Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hướng dẫn soạn bài Tấm Cám số 2

3724dc022695541d74aab1fef2f86fd0
Gửi bởi: hackerdangcap 12 tháng 11 2016 lúc 16:36:03 | Được cập nhật: hôm kia lúc 13:44:17 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 622 | Lượt Download: 1 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Hướng dẫn soạn bài Tấm Cám số 2TẤM CÁM(Truyện cổ tích)I. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Truyện cổ tích là những tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượngđược hư cấu có chủ định, kể về số phận những con người bình thường trong xãhội có giai cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.Truyện cổ tích được chia thành ba loại: cổ tích về loài vật, cổ tích sinh hoạt và cổtích thần kì. Truyện cổ tích thần kì phong phú nhất và chiếm số lượng nhiều nhất.2. Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì- Sự tham gia của yếu tố thần kì là khá phổ biến (tiên, bụt, sự biến hoá thần kì,những vật có phép màu…).- Kết cấu tương đối thống nhất: Dạng kết cấu phổ biến là nhân vật chính trải quanhững phiêu lưu, hoạn nạn, thử thách, cuối cùng đạt được nguyện của mình.- Nhân vật chính phần lớn là những con người bình thường.- Mâu thuẫn, xung đột gia đình và xã hội được thể hiện dưới dạng khái quát: đấutranh giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác. 3. Tấm Cám là truyện cổ tích tiêu biểu cho loại cổ tích thần kì. Câu chuyện làcuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt giữa cái thiện và cái ác. Mẹ con Cám tàn nhẫnvà độc ác đã chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm và hơn nữa còn muốn tiêudiệt Tấm đến cùng. Thế nhưng bằng sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt, bằng ướcmơ và niềm lạc quan của người lao động, Tấm đã đứng lên chiến đấu quyết liệtvới cái ác và giành chiến thắng.II. RÈN KĨ NĂNG1. Tóm tắt cốt truyệnTấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Cha mẹ mất sớm, Tấm với dì ghẻlà mẹ của Cám. Dì ghẻ là người cay nghiệt, bắt Tấm phải làm lụng rất vất vả. Tráilại, Cám được nuông chiều. Một lần, khi đi bắt tôm tép ngoài đồng, để đượcthưởng chiếc yếm đỏ, Cám đã lừa Tấm, trút hết tép vào giỏ của mình. Tấm khóc,Bụt hiện lên bảo Tấm mang con bống còn sót lại trong giỏ về nuôi giếng. Mẹcon Cám biết chuyện, lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa, bắt bống giết thịt. Mất bống,Tấm ngồi khóc thì Bụt lại hiện ra và bảo Tấm hãy nhặt lấy xương bống bỏ vàobốn lọ chôn bốn chân giường. Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Dì ghẻ lấy gạo trộnlẫn với thóc, bắt Tấm nhà nhặt rồi cùng Cám đi trảy hội. Tấm ngồi khóc mộtmình, Bụt lại hiện ra và sai đàn chim sẻ xuống nhặt giúp, lại bảo Tấm đào các lọchôn chân giường lên để có đủ mọi thứ để đi trảy hội. Trên đường trảy hội, khiphóng ngựa qua chỗ lội Tấm đánh rơi một chiếc giày mà không kịp nhặt. Nhà vuađi qua nhặt được chiếc giày xinh xắn liền ra hạ lệnh để tất cả đàn bà con gái đixem hội ướm thử, ai đi vừa thì sẽ lấy làm vợ. Tất cả không ai ngoài Tấm đi vừachiếc giày. Tấm được rước vào cung làm vợ vua.Ngày giỗ cha, Tấm về nhà, mẹ con Cám ghen ghét bày mưu để Tấm trèo cau rồichặt gốc, giết chết Tấm. Cám vào cung thay Tấm. Tấm chết hoá thành chim vànganh quấn quýt bên vua, Cám bắt chim làm thịt vứt lông chim ra vườn. Lông chimhoá ra hai cây xoan đào, vua thấy đẹp bèn sai mắc võng nằm chơi hóng máthằng ngày, Cám sai chặt hai cây xoan đào làm khung cửi. Cám ngồi dệt, từkhung cửi phát ra tiếng oán trách. Cám đem đốt khung cửi, vứt tro ra xa hoàngcung. Từ đống tro mọc lên cây thị, đến mùa thị chỉ ra một quả và được bà lãohàng nước đem về. Hàng ngày, khi bà lão đi vắng, Tấm từ trong quả thị chui ragiúp bà mọi việc trong nhà xong lại chui trở vào. Bà