Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

k12-20-Thiết kế Web đa nền tảng

35087369f251c177d44b3ff0f0a80da6
Gửi bởi: Trường Cao Đẳng Cơ Điện Hà Nội 12 tháng 1 2022 lúc 16:05:47 | Được cập nhật: hôm qua lúc 21:11:21 | IP: 100.117.8.155 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 173 | Lượt Download: 1 | File size: 2.260992 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN HÀ NỘI

****************************

GIÁO TRÌNH

MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THIẾT KẾ WEB ĐA NỀN TẢNG

NGÀNH/NGHỀ: THIẾT KẾ TRANG WEB

TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày…….tháng….năm ................... của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội)

(Fonst chữ Times New Roman cỡ chữ 14 chữ thường in nghiêng)

Hà Nội, năm…

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ HTML 5 & CSS3

HTML5 là phiên bản lớn tiếp theo của HTML thay thế cho HTML 4.01, XHTML 1.0, và XHTML 1.1. HTML5 là một chuẩn để cấu trúc và hiện diện nội dung trên WWW.

Chuẩn mới này kết hợp các tính năng như Video Playback và drag-and-drop mà trước đây đã phụ thuộc vào plug-ins trình duyệt thứ 3 như Adobe Flash, Microsoft Silverlight, và Google Gears.

Thành phần của HTML5

1. Phạm vi sử dụng

HTML5 được sử dụng để xây dựng các ứng dụng chạy trên PC , thiết bị di động (Smartphone , tablet,…)

2. Tổng quan cú pháp của HTML5

  • Cấu trúc chuẩn của một site HTML5

  • Ngôn ngữ HTML5 giới thiệu một số thẻ/ thành phần mới giúp cấu trúc trang web logic, thiết thực hơn.

3
.Các thành phần / thẻ mới của HTML5

  • Thẻ <header>

Thẻ <header> là thẻ chứa phần HEADER của văn bản.

Thẻ <header> thường dùng để chứa phần giới thiệu nội dung.

Bạn có thể có nhiều thẻ <header> trong một tài liệu web .

Ví dụ :

<header>

<h1>trường cơ điện</h1>

<p>logo, hình ảnh đại diện ...</p>

</header>

  • Thẻ <nav>

Thẻ <nav> định nghĩa khu vực thiết lập menu điều hướng .

Thẻ <nav> bao gồm tập hợp các link điều hướng.tuy nhiên không nhất thiết tất cả các điều hướng phải nằm trong thẻ <nav>

Ví dụ:

  • Thẻ <section>

Thẻ <section> định nghĩa các khối (block) của trang WEB .

Ví dụ :

<section>

<h1>codienhanoi</h1>

<p>tuyen sinh truong co dien ha noi</p>

</section>

  • Thẻ <article>

Thẻ <article> là thành phần thường chứa nội dung một bài viết , tin tức …

Có thể lồng thẻ <article> vào trong thẻ <section>

Thẻ <article> là lựa chọn tối ưu để chứa nội dung được đăng tải trong những ngữ cảnh khác nhau .

Thẻ <article> có thể chứa các thẻ <header>,<footer>,<section>

Ví dụ :

<article>

<h1>Giới thiệu về trường</h1>

<p>trường cao đẳng cơ điện hà nội.. </p>

</article>

  • Thẻ <aside>

Thẻ <aside> sử dụng cho vùng sidebar của website .

Sử dụng cho một vùng nội dung liên quan bên trong THẺ <section>

Ví dụ :

<aside>

<h4>codienhanoi</h4>

<p>thông tin tuyển sinh</p>

</aside>

  • Thẻ <footer>

Thẻ <footer> chỉ rõ footer của trang WEB hoặc của một khối section

Thẻ <footer> chuẩn chứa thông tin về tác giả, bản quyền, link liên kết điều khoản sử dụng, thông tin liên hệ, vv.

Bạn có thể có nhiều <footer>trong một trang web.

Ví dụ :

<footer>

<p>cơ điện hà nội</p>

<p>160 - mai dịch - cầu giấy</p>

</footer>

  • Thẻ <figure> và <figcaption>

Ở các trang báo , sách thường có tiêu đề cho hình ảnh , mục đích của nó là đưa ra chú thích cho hình ảnh .

