Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hồi trống cổ thành

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 7 tháng 2 2020 lúc 15:31:00


Mục lục
* * * * *

GHI NHỚ

- Hồi trống Cổ Thành là trích đoạn tiêu biểu trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

- Linh hồn của đoạn trích thâu tóm trong ba hồi trống. Đó là hồi trống thách thức, hồi trống minh oan và hồi trống đoàn tụ. Kết nghĩa anh em, bạn bè,… phải nhằm mục đích trong sáng, cao cả thì mới vững bền.

Câu 1: Vì sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công

- Trương Phi tính tình nóng như lửa, chỉ nói chuyện bằng gươm đao.

- Trương Phi cho rằng: Quan Công náu mình dưới trướng Tào Tháo thì coi như là hàng Tào, theo giặc. Vì vậy khi nghe tin Quan Công đang đến, Trương Phi trực vác mâu đâm Quan Công.

=> Trương Phi coi Quan Công là giặc, là kẻ phụ nghĩa.

Câu 2: Có thể đặt nhan đề cho đoạn trích là Hồi trống Cổ Thành vì

- Hồi trống Cổ Thành tuy chỉ xuất hiện ở phần cuối của tác phẩm nhưng là hồi trống mang ý nghĩa biểu tượng, kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.

- Hồi trống gợi âm vang chiến trận, tạo đỉnh điểm cho cuộc xung đột kịch tính.

- Hồi trống thách thức, thể hiện tính cách cương trực, dứt khoát, trung nghĩa của Trương Phi.

- Hồi trống minh oan, thể hiện khí phách, tài năng và chứng minh lòng trung của Quan Công.

- Hồi trống đoàn tụ, thể hiện tình anh em gắn kết giữa Quan Công - Trương Phi.

Câu 3

"Nóng như Trương Phi" còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai chứ không phải chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở. Điều này hoàn toàn đúng, vì:

- Nói đến tính nóng của Trương Phi là nói đến sự thiếu bình tĩnh trước những tình huống đột ngột, khó giải quyết.

- Con người Trương Phi thường phản ứng tức thì, thiếu suy nghĩ chín chắn nhưng cũng là không chịu được sự lắt léo, quanh co, sự hồ nghi, luôn muốn làm rõ trắng - đen, phải - trái.

- Cương trực, thẳng thắn là điều tốt. Tuy nhiên nếu quá nóng tính cũng tạo nên sự thô lỗ, lỗ mãng.

Câu 4: Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam Quốc vì

- Tam Quốc diễn nghĩa có âm vang của chiến trận, màu sắc hùng tráng, hơi hướng anh hùng ca. Chi tiết này vừa tạo được âm hưởng chiến trận ấy, vừa khắc họa hình tượng người anh hùng: thẳng thắng, dứt khoát, cương trực.

- Chi tiết này cũng tạo ra cao trào của truyện, tạo ra thắt nút, khiến cuộc hội ngộ và giải oan được thử thách đầy ấn tượng.

- Quan Công chém Sái Dương chỉ trong ba hồi trống. Quan Công biết rằng, không thể dùng lời lẽ để giải thích trước sự cương nghị, dứt khoát của Trương Phi mà chỉ có thể dùng hành động.

=> Chi tiết này là thước đo tài năng của Quan Công, thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi và tạo ra không khí chiến trận hào hùng thời Tam Quốc.


Được cập nhật: 11 tháng 4 lúc 22:37:11 | Lượt xem: 434

Các bài học liên quan