Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Kế hoạch giáo dục bộ môn Sinh 8

08552fecdcf4891c62ec7f8465bd1e1e
Gửi bởi: Thành Đạt 27 tháng 9 2020 lúc 13:19:16 | Được cập nhật: 11 tháng 4 lúc 1:28:33 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 809 | Lượt Download: 29 | File size: 0.097792 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

7

KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC, NĂM HỌC 2020 – 2021

Môn: Sinh học; Lớp: 8A1, 8A2

Tuần

Chương, bài/chủ đề

Số tiết

Mục tiêu

Thực hiện

kiểm tra

Điều chỉnh

Kiến thức

Kĩ năng

Mở đầu

1

- Nêu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người và vệ sinh.

- Xác định được vị trí con người trong giới Động vật. 

 

1 - 3

Khái quát về cơ thể người

5

- Nêu được đặc điểm cơ thể người

- Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình. Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết.

- Mô tả được các thành phần cấu tạo của tế bào phù hợp với chức năng của chúng. Đồng thời xác định rõ tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể.

- Nêu được định nghĩa mô, kể được các loại mô chính và chức năng của chúng.

- Chứng minh phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể.

Rèn luyện kĩ năng quan sát tế bào và mô dưới kính hiển vi.

- Mục II. Lệnh ▼ trang 11: Không thực hiện

- Mục III. Thành phần hóa học của tế bào: Không dạy

- Mục II. Các loại mô: Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài

- Mục I. Lệnh ▼ trang 14;mục II.1. Lệnh ▼ trang 14;mục II.2. Lệnh ▼ trang 15 và mục II.3. Lệnh ▼ trang 15: Không thực hiện.

- Mục I. Lệnh ▼ trang 21 và mục II.2. Lệnh ▼ trang 21 : Không thực hiện

- Mục II.3. Vòng phản xạ: Khuyến khích học sinh tự đọc

4 - 6

Vận động

6

- Nêu ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống

- Kể tên các phần của bộ xương người - các loại khớp

- Mô tả cấu tạo của xương dài.

- Nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương.

- Nêu mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động.

- So sánh bộ xương của người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo (có sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới).

- Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh.

Biết sơ cứu khi nạn nhân bị gãy xương.

KT 15’

Tiết 12

Tuần 6

- Mục II. Phân biệt các loại xương: Khuyến khích học sinh tự đọc

- Mục I. Cấu tạo của xương và mục III. Thành phần hóa học tính chất của xương: Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài.

- Mục I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:

Khuyến khích học sinh tự đọc

- Mục I. Công cơ: Không dạy

- Mục II. Lệnh ▼ trang 34: Không thực hiện.

- Mục I. Bảng 11: Không thực hiện

Mục II. Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú: Không dạy

7 - 10

Tuần hoàn

8

Xác định các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan với các thành phần cấu tạo. Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong của cơ thể.

- Trình bày được khái niệm miễn dịch.

- Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.

- Nêu ý nghĩa của sự truyền máu.

- Trình bày được cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng

- Nêu được chu kì hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút)

- Trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết trong cơ thể.

- Nêu được khái niệm huyết áp.

- Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch:

- Trình bày điều hoà tim và mạch bằng thần kinh.

- Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng.

- Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim

- Vẽ sơ đồ tuần hoàn máu.

- Rèn luyện để tăng khả năng làm việc của tim.

- Trình bày các thao tác sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều.

KT 1T

Tiết 20

Tuần 10

Mục I.1. Nội dung ■ Thí nghiệm:Giáo viên mô tả thí nghiệm, không yêu cầu học sinh thực hiện.

- Mục II. Lệnh ▼ trang 52: Không thực hiện

- Mục I. Lệnh ▼ trang 54,Bảng 17.1 và mục Câu hỏi và bài tập: Câu 3: Không thực hiện

11 - 12

Hô hấp

4

- Nêu ý nghĩa hô hấp.

- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.

- Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.

- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm : khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn).

- Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.

- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.

- Trình bày phản xạ tự điều hoà hô hấp trong hô hấp bình thường.

- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.

- Sơ cứu ngạt thở-làm hô hấp nhân tạo.Làm thí nghiệm để phát hiện ra CO2 trong khí thở ra.

- Tập thở sâu.

KT 15’

Tiết 23

Tuần 12

- Mục II. Bảng 20: Khuyến khích học sinh tự đọc

- Mục II. Lệnh ▼ trang 66: Không thực hiện

- Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 2: Không thực hiện

- Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 2:Không thực hiện

13 - 17

Tiêu hoá

9

Trình bày vai trò của các cơ quan tiêu hoá trong sự biến đổi thức ăn về hai mặt lí học (chủ yếu là biến đổi cơ học) và hoá học (trong đó biến đổi lí học đã tạo điều kiện cho biến đổi hoá học).

- Trình bày sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hoá về mặt cơ học (miệng, dạ dày) và sự biến đổi hoá học nhờ các dịch tiêu hoá do các tuyến tiêu hoá tiết ra đặc biệt ở ruột

- Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột phù hợp chức năng hấp thụ, xác định con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã hấp thụ.

- Kể một số bệnh về đường tiêu hoá thường gặp, cách phòng tránh.

- Phân tích kết quả thí nghiệm về vai trò và tính chất của enzim trong quá trình tiêu hoá qua thí nghiệm hoặc qua băng hình.