Ở HTML5 hình ảnh và tiêu đề có thể nhóm chung vào thẻ <figure>

Ví dụ :

<figure>

<img src="codien.jpg" alt="codienhanoi" width="100%; " height="300">

<figcaption>ảnh tuyển sinh</figcaption>

</figure>

  • Thẻ <video>

Thẻ <video> cho phép nhúng video vào trang web mà không cần dùng plugin của trình duyệt

- dạng video

- Nhiều dạng video

Ví dụ :

  • Thẻ <audio>

Thẻ <audio> cho phép nhúng file âm vào thanh vào trang web mà không cần dùng plugin của trình duyệt .

- dạng audio

  • Flash

<embed> và <object> cho phép bạn nhúng flash vào trang web

Thiết kế form cơ bản

HTML5 cung cấp nhiều điều khiển trong form hơn , dễ dàng hơn cho nhà thiết kế và phát triển

  • <form action=“” method=“” enctype=“”>

  • <input type=“”>

  • <textarea rows=“” cols=“”>

  • <select multiple>

      1. Thẻ input

      1. Thẻ textarea

  • <textarea rows=“?” cols=“?”>

  • Tạo ô nhập nhiều dòng.

  • Các thuộc tính thường được sử dụng

    • @rows: số hàng nhìn thấy, nhiều hơn phải cuộn

    • @cols: số cột, mỗi cột có độ rộng bằng ký tự rộng nhất (M hoặc W)

      1. Thẻ select

4. Một số thành phần CSS3 mới:

  • Thuộc tính border-radius CSS3 (Bo Góc )

  • Thuộc tính box-shadow CSS3 ( Bóng )

  • Tạo ra gradient với hai kiểu linear và radial (

  • CSS Transition (CSS chuyển đổi)

  • CSS Animation (CSS chuyển động)

  • 2D/ 3D Transformation

  • CSS3 background, border,,

BÀI 2: GIỚI THIỆU RESPONSIVE

  1. Khái niệm về Responsive Web Design

Responsive Web Design là cách thiết kế website sử dụng HTML và CSS để tự động điều chỉnh cách hiển thị nội dung trang web luôn luôn đẹp trên tất cả các thiết bị (desktops, tablets, smart phones…) của người sử dụng truy cập.

Responsive Web Design (RWD) là xu hướng mới theo đó quy trình thiết kế và phát triển web sẽ đáp ứng mọi thiết bị và môi trường của người dùng theo các tiêu chí kích thước và chiều của màn hình thiết bị. Để làm được điều đó chúng ta sẽ sử dụng linh hoạt kết hợp các kỹ thuật bao gồm flexible grid, responsive image và CSS media query. Khi người dùng chuyển từ máy tính xách tay của họ sang iPad hay iPhone, trang web sẽ tự động chuyển đổi để phù hợp với kích thước màn hình và kịch bản xử lý. Nói cách khác, các trang web cần phải có công nghệ tự động đáp ứng theo thiết bị của người dùng. Điều này sẽ loại bỏ sự cần thiết cho nhiều thiết kế web khác nhau và giảm thiểu thời gian cũng như chi phí thiết kế web.

Responsive Web Design là gì? Từ khái niệm tới thực tế

  1. Độ phân giải màn hình

Các thiết bị mới đang được phát triển mỗi ngày và mỗi thiết bị này có thể xử lý các biến kích thước, chức năng và ngay cả màu sắc khác nhau. Một số thích dùng màn hình nhỏ, một số dùng màn hình to, có người thích dùng theo chiều dọc và có người thích dùng chiều ngang. Như chúng ta biết từ sự phổ biến của điện thoại thông minh iPhone, iPad và các dòng điện thoại Android khác có thể chuyển đổi từ dọc sang ngang theo ý thích của người dùng. Vậy người thiết kế xử lý tình huống này như thế nào?

BÀI 3: VIEWPORT TRONG THIẾT KẾ RESPONSIVE

  1. Khai báo meta viewport

Để cho trang website của bạn có thể hiển thị được Responsive thì chúng ta Khai báo tên trường meta viewport

<meta name="viewport"content="width=device-width,initial-scale=1.0">

thẻ này trong cặp <head> trong mã HTML của website.

