn bạo. b.Lục Vân Tiên sau khi đánh cướp: -Tóm tắt: Sau khi đánh tan bọn cướp, Vân Tiên nghe tiếng khóc trong xe liền hỏi vọng vào. Từ trong xe, Nguyệt Nga giãi bày sự việc gặp nạn, xin được đền ơn. Vân Tiên gạt đi vì theo chàng: Làm ơn há dễ trông người trả ơn. + Thái độ cư xử của Lục Vân Tiên sau khi đã dẹp tan bon cướp lại bộc lộ tư cách của một con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu, rất có văn hóa. Thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên "động lòng", an ủi họ “Ta đã trừ dòng lâu la” và ân cần hỏi han. Khi họ muốn lạy tạ ơn, chàng gạt đi ngay "Khoan khoan ngồi đó chớ ra", phần vì giữ lễ, phần vì khiêm nhường . Ở đây có phần câu nệ của lễ giáo, nhưng chủ yếu do đức tính khiêm nhường của VT "Làm ơn há dễ trông người trả ơn". Chàng cũng từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp. Ở đoạn sau, chàng còn từ chối nhận chiếc trâm vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng họa một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vấn vương. Đối với chàng, làm việc nghĩa như là bổn phần, là lẽ tự nhiên. Đó là cách cư sử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán. Giữa cuộc đời lắm nhiễu nhương, cái ác, cái xấu hoành hành, những con người như thế thật cần thiết và đáng quý biết bao. -->Qua hành động, cử chỉ cho thấy Lục Vân Tiên là 1 người hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, nhân hậu. 3 3. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga -Tóm tắt theo nhân vật: Kiều Nguyệt Nga là một thiếu nữ con quan, trên đường đi đến nơi cha làm việc bị bọn cướp vây bắt, may được Lục Vân Tiên giải thoát. Cảm kích trước hành động này, nàng muốn bày tỏ ơn nghĩa, nhưng chàng đã từ chối vì làm ơn há dễ trông người trả ơn - Đây cũng là một nhân vật chính và là một nhân vật lí tưởng trong tác phẩm. Những lời giãi bày của Kiều Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên đã bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của nàng. -Quê nhà ở quận Tây Xuyên – Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê. -->Chân thật -Làm con đâu dám cãi cha – Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành. -->Hiếu thảo -Lâm nguy chẳng gặp giải nguy – Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi. -->Trong trắng. -Trước xe quân tử tạm ngồi – Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa-->Nết na -Hà Khê qua đó cũng gần – Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng. -->Ân nghĩa+ Đó là lời lẽ của một cô gái khuê các, thùy mị, nết na: cách xưng hô "quân tử", "tiện thiếp" khiêm nhường, cách nói năng vui vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết, vừa đáp ứng đủ những lời thăm hỏi ân cần của Vân Tiên, vừa thể hiện tấm lòng cảm kích chân thành của mình. + Kiều Nguyệt Nga trọng ơn nghĩa, coi cái ơn của Vân Tiên với mình còn hơn cả ơn cứu mạng, đó là cả cuộc đời trong trắng của mình, vì vậy nàng áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn, dù hiểu rằng có đền đáp bao nhiêu cũng chưa đủ. Bởi thế, cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cả cuộc đời với Vân Tiên, dám liều mình để giữ trọn ân tình, thủy chung với chàng. Ở đoạn thơ này, hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chỉ được biểu hiện qua những lời lẽ mà nàng giãi bày với LVT. Trước hết, đó là lời lẽ của một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức: cách xưng hô “quân tử”, “tiện thiếp” khiêm nhường; cách nói năng văn vẻ, dịu dàng mực thước “Làm con đâu dám cãi cha”, “Chút tôi liễu yếu đào thơ - Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần”, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết. Tiếp theo hành động của nàng còn rất chân thành thể hiện niềm cảm kích, xúc động của mình “Trước xe quân tử tạm ngồi, - Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”. Nguyệt Nga là người chịu ơn, lại là một cái ơn trọng, không chỉ là ơn cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng: “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy-Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn chàng, dù hiểu rằng đền đáp đến mấy cũng không thể đủ: “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”. Bởi thế, cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khảng khái, hào hiệp đó và đã dám liều mình để giữ trọn ân tình, thủy chung với chàng. Nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người bao giờ cũng xem trong ơn nghĩa “Ơn ai một chút chẳng quên”. III.Tổng kết 1.Nội dung - Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trong nghĩa khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình. 2.Nghệ thuật - Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít khắc họa ngoại hình, càng ít đi sâu vào diễn biến nội tâm, mang tính chất của văn học dân gian; ngôn ngữ mộc mạc, bình 4 dị, gần với lời nói thông thường và mang tính chất địa phương Nam bộ, phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện; ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợpvới diễn biến tình tiết và tính cách nhân vật 5