Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Luật thơ (ngữ văn 12)

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 12 tháng 2 2020 lúc 9:22:46


Mục lục
* * * * *

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ

1. Luật thơ:

- Là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,… trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu nhất định.

- Có 3 nhóm chính:

+ Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát...

+ Các thể thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn…

+ Các thể thơ hiện đại: thơ tự do, năm tiếng, bảy tiếng…

2. Cấu tạo:

- Tiếng tạo nên dòng thơ, bài thơ, thể thơ.

- Tiếng gồm 3 phần: phụ âm đầu, vần và thanh điệu. Vần được hiệp với nhau theo quy tắc, giúp xác định luật thơ.

Ví dụ:  Trong đầm gì đẹp bằng sen

   Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

- Tiếng có 6 thanh, chia làm 2 loại:

+ Thanh bằng (thanh ngang, thanh huyền)

+ Thanh trắc (thanh sắc, hỏi, ngã, nặng)

- Tiếng chứa thanh tạo nên nhịp điệu (nhịp chẵn 2/2 hoặc nhịp lẻ 2/3 tùy vào số tiếng). Cách hiệp vần, hài thanh, ngắt nhịp tạo nên luật thơ.

- Ngoài ra, luật thơ còn được xác định bởi số dòng thơ, quan hệ giữa các dòng, kết cấu, ý nghĩa của bài thơ.

II. MỘT SỐ THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG

1. Thể lục bát

- Số tiếng: 1 cặp lục bát gồm 1 câu lục (6 tiếng) và 1 câu bát (8 tiếng).

- Vần: Tiếng thứ 6 của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 4 hoặc 6 của câu bát.

- Nhịp: Nhịp chẵn (2/2/2)

- Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên B – T – B, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng 6, 8 dòng bát.

2. Thể song thất lục bát

- Số tiếng: cặp song thất và cặp lục bát luân phiên kế tiếp nhau.

- Vần: Hiệp vần ở mỗi cặp.

+ Cặp song thất có vần Trắc.

+ Cặp lục bát có vần Bằng.

+ Giữa cặp song thất và lục bát có vần liền.

- Nhịp: Nhịp chẵn (2/2/2)

- Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên B – T – B, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng 6, 8 dòng bát.

3. Thể ngũ ngôn Đường luật (gồm Ngũ ngôn tứ tuyệtNgũ ngôn bát cú)

- Số tiếng: 5 tiếng trong một dòng thơ

- Vần: 1 vần (độc vận), gieo vần cách.

- Nhịp lẻ: 2/3

- Hài thanh: Có sự luân phiên B – T hoặc B – B hoặc T – T ở tiếng thứ hai và thứ tư.

4. Thể thất ngôn Đường luật (gồm Thất ngôn tứ tuyệtThất ngôn bát cú)

a. Thất ngôn tứ tuyệt:

- Số tiếng: 7 tiếng, mỗi bài có 4 dòng thơ.

- Vần: Vần chân, độc vận, gieo vần cách.

- Nhịp: 4/3.

- Hài thanh:

+ Giữa các dòng thơ có sự đan xen vần B – T – B hoặc T – B – T.

+ Giữa các niêm 2 – 3, 1 – 4 phải cùng vần với nhau.

+ Giữa các cặp đối 1 – 2, 3 – 4 có sự đối với nhau về vần.

b. Thất ngôn bát cú:

- Số tiếng: 7 tiếng, mỗi bài có 8 dòng thơ. (chia thành 4 phần: đề, thực, luận, kết)

- Vần: Vần chân, độc vận.

- Nhịp: 4/3.

- Hài thanh:

+ Giữa các dòng thơ có sự đan xen vần B – T – B hoặc T – B – T.

+ Giữa các niêm 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, 1 – 8 phải cùng vần, cùng B hoặc cùng T.

+ Giữa các cặp đối 3 – 4, 5 – 6 có sự đối với nhau về vần. (B – T đối là T – B hoặc T – B đối là B – T).

III. CÁC THỂ THƠ HIỆN ĐẠI

- Phong trào Thơ mới (1932 – 1945) đã đem đến sự cách tân mới mẻ cho thơ ca về cả nội dung và hình thức.

- Các nhà thơ đã tiếp nhận ảnh hưởng thơ Pháp và đổi mới luật thơ cũ, tạo ra các thể thơ hiện đại đa dạng, phong phú: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng,… vừa tiếp nối luật thơ truyền thống vừa có sự cách tân.

B. LUYỆN TẬP

* Cách gieo vần

- Trong hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát trong bài Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm): vần chân và vần lưng (nguyệt – mịt; mây – tay).

- Trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh): vần chân và độc vận (một vần) (vần “a”: xa, hoa, nhà).

* Cách ngắt nhịp

- Trong hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát trong bài Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm): theo nhịp 3/4

       Trống Tràng thành / lung lay bóng nguyệt

       Khói Cam Tuyền / mờ mịt thức mây.

- Trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh): theo nhịp 4/3

* Hài thanh

- Trong hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát trong bài Chinh Phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm).

    T B B B B T T

    T B B T T T B

- Trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

    T T B B T T B

    B B T T T B B

    T B B T B B T

    B T B B T T B


Được cập nhật: 18 tháng 3 lúc 6:35:46 | Lượt xem: 397

Các bài học liên quan