Thẻ meta viewport nghĩa là một thẻ được thiết lập để trình duyệt hiển thị tương ứng với kích thước của màn hình. Như câu lệnh ở trên thì bạn có thể định dạng trình duyệt hiển thị cố định và tương thích với mọi thiết bị dựa trên chiều rộng của thiết bị đó (device-width) và không cho phép người dùng phóng tó, thu nhỏ, theo chiều ngang của màn hình (thiết lập initial-scale có giá trị cố định là 1.0)

2. Các giá trị trong khai báo thẻ meta viewport

  • Width : Định dạng chiều rộng của viewport

  • Device-width: Chiều rộng cố định của các thiết bị khác nhau.

  • Height : Thiết lập chiều cao của viewport.

  • Device-height : Chiều cao cố định của thiết bị.

  • Initial-scale : Định dạng mức phóng to của trình duyệt lúc ban đầu, nếu đặt giá trị là 1 có nghĩa là không phóng to, khi giá trị được thiết lập, định dạng thì người dùng không thể phóng to vì nó đã được cố định.

  • Minimum-scale : Mức phóng to tối thiểu của thiết bị với trình duyệt.

  • Maximum-scale : Mức phóng to tối đa của thiết bị với trình duyệt.

  • Muser-scalable : Cho phép người dùng có thể phóng to, có hai giá trị là yes và no.

BÀI 4: MEDIA QUERIES

1. Media CSS là gì?

Media CSS là một "công nghệ" được giới thiệu trong Css3. Nguyên tắc nó sử dụng trên thông qua các thông số kích thước màn hình được khai báo thông qua @media

Với công cụ này chúng ta có thể phân đoạn Css chúng ta ra nhiều phần khác nhau tương ứng với kích thước của các loại thiết bị. Thuộc tính này có cú pháp như sau:

@media not|only mediatype and (media feature) {

CSS-Code;

}

Trong đó mediatype gồm các thuộc tính hay sử dụng sau:

  • all: Dùng cho mọi thiết bị

  • print: Dùng cho máy in

  • screen: Dùng cho máy tính và các thiết bị smart phone

2. Sử dụng @media với các thiết bị di động và máy tính

Với danh sách các thuộc tính của @media thì ta dễ dàng phát hiện ra các thiết bị. Và sau đây là danh sách các câu query @media cho các thiết bị thông dụng.

a. Desktop First

Đối với phương pháp Desktop First giao diện của bạn sẽ được ưu tiên code sao cho phù hợp với màn hình Desktop của bạn trước rồi sau đó mới tiếp tục thêm code CSS mới vào bằng @media query sao cho giao diện và bố cục trang web của bạn phù hợp với các màn hình bé hơn lần lượt là Laptop, Tablet và Mobile. Quá trình phát triển sẽ có dạng như sau:

Đối với phương pháp Desktop First chúng ta sẽ sử dụng thuộc tính max-width như bạn thấy trong đoạn code CSS. Hay nói cách khác, giao diện của chúng ta sẽ thay đổi nếu chiều rộng (width) của màn hình hiện tại nhỏ hơn hoặc bằng các break point, mà chúng ta đặt ra ở trên.

PC first là khái niệm để chỉ tuần tự responsive giao diện từ màn hình to xuống màn hình nhỏ

Để làm việc với mô hình này chúng ta sử dụng max-width trong media query

Dưới đây là các media query điển hình mà ta cần thêm vào dự án.

