Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 11

30af2d6f848b5d1d70a54b58e3b77ba8
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 23:57:29 | Được cập nhật: 9 tháng 4 lúc 11:33:51 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 538 | Lượt Download: 15 | File size: 0.095232 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ 6:

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC, TỰ ÔN TẬP

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11

HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020

A. PHẦN VĂN BẢN

VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Tác giả: (1916 – 1985):

- Tên thật: Ngô Xuân Diệu; Quê: Can lộc – Hà tĩnh.

- Là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ mới.

- Là nhà thơ gắn bó tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống. tâm hồn luôn hướng về mùa xuân, ánh sáng, tuổi trẻ và tình yêu.

- Là người có nhiều đóng góp cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

a. Xuất xứ: in trong tập Thơ Thơ (1938). Là tập thơ tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của XD trước CM/8.

b. Chủ đề: Tình yêu cuộc sống mãnh liệt, tha thiết.

II. TÌM HIỂU BÀI THƠ:

1. Bốn câu thơ đầu: Lời đề từ: Ước mơ lãng mạn:

  • Muốn “Tắt nắng”, “Buộc gió”: Ước mơ vô lí không bao giờ thực hiện được nhằm níu kéo, lưu giữ sắc màu của cuộc sống => Biểu hiện của tâm lí sợ thời gian trôi, mọi vật mất đi.

2. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống:

* Hình ảnh thơ: ong bướm, hoa lá, yến anh, đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, hàng mi chớp sáng, thần Vui gõ cửa… -> Hình ảnh của thiên nhiên, cuộc sống tình tứ, gợi cảm đẹp tựa chốn thiên đường.

  • Cảnh vật được nhìn bằng con mắt của một người đang yêu: đắm say, si mê và tràn trề hạnh phúc.

* Ngôn từ: Độc đáo, mới lạ. So sánh liên tưởng bất ngờ, táo bạo (“Tháng giêng…môi gần”).

=> Tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt, đắm say.

3. Quan niệm về thời gian – tuổi trẻ và tình yêu – Lẽ sống vội vàng:

- Quan niệm truyền thống về thời gian: Thời gian khách quan, tuần hoàn theo qui luật, chu kì luân hồi.

- Đến XD: có sự thức tỉnh của ý thức cá nhân nên thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. Mỗi phút trôi qua là mất đi vĩnh viễn.

- Nhà thơ gắn liền tuổi trẻ với mùa xuân và đưa ra quan niệm mới mẻ: Thời gian, tuổi trẻ, mùa xuân của một đời người ngắn ngủi, hạn hẹp, mất mát, chia lìa -> Tâm trạng ngậm ngùi nuối tiếc mùa xuân, tuổi trẻ.

- Kiểu câu biện luận, giọng thơ tranh luận nhưng chất chứa cảm xúc đau xót, ngậm ngùi…

4. Lời giục giã hãy sống vội vàng:

- Hình ảnh thơ: Sự sống mơn mởn, cánh bướm tình yêu, non nước, cây, cỏ rạng…

- Từ ngữ: từ láy, theo cấp độ tăng dần kết hợp động từ chỉ cảm xúc mạnh…

=> Ước muốn mãnh liệt, trào dâng như những đợt sóng. Nhà thơ kêu gọi: Hãy vội vàng tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc sống, mọi lạc thú tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu… một cách đắm say, cuồng nhiệt, hết mình.

5. Kết luận:

Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, hết mình, hãy trân quý từng giây phút sống của cuộc đời nhất là những năm tháng tuổi trẻ.

Nghệ thuật điêu luyện: sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí. Giọng điệu say mê, sôi nổi cùng những sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ và hình ảnh thơ.

B. LUYỆN TẬP:

1. Xác định tư tưởng chủ đạo của bài thơ?

2. Liên hệ so sánh với cách sống ăn chơi sa đọa của một bộ phận thanh niên… để phân biệt được sự khác nhau của lối sống vội vàng. Từ đó thấy được nhân sinh quan tích cực của nhà thơ.

3.

a. Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:

… “ Ta muốn ôm

………………………

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!”

(Vội vàng – Xuân Diệu).

b. Cảm nhận về thời gian và cuộc đời của XD trong đoạn thơ sau:

… “ Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua.

………………………………………………..

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa”.

TRÀNG GIANG – HUY CẬN

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Tác giả: (1919 – 2005):

- Tên thật: Cù Huy Cận; Quê: Hương sơn – Hà tĩnh

- Là cây bút tiêu biểu của phong trào Thơ mới. thơ ông hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí, giàu cảm hứng trước thiên nhiên bao la, rộng lớn.

