Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Luật thơ_Soạn văn lớp 12

Gửi bởi: Nguyễn Thu Hương 6 tháng 8 2019 lúc 14:52:55 | Được cập nhật: 19 tháng 3 lúc 22:02:17 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 363 | Lượt Download: 0 | File size: 0.026778 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

LUẬT THƠ A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ 1. Luật thơ: - Là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,… trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu nhất định. - Có 3 nhóm chính: + Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát... + Các thể thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn… + Các thể thơ hiện đại: thơ tự do, năm tiếng, bảy tiếng… 2. Cấu tạo: - Tiếng tạo nên dòng thơ, bài thơ, thể thơ. - Tiếng gồm 3 phần: phụ âm đầu, vần và thanh điệu. Vần được hiệp với nhau theo quy tắc, giúp xác định luật thơ. Ví dụ: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. - Tiếng có 6 thanh, chia làm 2 loại: + Thanh bằng (thanh ngang, thanh huyền) + Thanh trắc (thanh sắc, hỏi, ngã, nặng) - Tiếng chứa thanh tạo nên nhịp điệu (nhịp chẵn 2/2 hoặc nh ịp l ẻ 2/3 tùy vào s ố tiếng). Cách hiệp vần, hài thanh, ngắt nhịp tạo nên luật thơ. - Ngoài ra, luật thơ còn được xác định bởi số dòng thơ, quan hệ giữa các dòng, k ết cấu, ý nghĩa của bài thơ. II. MỘT SỐ THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG 1. Thể lục bát OLM.VN, BINGCLASS.COM 1 - Số tiếng: 1 cặp lục bát gồm 1 câu lục (6 tiếng) và 1 câu bát (8 tiếng). - Vần: Tiếng thứ 6 của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 4 hoặc 6 của câu bát. - Nhịp: Nhịp chẵn (2/2/2) - Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên B – T – B, đ ối l ập âm v ực tr ầm b ổng ở ti ếng 6, 8 dòng bát. 2. Thể song thất lục bát - Số tiếng: cặp song thất và cặp lục bát luân phiên kế tiếp nhau. - Vần: Hiệp vần ở mỗi cặp. + Cặp song thất có vần Trắc. + Cặp lục bát có vần Bằng. + Giữa cặp song thất và lục bát có vần liền. - Nhịp: Nhịp chẵn (2/2/2) - Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên B – T – B, đ ối l ập âm v ực tr ầm b ổng ở ti ếng 6, 8 dòng bát. 3. Thể ngũ ngôn Đường luật (gồm Ngũ ngôn tứ tuyệt và Ngũ ngôn bát cú) - Số tiếng: 5 tiếng trong một dòng thơ - Vần: 1 vần (độc vận), gieo vần cách. - Nhịp lẻ: 2/3 - Hài thanh: Có sự luân phiên B – T hoặc B – B hoặc T – T ở tiếng thứ hai và thứ tư. 4. Thể thất ngôn Đường luật (gồm Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú) a. Thất ngôn tứ tuyệt: - Số tiếng: 7 tiếng, mỗi bài có 4 dòng thơ. - Vần: Vần chân, độc vận, gieo vần cách. - Nhịp: 4/3. - Hài thanh: + Giữa các dòng thơ có sự đan xen vần B – T – B hoặc T – B – T. OLM.VN, BINGCLASS.COM 2 + Giữa các niêm 2 – 3, 1 – 4 phải cùng vần với nhau. + Giữa các cặp đối 1 – 2, 3 – 4 có sự đối với nhau về vần. b. Thất ngôn bát cú: - Số tiếng: 7 tiếng, mỗi bài có 8 dòng thơ. (chia thành 4 phần: đề, thực, luận, kết) - Vần: Vần chân, độc vận. - Nhịp: 4/3. - Hài thanh: + Giữa các dòng thơ có sự đan xen vần B – T – B hoặc T – B – T. + Giữa các niêm 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, 1 – 8 phải cùng vần, cùng B hoặc cùng T. + Giữa các cặp đối 3 – 4, 5 – 6 có sự đối với nhau về v ần. (B – T đ ối là T – B ho ặc T – B đối là B – T). III. CÁC THỂ THƠ HIỆN ĐẠI - Phong trào Thơ mới (1932 – 1945) đã đem đến sự cách tân mới mẻ cho th ơ ca v ề c ả nội dung và hình thức. - Các nhà thơ đã tiếp nhận ảnh hưởng thơ Pháp và đổi mới luật thơ cũ, tạo ra các thể thơ hiện đại đa dạng, phong phú: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng,… vừa ti ếp nối luật thơ truyền thống vừa có sự cách tân. B. LUYỆN TẬP * Cách gieo vần - Trong hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát trong bài Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm): vần chân và vần lưng (nguyệt – mịt; mây – tay). - Trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh): vần chân và độc vận (một vần) (vần “a ”: xa, hoa, nhà). * Cách ngắt nhịp - Trong hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát trong bài Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm): theo nhịp 3/4 Trống Tràng thành / lung lay bóng nguyệt OLM.VN, BINGCLASS.COM 3 Khói Cam Tuyền / mờ mịt thức mây. - Trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh): theo nhịp 4/3 * Hài thanh - Trong hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát trong bài Chinh Phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm). TBBBBTT TBBTTTB - Trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) TTBBTTB BBTTTBB TBBTBBT BTBBTTB OLM.VN, BINGCLASS.COM 4