/*Ipad ngang(1024 x 768)*/

@media screen and (max-width: 1024px){

}

/*Ipad dọc(768 x 1024)*/

@media screen and (max-width: 768px){

}

/*Tablet nhỏ(480 x 640)*/

@media screen and (max-width: 480px){

}

/*Iphone(480 x 640)*/

@media screen and (max-width: 320px){

}

/*Smart phone nhỏ*/

@media screen and (max-width: 240px){

}

b. Mobile First

Ngược lại đối với Desktop First thì ở phương pháp này, giao diện web của bạn sẽ được thực hiện theo hướng từ thiết bị có màn hình nhỏ (Mobile) rồi mới đến các thiết bị có màn hình lớn hơn lần lượt là Tablet, Laptop và Desktop. Tương tự với Desktop First thì chúng ta cũng sẽ sử dụng @media query của CSS để thực hiện quá trình này. Cụ thể nó sẽ như sau:

Đối với Mobile First ta sẽ sử dụng thuộc tính min-width thay vì max-width như Desktop First. Lúc này giao diện của chúng ta cũng sẽ thay đổi khi chạm các break point cụ thể nếu màn hình của chúng ta có độ rộng (width) lớn hơn hoặc bằng các break point mà chúng ta đặt ra thì (768px, 1024px). Khi bạn chạy đoạn code trên sẽ thấy kết quả thu được giống hệt với phương pháp đầu tiên, chỉ có điều cách làm ngược lại.

Nói chung với mỗi phương pháp sẽ khác nhau như sau:

/* For Mobile */

@media all and (min-width: 320px) {...}

/* For Tablet With Vertical Screen */

@media all and (min-width: 600px) {...}

/* For Tablet With Horizontal Screen */

@media all and (min-width: 1024px) {...}

/* For Desktop */

@media all and (min-width: 1280px)

Desktop First:

  • Sử dụng max-width

  • Giao diện thay đổi khi độ rộng màn hình nhỏ hơn hoặc bằng break point

Mobile First:

  • Sử dụng min-width

  • Giao diện thay đổi khi độ rộng màn hình lớn hơn hoặc bằng break point

BÀI 5: CSS GRIDVIEW

1. Grid-View là gì?

Các trang web được dựa trên một Grid-View, có nghĩa là trang được chia thành các cột, việc xây dựng 1 Grid-View chuẩn sẽ giúp công việc thực hiện responsive về sau này thuận lợi hơn rất nhiều. Xem hình minh họa dưới đây để hình dung thế nào là 1 Grid-View.

Sử dụng Grid-View rất hữu ích khi thiết kế các trang web, nó giúp bạn dễ dàng đặt các phần tử trên trang. Hình dưới đây minh họa cho 1 trang web bao gồm header, footer, 2 sidebar và phần content ở giữa, bố cục của trang web này được phân chia dựa trên 1 Grid-View.

1 Grid-View thường có 12 cột và có tổng chiều rộng là 100%, sẽ tự động co giãn khi bạn thay đổi kích thước cửa sổ trình duyệt. Xem ví dụ ở đây để thấy rõ hơn.

  1. Xây dựng 1 Responsive Grid-View

Lưu ý: Trong nội dung bài viết này Grid-View sẽ được xây dựng hoàn toàn 1 cách thủ công để chúng ta có thể hiểu rõ cơ chế hoạt động của 1 Grid-View là như thế nào, hoàn toàn không phụ thuộc vào các thư viện CSS có sẵn như Bootstrap hay Foundation.

xây dựng 1 Responsive Grid-View.

Đầu tiên đảm bảo rằng tất cả các phần tử HTML có thuộc tính box-sizing được đặt thành border-box. Điều này đảm bảo rằng các thuộc tính padding và border được bao gồm trong tổng chiều rộng và chiều cao của tất cả các phần tử. Thêm đoạn code sau vào file CSS của bạn:

Tuy nhiên, chúng ta muốn sử dụng grid-view với 12 cột, để có thể kiểm soát nhiều hơn các bố cục khác của trang web. Đầu tiên ta phải tính phần trăm cho một cột: 100% / 12 = 8.33%. Sau đó, ta tạo các class cho từng cột trong tổng số 12 cột, các class class="col-" và tỉ lệ tương ứng cho từng class đó.

