Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hoàng Hạc lâu. Khuê oán. Điểu minh giản

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 7 tháng 2 2020 lúc 14:10:20


Mục lục
* * * * *

I. HOÀNG HẠC LÂU (THÔI HIỆU)

Câu 1: Dụng ý của tác giả khi nhắc đến là chuyện giữa "người xưa" với "người nay", giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư và thực, giữa cảnh và tình,...

Câu 2:

Tất cả cảnh đều đẹp nhưng lại khiến người buồn bởi:

- Cảnh đẹp hoàn mỹ như người xưa cưỡi hạc bay đi mất rồi, giờ chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc => nỗi hoài cổ, trống vắng.

- Cảnh đẹp nhưng thời điểm "Nhật mộ hương quan hà xứ thị" (Trời tối rồi, đâu là quê hương?) gợi ra nỗi nhớ quê hương vời vợi.

- Ngoài ra, vì cảnh quá hoàn mĩ, nên tác giả cảm thấy bâng khuâng, cảm thấy như không thỏa mãn với chính mình, dường như đang tiếc nuối, đang mắc nợ cuộc đời. Bởi đó là cái đẹp không thể với tới, không thể nắm bắt được. Cái đẹp của cảnh dường như còn là cái đẹp thanh lọc tâm hồn, nhắc con người nhìn lại chính mình.

=> Như vậy, dù là hoài cổ, tương tư hay ý thức về bản thân thì đứng trước cảnh đẹp, nhà thơ vẫn thấy buồn. Đó là nỗi sầu nhân thế, cảm thấy nhỏ bé giữa nhân gian vời vợi, giữa cảnh đẹp hoàn mỹ.

Câu 3:

Quả đúng bài thơ có 56 chữ thì 55 chữ trước là bước chuẩn bị cho một chữ "sầu" bởi đó là kết quả của quá trình quan sát kĩ lưỡng, chiêm nghiệm, bâng khuâng:

- Cảnh đẹp gợi lại tích cũ, người xưa, nhưng người xưa đã bay đi mất.

- Cảnh đẹp nhưng khi hoàng hôn lại gợi cảm giác buồn, cô quạnh, nhớ quê hương.

- Cảnh đẹp nhưng con người cảm thấy nhỏ bé, cảm thấy nuối tiếc, chưa thỏa mãn, như mắc nợ với cuộc đời.

=> Toàn bộ bài thơ tả cảnh nhưng ấp ủ, ẩn giấu trong đó là nỗi lòng, tâm trạng buồn đến vô hạn của nhà thơ.

II. KHUÊ OÁN (VƯƠNG XƯƠNG LINH)

Câu 1: Sự chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ tạo cho bài thơ cấu tứ độc đáo:

- Từ tâm trạng "bất sầu bi" (không buồn lo, bi lụy) chuyển sang tâm trạng "hối" (hối tiếc, hối hận).

- Đằng sau tâm trạng ấy là sự chuyển biến về nhận thức: Nàng nhận thấy tuổi xuân của mình đang trôi đi mà phải sống vò võ, cô độc. Còn con đường chinh chiến của người chinh phu gian nan, ác liệt mà đường trở về thì mịt mù, thăm thẳm. Dường như ước vọng được hiển vinh, ước vọng chồng được lập công danh giờ đã tiêu tan. Giờ đây, chỉ còn nỗi xót thương, sầu muộn và hối hận của người chinh phụ.

Câu 2:

          "Màu dương liễu" là màu của mùa xuân, của tuổi trẻ. Đó còn là màu của li biệt, chia phôi. Khi nhìn thấy "màu dương liễu", tâm trạng của người khuê phụ thay đổi bởi giờ đây nàng mới thấy hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu, bởi cuộc chiến tranh này là phi nghĩa. Người khuê phụ giờ mới hiểu hết giá trị của sự chia li và sự phi lí của chiến tranh.

Câu 3:

          Bài thơ được coi là tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa bởi vì: Chiến tranh không chỉ gây ra cái chết thảm khốc cho những người miền biên cương, mà những người vợ, người thân vò võ chờ đợi ở nhà cũng "ăn mòn" cuộc sống của họ. Chiến tranh khiến gia đình li tán, tuổi xuân tàn phai, con cái thiếu thốn tình thương đủ đầy của cả cha và mẹ. Bởi thế mà bài thơ không có từ nào trực tiếp nhắc cảnh khốc liệt của chiến tranh nhưng vẫn được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường.

III. ĐIỂU MINH GIẢN (VƯƠNG DUY)

Câu 1:

          Nhà thơ cảm nhận được cả hoa quế rơi, mặc dù đó là loài hoa rất nhỏ. Chi tiết này cho thấy cảm nhận tinh tế, thanh nhàn trong tâm hồn thi nhân. Đồng thời ta cũng thấy được không gian buổi đêm vô cùng tĩnh mịch, thanh vắng.

Câu 2: Mối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm là mối quan hệ biện chứng:

- Qua tiếng hoa quế rơi khẽ khàng, ta thấy được sự tĩnh mịch của màn đêm.

- Qua hình ảnh trăng lên và tiếng kêu thảng thốt của con chim núi mà ta thấy được bức tranh đêm tĩnh lặng như tờ. Bởi chỉ sự thay đổi khẽ của ánh sáng (trăng lên) thôi mà cũng khiến con chim giật mình.

=> Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được nhà thơ sử dụng rất tài tình.


Được cập nhật: 11 tháng 4 lúc 22:37:05 | Lượt xem: 459

Các bài học liên quan