2. Bài thơ:

a. Xuất xứ: Bài thơ được rút từ tập “Lửa thiêng” (1940). Tập thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám. Cảm hứng được gợi từ một buổi chiều mùa thu, khi nhà thơ ngắm nhìn dòng sông Hồng mênh mang, vắng lặng.

b. Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên, đất nước được cảm nhận bằng tâm hồn tinh tế, giàu cảm xúc.

II. TÌM HIỂU TÁC PHẨM:

* Nhan đề và lời đề từ

- Nhan đề: Tràng giang: có hai vần “ang” đi liền nhau gợi cảm giác dài, rộng, mênh mang. Lan tỏa và ngân vang và mang màu sắc cổ điển. (So sánh với trường giang để thấy rõ hơn).

- Lời tựa: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ: bâng khuâng – nhớ.

1. Khổ 1: Nỗi buồn đìu hiu, xa vắng:

- Hình ảnh: Sóng gợn; thuyền, nước cùng trôi – sầu lên trăm ngả; cành củi khô trôi vật vờ…-> Cảnh và tình đăng đối, song song cùng biểu hiện.

- Điệp từ: điệp điệp, song song; đối: thuyền về/nước lại.

=> Khổ thơ vẽ lên khung cảnh sông nước bao la nhưng lạnh vắng. Vạn vật rời rạc, chia lìa. Sự quan sát và cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm. Cảnh vật ngấm nỗi sầu thương và gợi nhiều liên tưởng…

2. Khổ 2: Bức tranh vô biên của tràng giang.

- Từ ngữ: lơ thơ, nhỏ, gió đìu hiu, vãn chợ chiều; bến cô liêu…gợi nỗi hắt hiu, vắng vẻ.

- Hình ảnh: nắng xuống/chiều lên, sâu chót vót: đầy sáng tạo mới mẻ. Bức tranh không gian ba chiều: cao, rộng, sâu

=> Không gian rộng lớn, bao la vô cùng vô tận. Con người trở nên bé nhỏ, cô đơn đến rợn ngợp và cảm thấy lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian.

3. Khổ 3: Niềm khao khát cuộc sống:

- Hình ảnh bèo dạt hàng nối hàng, chuyến đò, cây cầu: giàu sức gơi.

- Từ ngữ: về đâu, không (2 lần) tô đậm cái mênh mông, cô đơn lặng lẽ vì thiếu hoạt động của con người, thiếu sự sống.

=> Tâm trạng cô đơn khao khát được giao hòa với cuộc đời. Nỗi n cá nhân hòa vào nỗi buồn nhân thế (đặc trưng của Thơ mới)

4. Khổ 4: Nỗi nhớ quê hương:

- Hình ảnh: mây, núi, bầu trời cao rộng, bóng chiều, cánh chim; mang màu sắc cổ điển gợi một buổi chiều thơ mộng, vũ trụ hùng vĩ, tráng lệ.

- Điệp từ: dợn dợn: nỗi buồ cứ tăng mãi lên theo những con sóng.

- Dùng ý thơ của Thôi Hiệu để diễn tả nỗi nhớ nhà da diết khôn nguôi.

=> Cái tình đối với quê hương, xứ sở thâm thầm, kín đáo mà da diết và cảm động.

5. Kết luận:

Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi”cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.

III. LUYỆN TẬP:

1. Phân tích để thấy rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

2. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ.

ĐÂY THÔN VĨ DẠ - HÀN MẶC TỬ

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: (1912 – 1940):

- Tên thật: Trần Trọng Trí; Quê: Quảng bình.

- Nổi tiếng từ sớm.

- Cuộc đời bất hạnh và ngắn ngủi.

- Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại, đau đớn. Bên cạnh những vần thơ “điên loạn”, ma quái vẫn có những bài thơ hồn nhiên, trong trẻo đến lạ thường.

- Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào và mạnh mẽ của phong trào Thơ mới.

2. Bài thơ:

a. Hoàn cảnh sáng tác: Được gợi cảm hứng từ một tình yêu đơn phương, vô vọng. Bài thơ rút từ tập thơ “Đau thương”

b. Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết và khắc khoải.

II. TÌM HIỂU TÁC PHẨM :

1. Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ:

- Mở đầu bằng một câu hỏi mang nhiều sắc thái: hỏi han, hờn trách, nhắc nhở, mời mọc: Về thăm thôn Vĩ.

- Cảnh vật: nắng hàng cau/ nắng mới lên; những khu vườn xanh mướt như ngọc: so sánh, gợi ấn tượng, cảm giác mãnh liệt.