CSS code:

.col-1 {width: 8.33%;}

.col-2 {width: 16.66%;}

.col-3 {width: 25%;}

.col-4 {width: 33.33%;}

.col-5 {width: 41.66%;}

.col-6 {width: 50%;}

.col-7 {width: 58.33%;}

.col-8 {width: 66.66%;}

.col-9 {width: 75%;}

.col-10 {width: 83.33%;}

.col-11 {width: 91.66%;}

.col-12 {width: 100%;}

ví dụ: Trang web chia thành một hàng, và hai cột:

HTML code:

<div class="row">

<div class="col-3">...</div> <!-- 25% -->

<div class="col-9">...</div> <!-- 75% -->

</div>

Ta sẽ có 1 trang web đơn giản với bố cục như hình dưới đây:

  1. Thiết kế website responsive với menu

Menu là một thành phần không thể thiếu cho website. Đối với kích thước màn hình desktop, menu thường để dàn trải theo chiều ngang. Nhưng với kích thước màn hình tablet hay phone, bạn sẽ không có đủ kích thước để hiển thị. Do đó, cách tốt nhất là hiển thị menu theo chiều dọc màn hình.

Sau đây sẽ là các bước thực hiện thiết kế website responsive với menu:

Bước 1: Code HTML (index.)

<!DOCTYPE >

<>

<head>

<title>Responsive website</title>

<meta name='viewport' content='width=device-width, initial-scale=1'>

<link rel="stylesheet" href="responsive.css"/>

<script src="responsive.js"></script>

</head>

<div>

<nav class="topnav" id="myTopnav">

<a href="#">Home</a>

<a href="#">About</a>

<a href="#">Contact</a>

<a href="javascript:void(0);" class="icon" onclick="myFunction()"></a>

</nav>

</div>

</>

Bước 2: Thêm CSS (responsive.css)

/* chèn màu nền trên thanh topnav */

.topnav {

background-color: #333;

overflow: hidden;

}

/* Hiển thị dạng block, căn chỉnh thanh nav */

.topnav a {

float: left;

display: block;

color: #f2f2f2;

text-align: center;

padding: 14px 16px;

text-decoration: none;

font-size: 17px;

}

/* Sử dụng hiệu ứng hover khi trỏ chuột đổi màu nền */

.topnav a:hover {

background-color: #ddd;

color: black;

}

/* Ẩn liên kết sẽ mở và đóng topnav trên màn hình nhỏ */

.topnav .icon {

display: none;

}

/*

* Khi màn hình rộng dưới 600 pixel,

* ẩn tất cả các liên kết, ngoại trừ liên kết đầu tiên ("Trang chủ").

* Hiển thị liên kết có chứa nên mở và đóng topnav (.icon)*/

@media screen and (max-width: 600px) {

.topnav a:not(:first-child) {display: none;}

.topnav a.icon {

float: right;

display: block;

}

}

/*

* Lớp "responsive" được thêm vào topnav bằng JavaScript

(hiển thị các liên kết theo chiều dọc thay vì theo chiều ngang)

* /

@media screen and (max-width: 600px) {

.topnav.responsive {position: relative;}

.topnav.responsive a.icon {

position: absolute;

right: 0;

top: 0;

}

.topnav.responsive a {

float: none;

display: block;

text-align: left;

}

}

Cấu hình thanh menu

.topnav {

background-color: #333;

overflow: hidden;

}

  • topnav: chính là class ứng với thẻ <div> - chính là thanh menu

  • background-color: #333: cài đặt màu nền cho thanh menu. Bạn có thể thay đổi tuỳ thích.

  • overflow: hidden: Thực tế, thuộc tính overflow sẽ có các giá trị là: visible, hidden, scroll, auto, inherit (bạn có thể tham khảo về overflow tại đây). Còn ở đây, khi mình đặt giá trị của overflow là hidden thì chiều cao của thanh menu sẽ được xác định bằng với phần tử trong nó - là các link. (Mình không đặt giá trị cho thuộc tính height).

Cấu hình các mục (link) trên thanh menu

.topnav a {

float: left;

display: block;

color: #f2f2f2;

text-align: center;

padding: 14px 16px;

text-decoration: none;

font-size: 17px;

}

  • float: left: để dồn các mục về phía tay trái. Cũng có thể dùng float: right để dồn menu về phía tay phải.

  • display: block: cấu hình các mục của menu là một block chứ không phải chỉ mỗi dòng chữ (link).

  • color, text-align, padding, text-decoration, font-size: những phần này đơn giản là để trang trí cho menu.