lão rình biết được bèn ômchoàng lấy Tấm, nhận làm con. Một hôm vua đi chơi qua, ghé vào quán nước củabà lão, nhận ra Tấm và đón nàng về cung. Thấy Tấm ngày càng xinh đẹp, Cámhỏi, Tấm lừa Cám tự đào hố rồi sai đổ nước sôi. Cám chết, Tấm đem xác làmmắm và gửi về cho dì ghẻ. Mụ dì ghẻ ăn đến khi mắm gần hết thì thấy đầu lâucon gái, mụ lăn đùng ra chết.2. Diễn biến của truyện có thể chia thành hai giai đoạn- Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội phản ánh mâuthuẫn xoay quanh những quyền lợi về vật chất và tinh thần trong cuộc sống hàngngày.- Đoạn còn lại liên quan đến cái chết của Tấm và sự hóa thân trở đi trở lại của cô,xuất hiện những mâu thuẫn về địa vị và quyền lợi đẳng cấp (mâu thuẫn xã hội)nên tính quyết liệt của mâu thuẫn hiện rõ hơn.Diễn biến của cốt truyện cho ta hình dung về xu hướng phát triển của hai tuyếnnhân vật:- Tuyến mẹ con Cám: càng ngày càng tỏ ra độc ác hơn, tàn nhẫn hơn.- Tuyến nhân vật Tấm, từ những hành động và phản ứng yếu ớt, cô đã trở nênquyết liệt và chủ động hơn để đòi lại hạnh phúc đích thực của mình.3. Tấm sau khi chết đã hóa thân trở đi trở lại thành: chim vàng anh hai cây xoanđào khung cửi quả thị, nghĩa là đều hóa thành vật. Sự hóa thân thần kì nàyphản ánh một quan niệm của dân gian xưa: quan niệm đồng nhất giữa người vàvật. Cả bốn hình thức biến hóa này đều cho thấy vẻ đẹp về phẩm chất của nhânvật vẫn không thay đổi: bình dị và sáng trong. Bốn lần biến hóa còn cho thấy sựbiến chuyển trong thức đấu tranh của nhân vật.Ví dụ: Khi là chim vàng anh, nhìn thấy Cám đang giặt áo, chim nói: "Phơi áochồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao". Nhưng khichiếc khung cửi lên lời, nó quyết liệt hơn:Cót ca, cót kétLấy tranh chồng chịChị khoét mắt raCó thể nói nghĩa chung nhất của quá trình biến hóa ấy là thể hiện sức sốngmãnh liệt của Tấm. Sức sống ấy không thể bị tiêu diệt bởi bất cứ một thế lực nào.Và nó chính là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên chiến thắng cuối cùng củanhân vật.4. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám.Mâu thuẫn và xung đột trong truyện cổ tích này trước hết là mâu thuẫn và xungđột trong gia đình phụ quyền thời cổ đại (mâu thuẫn dì ghẻ mâu thuẫn conchồng). Nguyên nhân bắt nguồn từ việc kế thừa tài sản và hưởng những quyền lợivật chất của các thành viên (con cái) trong gia đình. Truyện cũng thấp thoángxuất hiện những mâu thuẫn xã hội (về quyền lợi và địa vị) nhưng không phải làchủ đạo. nghĩa chung nhất của tác phẩm toát lên từ mâu thuẫn giữa cái thiệnvà cái ác. Đó là cuộc đấu tranh giữa người lương thiện và những kẻ bất lương.5. Hành động Tấm giội nước sôi giết Cám, lấy xác làm mắm, gửi cho dì ghẻ ăngây nhiều tranh cãi và không ít người phản đối cho rằng hành động ấy làm mất đivẻ đẹp vẹn toàn của nhân vật Tấm. Thực ra phải hiểu rằng: trong truyền thốngcảm nhận của dân gian, người ta không quan tâm đến tính chất dã man của sựviệc. Theo quan niệm "ác giả ác báo" người ta chỉ chú đến việc cái ác bị trừngphạt như thế nào và với mức độ ra sao. Với tác giả dân gian, kết cục của mẹ conCám như vậy là thích đáng, là phù hợp với những gì mà mẹ con mụ đã gây ra.6. Những đặc trưng của thể loại truyện cổ tích thần kì được biểu hiện trong TấmCám:- Cốt truyện có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì: nhân vật Bụt, xương cábống và những lần biến hóa của nhân dân chính.- Về kết cấu, truyện có dạng: nhân vật chính phải trải qua nhiều hoạn nạn cuốicùng mới được hưởng hạnh phúc. Đây là một trong những kiểu kết cấu khá phổbiến của loại truyện cổ tích thần kì.- Truyện phản ánh những xung đột trong xã hội thời kì đã có sự phân chia giaicấp.- Kết thúc truyện có hậu mang tính nhân đạo và lạc quan.Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.