Ôn tập và KT HKI Tiết 32, 33

Tuần 16, 17

- Mục I. Lệnh ▼ trang 87, ý 2 (Căn cứ…): Không dạy.

- Mục I. Lệnh ▼ trang 90:Không thực hiện.

- Mục I. Hình 29.1: Không dạy

Mục I. Hình 29.2 và nội dung liên quan: Không dạy

- Mục I. Hình 29.1: Không dạy

Mục I. Hình 29.2 và nội dung liên quan: Không dạy

17 - 20

Trao đổi chất và năng lượng

6

- Phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất giữa tế bào của cơ thể với môi trường trong - Phân biệt sự trao đổi chất giữa môi trường trong với tế bào và sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá có mối quan hệ thống nhất với nhau

- Trình bày mối quan hệ giữa dị hoá và thân nhiệt.

- Giải thích cơ chế điều hoà thân nhiệt, bảo đảm cho thân nhiệt luôn ổn định.

- Trình bày nguyên tắc lập khẩu phần đảm bảo đủ chất và lượng.

- Lập được khẩu phần ăn hằng ngày.

- Mục I. Lệnh ▼ trang 103: Không thực hiện

Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 3 và câu 4*: Không thực hiện

20 - 21

Bài tiết

3

- Nêu rõ vai trò của sự bài tiết.

- Mô tả cấu tạo của thận và chức năng lọc máu tạo thành nước tiểu.

- Kể một số bệnh về thận và đường tiết niệu. Cách phòng tránh các bệnh này.

Biết giữ vệ sinh hệ tiết niệu.

- Mục II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu:

Không dạy chi tiết cấu tạo, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài.

- Mục I. Tạo thành nước tiểu: Không dạy chi tiết, chỉ dạy sự tạo thành nước tiểu ở phần chữ đóng khung ở cuối bài.

- Mục II. Lệnh ▼ trang 127: Không thực hiện

22

Da

2

- Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan.

- Kể một số bệnh ngoài da (bệnh da liễu) và cách phòng tránh.

- Vận dụng kiến thức vào việc giữ gìn vệ sinh và rèn luyện da.

KT 15’

Tiết 44

Tuần 22

Mục I. Cấu tạo của da:Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu cấu tạo ở phần chữ đóng khung ở cuối bài.

23 - 29

Thần kinh và giác quan

13

- Nêu rõ các bộ phận của hệ thần kinh và cấu tạo của chúng.

- Khái quát chức năng của hệ thần kinh.

- Liệt kê các thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp. Xác định rõ các thành phần đó trong cơ quan phân tích thị giác và thính giác.

- Mô tả cấu tạo của mắt qua sơ đồ (chú ý cấu tạo của màng lưới) và chức năng của chúng.

- Mô tả cấu tạo của tai và trình bày chức năng thu nhận kích thích của sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản.

- Phòng tránh các bệnh tật về mắt và tai.

- Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Nêu rõ ý nghĩa của các phản xạ này đối với đời sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng.

- Nêu rõ tác hại của rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh.

Giữ vệ sinh tai, mắt và hệ thần kinh.

KT 1T

Tiết 57

Tuần 29

- Mục I. Nơron - đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh: Không dạy.

- Mục III.2. Nghiên cứu cấu tạo của tủy sống:Không dạy.

- Mục II, Mục III và Mục IV Bài 46 : Không dạy chi tiết cấu tạo, chỉ dạy vị trí và chức năng các phần.

- Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 1: Bài 46: Không thực hiện.

- Mục II. Lệnh ▼ trang 149:Không dạy.

- Mục I. Hình 48.2 và nội dung liên quan trong lệnh ▼: Không dạy

Mục II. Bảng 48.1 và nội dung liên quan: Không dạy

Mục III. Bảng 48.2 và nội dung liên quan: Không dạy

Mục Câu hỏi và bài tập câu 2: Không thực hiện

Các nội dung còn lại của bài 48: Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài.

- Mục II.1. Hình 49.3 và các nội dung liên quan: Không dạy

- Mục II.2. Cấu tạo của màng lưới: Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu các thành phần của màng lưới

Mục II. Lệnh ▼ trang 156: Không thực hiện

Mục II.3. Lệnh ▼ trang 157: Không thực hiện

29 - 31

Nội tiết

5

- Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết

- Xác định vị trí, nêu rõ chức năng của các tuyến nội tiết chính trong cơ thể có liên quan đến các hoocmôn mà chúng tiết ra (trình bày chức năng của từng tuyến).

- Trình bày quá trình điều hoà và phối hợp hoạt động của một số tuyến nội tiết.

KT 15’

Tiết 62

Tuần 31

32 - 35

Sinh sản

8

- Nêu rõ vai trò của các cơ quan sinh sản của nam và nữ.

-Trình bày những thay đổi hình thái sinh lí cơ thể ở tuổi dậy thì.

- Trình bày những điều kiện cần để trứng được thụ tinh và phát triển thành thai, từ đó nêu rõ cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.

- Nêu sơ lược các bệnh lây qua đường sinh dục và ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

Ôn tập và KT HKII

Tiết 67, 68

Tuần 34

Ngày 8 tháng 9 năm 2020

DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO TỔ TRƯỞNG LẬP BẢNG