Tạo hiệu ứng khi di chuyển chuột đến các mục của menu

.topnav a:hover {

background-color: #ddd;

color: black;

}

  • a:hover: dùng để cấu hình cho thẻ <a> khi chuột hover.

  • Mình thay đổi background-color (màu nền) và color (màu chữ).

Ẩn icon (đóng mở menu) khi ở màn hình rộng

.topnav .icon {

display: none;

}

Trong đó, display: none: để ẩn class="icon".

Ẩn các mục của menu khi màn hình nhỏ

@media screen and (max-width: 600px) {

.topnav a:not(:first-child) {display: none;}

.topnav a.icon {

float: right;

display: block;

}

}

  • Ở bài này, chúng ta thiết kế theo kiểu desktop trước.

  • Sử dụng @media screen and (max-width: 600px) để cấu hình menu khi độ rộng màn hình tối đa là 600px - nghĩa là màn hình điện thoại

  • .topnav a:not(:first-child) {display: none;}: tất cả các thẻ <a> đều ẩn đi, trừ thẻ đầu tiên (home)

  • float: right: dùng để đưa link với class="icon" sang bên phải màn hình.

  • display: block: hiển thị link dạng block

Hiển thị menu khi người dùng nhấn vào icon phía bên phải

@media screen and (max-width: 600px) {

.topnav.responsive {position: relative;}

.topnav.responsive a.icon {

position: absolute;

right: 0;

top: 0;

}

.topnav.responsive a {

float: none;

display: block;

text-align: left;

}

}

Chúng ta sử dụng @media screen and (max-width: 600px) để cấu hình menu khi độ rộng màn hình tối đa là 600px. Vì trường hợp nhấn vào icon bên phải chỉ xảy ra với trường hợp màn hình nhỏ.

Ở đây, xuất hiện một lớp mà trong không có. Đó là "responsive". Thực tế là khi nhấn vào icon, mình sẽ sử dụng Javascript để add thêm class cho "topnav" (mình sẽ trình bày sau đây). Nghĩa là phần này chỉ có ý nghĩa khi người dùng nhấn vào icon bên phải màn hình.

Lúc này, menu để position:relative để các phần tử bên trong nó có thể sử dụng position:absolute.

Đối với icon, mình sẽ cho nó ở phía trên bên phải của thanh menu (position: absolute; top: 0; right: 0;)

Đối với các mục menu (link), mình cho float:none lúc này các mục menu sẽ không dồn sang trái nữa, kết hợp với display: block thì chúng sẽ chiếm trọn chiều ngang màn hình.

Chữ trên các mục menu để phía bên trái: text-align: left

Kết quả

Giao diện trên máy tính:

Giao diện trên điện thoại:

Lúc này, nếu bạn nhấn vào icon phía bên phải thanh menu thì vẫn chưa có hiện tượng gì xảy ra. Tiếp theo mình sẽ thêm phần xử lý javascript.

Bước 3: Xử lý Javascript (responsive.js)

function myFunction() {

var x = document.getElementById("myTopnav");

if (x.className === "topnav") {

x.className += " responsive";

} else {

x.className = "topnav";

}

}

Trong phần HTML chúng ta đã xét:

<a href="javascript:void(0);" class="icon" onclick="myFunction()"></a>}

Nghĩa là class="icon" sẽ thực hiện hành động trong hàm myFunction() khi nó được click.

Trước tiên, lấy phần tử với id là "myTopnav" dùng document.getElementById("myTopnav")

Lúc đầu, phần tử này chỉ thuộc lớp "topnav". Ta sẽ gán thêm giá trị lớp cho nó là "responsive": x.className += " responsive". Lúc này, các mục menu sẽ được hiển thị (theo phần css ở trên)

Khi menu đã được mở ra, nghĩa là nó sẽ thuộc 2 lớp là "topnav" và "responsive". Nếu ta nhấn vào icon phía bên phải một lần nữa thì lúc này giá trị của thuộc tính lớp sẽ chỉ là "topnav": x.className = "topnav". Và menu sẽ lại bị ẩn đi.

Kết quả khi nhấn vào icon:

BÀI 6: THIẾT KẾ TRANG WEB