- Hình ảnh: lá trúc, mặt chữ điền:hai hình ành đan cài tạo vẻ đẹp ẩn hiện, quyến rũ.

=> Bức tranh trong sáng, thanh tân được viết trong tâm thế của một người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khắc khoải.

2. Khổ 2: Cảnh sông nước.

- Cảnh vật: Gió: theo lối gió – Mây: đường mây: tan tác, chia lìa, rời rạc.

Dòng nước: buồn thiu; hoa bắp lay nhẹ gợi nỗi hắt hiu.

-> Cảnh vật buồn. Nhịp thơ chậm rãi, trầm tư của sông nước, mây trời xứ Huế vừa chất chứa nỗi cô đơn thấm thía của thi nhân.

- Hình ảnh: sông trăng, con thuyền: gợi nỗi niềm cô đơn.

- Những câu hỏi tu từ: thuyền ai, có kịp: đầy lo âu, khắc khoải… Tâm trạng cùa con người đang chạy đua với thời gian, với cuộc sống.

=> Yêu tha thiết cuộc sống và khát khao được sống.

3. Khổ 3: Nỗi tuyệt vọng đớn đau.

- Hình ảnh: khách đường xa, nhìn không ra, sương khói mờ nhân ảnh: gợi nỗi ám ảnh về điều không có thật.nhưng lại rất thực. Gần gũi nhưng lại xa vời.

- Điệp từ: khách đường xa: gợi nỗi mơ hồ.

- Từ ngữ: Ai biết/ ai…đậm đà? Câu hỏi gợi nỗi buồn xót xa, một nỗi ngậm ngùi nghi ngại. Yêu cuộc sống tha thiết nhưng cũng đầy mặc cảm.

4. Kết luận:

Hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế giàu liên tưởng. Bài thơ là một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.

III. LUYỆN TẬP:

1. Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

2. Anh/ Chị hiểu câu thơ: “Áo em trắng quá nhìn không ra”như thế nào? Hãy phân tích ý nghĩa của câu thơ đó.

CHIỀU TỐI

(MỘ)

HỒ CHÍ MINH

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: (1890 – 1969): Đọc tài liệu.

2 Tác phẩm:

a. Tập thơ: “Nhật kí trong tù”: Đọc tài liệu

b. Hoàn cảnh sáng tác: Viết trong một lần chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo (Trung quốc).

c. Xuất xứ: Là bài thơ thứ 31 trong tập thơ” Nhật kí trong tù”.

d. Chủ đề: vẻ đẹp tâm hồn cùa người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, cuộc sống. nghị lực phi thường và tinh thần lạc quan cách mạng.

II. TÌM HIỂU BÀI THƠ

1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên buổi chiều.

- Hình ảnh: cánh chim mỏi, chòm mây trôi: hình ảnh của thơ cổ, lấy điểm vẽ diện, lấy động tả tĩnh: không gian bao la, tĩnh lặng. Đẹp nhưng thoáng buồn.

-> Câu thơ gợi sự liên tưởng đến tâm trạng người tù: cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao. Dù mỏi mệt như tâm hồn người tù vẫn cảm nhận thiên nhiên bằng ánh mắt lưu luyến, trìu mến

=> Với những hình ảnh ước lệ, vài nét chấm phá…cảnh thiên nhiên cụ thể và sinh động. Đó chính là tình yêu thiên nhiên tha thiết của một tâm hồn thi sĩ.

2. Hai câu cuối: Bức tranh sinh hoạt.

- Hình ảnh cô gái lao động nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên, làm trung tâm của cảnh. Nghệ thuật điệp liên hoàn gợi hình ảnh cụ thể về những vòng quay nặng nề của chiếc cối xay, gợi sự vất vả của cuộc sống người dân nơi miền sơn cước. Đồng thời cũng nói lên được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: cần mẫn, chăm chỉ.

-> Bản thân người tù dù đang cô đơn, mệt mỏi nhưng vẫn hòa nhịp với cuộc sống bình dị của người dân. Cảm thông và chia sẻ với nỗi khó khăn vất vả của người lao động.

- Hình ảnh lò than rực hồng: là “nhãn tự” của bài thơ vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa tượng trưng. Vừa chỉ màu sắc vừa gợi ánh sáng và sự ấm áp, tươi vui.

=> Câu thơ là tình yêu cuộc sống, yêu con người và luôn hướng về tương lai tươi sáng… Điều đó giúp nhà thơ vượt qua mọi nỗi vất vả gian nan của kiếp lao tù.

3. Kết luận:

Bài thơ là tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại.

III. LUYỆN TẬP:

1. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ.

2. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

TỪ ẤY – TỐ HỮU

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: (1920 – 2002):

- Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành

- Quê: Thừa Thiên – Huế

- Đến với Cách mạng từ rất sớm. Năm 1938 được kết nạp vào Đảng

- Sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp Cách mạng.

- Thơ của ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

2. Bài thơ:

a. Hoàn cảnh sáng tác: Ngày được đứng vào hàng ngũ của những người cộng sản là một bước ngoặt quang trọng trong cuộc đời nhà thơ, Tố Hữu đã làm bài thơ này.

b. Xuất xứ: nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ Từ ấy.

c. Chủ đề: Niềm vui sướng hân hoan khi bắt gặp lí tưởng cộng sản và những chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng, nhận thức của nhà thơ.

II. TÌM HIỂU TÁC PHẢM

* Giải nghĩa từ: “ Từ ấy”

“Hồn khổ; kiếp phôi pha; cù bất cù bơ”: Chỉ quần chúng, nhân dân lao động cùng khổ.

1. Khổ 1: Niềm vui sướng hân hoan khi gặp được lí tưởng cộng sản:

- Những hình ảnh thơ: bừng nắng hạ, chói qua tim, vườn hoa lá, đậm hương và rộn tiếng chim: niềm vui sướng ùa đến bất ngờ, mạnh mẽ. nhà thơ đón nhận với cõi lòng rộng mở.Tâm trạng sung sướng tột độ.

- Phép so sánh liên tưởng: “mặt trời chân lí”: thái độ trân trọng, biết ơn -> coi lí tưởng cộng sản, cách mạng là mặt trời đem lại ánh sáng và sự sống, hồi sinh tâm hồn mình.

=> Niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao và lòng biết ơn với lí tưởng.

2. Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống, về con đường mình đã chọn.

- Động từ: “buộc”: thái độ tự nguyện, tự giác dấn thân. Sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi người.

- Liên từ: “với”: lặp lại kết hợp với những cặp từ liên tiếp “lòng tôi- mọi người; tình trang trải- trăm nơi; hồn tôi- hồn khổ”: Thể hiện mối dây ràng buộc với mọi người. Tạo sự gắn kết yêu thương, cảm thông chia sẻ…với quần chúng lao động.

- Điệp từ “để”: Tinh thần tự giác ngày một cao.

-> Niềm vui đã trở thành sức mạnh, lòng quyết tâm cao độ như một lời thề.

=> Thái độ sôi nổi đầy nhiệt huyết và một tấm lòng chân thành tự nguyện hòa mình vào với cách mạng, nhân dân.

3. Khổ 3: Những chuyển biến sâu sắc trong tình cảm và quan niệm về lí tưởng cộng sản của nhà thơ.

- Từ ngữ: “đã”: khẳng định chắc chắn điều đã có từ lâu.

- Điệp từ: “là”: tăng nghĩa nhấn mạnh và khẳng định rắn rỏi, dứt khoát.

- Xưng hô: “con, em, anh” tình cảm ruột thịt trong gia đình. Gần gũi, thân thiết, yêu thương.

-> Nhà thơ đã tự coi mình là một thành viên của đại gia đình cách mạng

=> Thái độ của nhà thơ: hăm hở, náo nức và niềm tin tưởng tuyệt đối vào lý tưởng CM.

4. Tổng kết:

Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng. Sự vận động trong tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

III. LUYỆN TẬP:

  1. Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.

  2. Vẻ đẹp tâm hồn của người cộng sản trẻ tuổi Tố Hữu trong bài thơ Từ ấy được thể hiện như thế nào?

  3. Dùng thao tác lập luận bình luận viết đoạn văn ngắn (10 – 15 dòng) ghi lại suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

B. PHẦN LÀM VĂN:

THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

I. LÝ THUYẾT:

1. Khái niệm: Là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác…Từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (đọc).

2. Mục đích – Yêu cầu:

a. Mục đích: tranh luận để bác bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng; bày tỏ và bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn.

b. Yêu cầu: dùng lí lẽ và dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm , lệch lạc, thiếu khoa học.

3. Cách bác bỏ.

- Bác bỏ một luận điểm, luận cứ, hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác… của luận điểm, luận cứ và lập luận.

- Khi bác bỏ cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.

II. LUYỆN TẬP:

  1. Ngữ liệu a (Sgk, T26), Nguyễn Dữ đã bác bỏ ý kiến, quan điểm nào ? Xác định cách bác bỏ và giọng văn của tác giả trong đoạn trích?

  2. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng)

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN SOẠN

LÂM NGỌC NY NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG